Bị bắt nạt ở lớp, công sở

Tình trạng bắt nạt bạo lực học đường diễn ra khắp nơi trên thế giới. Riêng ở Việt Nam, nghiên cứu của tổ chức Plan International với 3.000 học sinh của 30 trường THCS, THPT ở Hà Nội (3-9/2014) cũng cho thấy:
   80% học sinh bị bạo lực giới trong trường học ít nhất một lần.
Bạo lực, bắt nạt học đường gây nhiều tác hại đến việc phát triển thể chất và tinh thần của trẻ vị thành niên. Không những thế, có người khi lớn lên, đi làm rồi mà vẫn còn bị bắt nạt trong công sở. Vậy thì nếu chẳng may bị bắt nạt, chúng ta nên xử lý như thế nào cho phù hợp nhất?
Cách thứ nhất – Theo tâm lý:
Mời các bạn xem cách giải quyết rất nhân văn sau:
Điều mà chúng ta rút ra được từ cách giải quyết này đó là không phải người bắt nạt, bạo lực lúc nào cũng đáng ghét. Họ có thể là người đơn độc, không được bạn bè, thầy cô giáo, cha mẹ quan tâm nhiều. Điều đó làm họ cảm thấy trống trải, cô đơn và rồi phải lấy sự khoái trá khi bắt nạt người khác lấp vào khoảng trống đó.
Đối với những người bắt nạt có tâm lý như thế này, chỉ cần áp dụng cách giải quyết như trong video là được. Thay vì tránh né, sợ hãi khi gặp người bắt nạt, chúng ta hãy chủ động làm bạn với người đó, giúp đỡ người đó. Vừa là thoát khỏi sự bắt nạt mà cũng là vừa giúp chính người bắt nạt mình cảm thấy cuộc đời này không xấu như họ nghĩ và vẫn có nhiều điều tốt đẹp.
Lưu ý ở đây là thái độ khi giúp đỡ họ, chúng ta bắt buột phải khởi lên được sự cảm thông với họ, hiểu được cảm giác của họ thì mới áp dụng được. Còn nếu giúp đỡ họ mà khúm núm, sợ sệt thì sẽ làm tình hình tệ thêm vì như thế họ sẽ nghĩ chúng ta vì sợ mà nịnh bợ họ.
Vì vậy, trước khi bắt đầu làm bạn và giúp đỡ họ, chúng ta phải dành đủ thời gian để quan sát, suy nghĩ về những nỗi khổ người bắt nạt đang phải chịu đựng để có thể cảm thông, thương cảm thật sự. Khi có thể cảm thông, thương cảm thật sự rồi thì tự nhiên cảm giác sợ hãi của bản thân biến mất. Đó chính là thời điểm thích hợp để bắt đầu làm bạn và giúp đỡ người bắt nạt mình.
Cách thứ hai – Theo nhân quả:
Mặc dù cách giải quyết thứ nhất là nhân văn nhất và đem lại nhiều lợi ích nhất nhưng không phải ai cũng làm được. Có những trường hợp người bắt nạt cứ tiếp tục bắt nạt dai dẵng dù chúng ta đã cố gắng làm bạn với họ.
Nguyên nhân theo luật nhân quả là vì đời trước chúng ta đã từng ỷ mạnh hiếp yếu, gây tổn hại cho người khác, chúng sinh khác một cách dai dẵng, ai can ngăn cũng ngoan cố mặc kệ. Kết quả là đời này chúng ta cứ bị bắt nạt dai dẵng mãi. Đối với trường hợp này thì chúng ta phải làm 3 điều:
  • Một là giữ tâm không được ghét người bắt nạt mình bằng sự cảm thông như phần 1 để tránh tạo thêm oan trái.
  • Hai là khi bị bắt nạt, luôn nhớ rằng việc bị bắt nạt là “cơ hội” để đền bù cho những tổn hại mình đã gây ra cho người kia. Khi nhớ như thế thì chúng ta sẽ cảm thấy nhẹ nhàng khi bị bắt nạt.
  • Ba là nên sám hối với Phật hoặc với Chúa về những tổn hại mình đã gây ra cho người kia để oan trái mau được hóa giải. (Sám hối với Phật với Chúa là vì có khi đời trước chúng ta làm hại người A nhưng bây giờ luật nhân quả khiến cho người B tới bắt nạt mình. Vậy nên mình phải nhờ Đức Phật, Đức Chúa chuyển lời sám hối đến đúng người A)
Chúng ta cứ áp dụng 3 điều này thì 1 thời gian, oan trái được hóa giải và tự nhiên người kia hết bắt nạt chúng ta.
Đối với học sinh, nếu việc bị bắt nạt làm mình quá ám ảnh đến nỗi sợ đến trường lớp thì có thể  báo với thầy cô giáo, phụ huynh can thiệp để làm dịu bớt tình hình. Nhưng dù cho có thầy cô, cha mẹ thậm chí là các chú công an can thiệp thì cũng luôn nhớ lời Đức Phật dạy rằng:
“Hận thù diệt hận thù, đời này không thể có.
Từ bi diệt hận thù, là định luật nghìn thu.”
Tức là dù cách giải quyết là gì đi nữa thì cũng phải giữ lòng mình không ghét, không thù hận người kia, biết đó là oan trái đời trước và chủ động sám hối. Vì nếu oan trái vẫn còn thì không người này cũng sẽ có người khác đến bắt nạt chúng ta. Cách triệt để tận gốc nhất là phải hóa giải cho hết oan trái.
Tóm lại, khi bị bắt nạt chúng cần phải cố gắng thông cảm và làm bạn với chính người bắt nạt mình. Nếu vẫn bị bắt nạt thì hiểu rằng oan trái chưa hết và tiếp tục chủ động sám hối. Đối với học sinh thì trường hợp tệ nhất là phải nhờ người lớn can thiệp thì cũng không quên những điều trên.
Chúc cho các bạn đều có thể hóa giải việc bị bắt nạt triệt để nhất, tốt đẹp nhất.
Và đừng quên đăng ký, like, share nếu bạn thấy hữu ích nhé. Cảm ơn các bạn.