6 thói quen xấu khi nói chuyện

Tâm lý đạo đức ạ: http://bit.ly/TamLyDaoDuc

Chào mọi người, hôm nay chúng ta sẽ nói về 6 bệnh thường gặp khi nói chuyện. Hãy cũng xem thử để biết bản thân có bị không ạ.

  • Bệnh điện thoại.

-Hành động kiểm tra facebook, tin nhắn, đọc báo… khi nói chuyện dễ bị hiểu là mình không quan tâm tới người kia lắm. Chúng ta nên cất luôn chiếc điện thoại đi, tập trung vào việc nói chuyện mà thôi thì mới tôn trọng được người đối diện.

  • Bệnh chắc là.

Thường thì khi đã sống trên 20 tuổi, chúng ta đều có sẵn 1 đống thành kiến trong đầu. Và cái đống thành kiến này hầu như lúc nào chúng ta đem ra dùng khi nói chuyện với người khác. 

Vd: Nếu từ bé, chúng ta nghe bố mẹ kể rằng người giàu thì xấu ác thì chúng ta sẽ bị dính cái thành kiến đó vào đầu. Và khi 1 người bạn kể về 1 người giàu nào đó, chúng ta sẽ nghĩ chắc là người giàu đó xấu ác. Trong khi khách quan là người giàu hay nghèo gì cũng có tốt có xấu, kết luận tốt hay xấu gì đều là vội vàng và sẽ khiến chúng ta không thể tiếp tục nghe bạn mình nói nữa.

Để tránh tâm lý này, nhà trị liệu M. Scott Peck chia sẽ rằng: để có thể thật sự lắng nghe, phải dẹp cái tôi sang 1 bên. Điều này cũng có nghĩa là bỏ bớt ý kiến cá nhân của chúng ta. Ông nói rằng: khi cảm nhận được sự chấp nhận của bạn, người nói sẽ cảm thấy thoải mái hơn và có nhiều khả năng sẽ chia sẽ những điều mà trước giờ họ chẳng nói với ai.Mình được học rằng: mỗi người chúng ta gặp đều biết điều gì đó mà mình không biết, và đều hơn mình ở 1 điểm nào đó.

Hãy luôn lẩm nhẩm câu này trong đầu khi nói chuyện với người khác. Câu nói này sẽ giúp chúng ta tôn trọng và thật sự hứng thú vì trông chờ những điều mới lạ khi nói chuyện với người khác kể cả khi họ trông có vẻ thấp kém hơn mình. Nếu chúng ta làm được điều này thì khả năng cao là người khác rất thích nói chuyện với chúng ta đúng không ạ, trừ khi họ đang bận mà thôi 😀

  • Bệnh có không.

Một người bạn của bạn vừa đi ngang 1 nghĩa địa 1 mình vào đêm qua. Nếu chúng ta hỏi họ có sợ không, chúng ta sẽ chỉ nhận được câu trả lời là sợ hoặc không sợ và câu chuyện kết thúc. Nhưng nếu chúng ta hỏi họ cảm thấy thế nào – how do you feel ? thì sẽ nhận được câu trả lời dài hơn, thú vị hơn nhiều, từ đó câu chuyện sẽ dài ra hơn nhiều.

Tương tự với các từ who, what, where, when, why, tương ứng với ai, cái gì, ở đâu, khi nào, tại sao cũng là những câu hỏi mở rất hay để duy trì câu chuyện.

  • Bệnh biết tuốt.

Có nhiều khi người khác hỏi 1 điều mà chúng ta không biết rõ nhưng chúng ta cũng cứ trả lời như thể biết rõ, dẫn đến kết quả:

Một là khiến người khác hiểu sai, biết sai, tư duy sai và rất có thể gây ra hậu quả nghiêm trọng chỉ bởi thói quen cố gắng biết hết của chúng ta. 

Hai là nếu gặp người hiểu biết, họ sẽ biết ngay chúng ta đang nổ.Vì vậy, nếu chúng ta không biết, cứ nói không biết.

  • Bệnh mình cũng.

Nếu người khác nói về việc người thân mất, đừng nói về việc người thân mình cũng đã mất. Nếu người khác mất việc, đừng nói về việc mình cũng từng bị đuổi việc. Vì trải nghiệm của 2 người khác nhau hiếm khi nào giống nhau nên kể ra trải nghiệm của bản thân thường không giúp người kia được gì.

Khi người ta nói ra trải nghiệm đau buồn của họ, họ cần nhất là sự thông cảm, lắng nghe, thấu hiểu chứ không cần biết chúng ta đã làm gì, đã nghĩ gì khi trải qua sự kiện tương tự họ.

  • Bệnh đúng sai.

Nhà giáo dục Steven Covey nói rằng: “Hầu hết chúng không lắng nghe để thấu hiểu mà lắng nghe để trả lời.” Chúng ta trả lời vì 2 điều, 

  • Một là chúng ta đưa ra giải pháp khi nghe 1 vấn đề của ai đó. Thật ra chỉ nên đưa giải pháp khi người khác chủ động hỏi. Còn không thì chủ yếu họ chỉ cần 1 người thông cảm, thấu hiếu được nổi lòng của họ mà thôi.
  • Hai là chúng ta trả lời để nói lên cái đống thành kiến có sẵn trong đầu. Chúng ta có quyền thắc mắc, nhưng đừng bao giờ dựa trên những điều mình đã biết để kết luận người khác sai, vì mỗi người đều có những trải nghiệm khác nhau, và với những trải nghiệm đó thì mọi chuyện đều là đúng cả.

Chúng ta chưa cần phân định đúng sai khi chưa có lòng từ bi bác ái với người kia. Vì phân định đúng sai khi chưa từ bi được với người khác thì thật ra chỉ là phục vụ cho bản ngã, cái tôi, cái hơn thua muốn chứng mình mình hơn mà thôi.

Chừng nào từ bi được với người khác rồi hãy nói tới chuyện đúng sai, vì lúc này sự phân định đúng sai đều là vì muốn tốt cho người kia mà thôi.

Còn khi chưa có lòng từ bi, tốt nhất là chỉ nên nghe để hiểu, chuyện đúng sai để sau. Tuy nhiên, chữa hết bệnh này không dễ, bản thân mình nhiều lúc vẫn cứ thích tranh luận đúng sai dù chưa từ bi được với người khác. Nhưng không sao, hầu hết những bệnh mình vừa nói đều sẽ được chữa bằng TÂM LÝ ĐẠO ĐỨC. Chỉ cần có ĐẠO ĐỨC, tất cả những bệnh trên sẽ biến mất. Thế nên từ những ngày đầu làm kênh youtube này, mình đã khuyên mọi người nghe loạt bài về tâm lý đạo đức. Bạn nào chưa nghe bài giảng đó thì hãy nghe trong mô tả và comment nhé. 


Cuối cùng, mình xin chúc mọi người đều sẽ giao tiếp tốt hơn bằng cách thực hành được cái lõi khiêm hạ và vị tha. Cảm ơn mọi người đã xem clip, đừng quên like, chia sẽ và đăng kí kênh nếu thấy hữu ích. Hẹn mọi người trong clip sau ạ.

Tâm lý đạo đức ạ: http://bit.ly/TamLyDaoDuc