Bí quyết làm giàu mọi thời đại – thiên thời địa lợi nhân hòa

Tại sao bí quyết làm giàu được nói khắp nơi mà số người giàu thì vẫn rất ít? Hãy xem clip để biết vì sao và nắm được bí quyết làm giàu mọi thời đại.
Chúng ta thường nghe nhiều diễn giả dạy làm giàu hô hào mạnh mẽ thế này: hãy cứ tin sẽ thành công rồi sẽ thành công. Ngày xưa mình cũng từng say mê những buổi diễn thuyết như thế vì các buổi diễn thuyết này tạo ra cảm xúc phấn khởi, cảm giác như là Bill Gate, Mark Zuckerberg, Jack Ma làm được thì mình cũng làm được. Nó thổi phổng cái ảo tưởng của mình lớn lên đến mức giống như mình đang thành công rồi vậy. 
Và rồi khi ra về, bắt tay vào làm việc, kinh doanh khởi nghiệp sau nhiều năm rồi thì mới thấy cái thứ niềm tin đó chỉ là ảo tưởng. Giống như kiểu cứ tin mình sẽ nâng được cái tạ 100 kg mà không có 1 phương pháp luyện tập đúng đắn mà bổng nhiên 1 ngày sẽ nâng được 100kg.
Sau này, thì mình mới hiểu ra rằng: để thành công được thì ngay trong hiện tại cần cả chục yếu tố như tài năng, trí tuệ, sức khỏe, những người cộng sự tốt, hướng đi đúng, mục tiêu vừa sức ở từng giai đoạn, thái độ lạc quan nhưng không viễn vông, khả năng kiểm soát suy nghĩ, lời nói, hành động, hoàn cảnh thiên thời địa lợi … 
Yếu tố niềm tin, tự tin là tốt khi nó được xây dựng trên các yếu tố trên. Còn nếu chỉ là 1 niềm tin mơ hồ, chẳng có căn cứ, chẳng có nền tảng nào thì đó chỉ là 1 sự ảo tưởng sức mạnh.
Nói tới đây chắc sẽ có nhiều bạn hoang mang, vì niềm tin mông lung thì dễ có chứ những yếu tố bên trên không dễ gì có được. Mình biết là sẽ làm nhiều bạn hoang mang, nhưng đó là sự thật, là thực tế của cuộc sống. Phải trở về với thực tế rồi mới nói chuyện thành công được. 
Bây giờ chúng ta sẽ vào vấn đề chính, làm thế nào để biến ước mơ thành hiện thực, làm thế nào để thành công? Tất cả những yếu tố thành công mình đã nói đều gom lại thành 3 yếu tố: thiên thời địa lợi nhân hòa. Thiên thời địa lợi có thể hiểu là những hoàn cảnh thuận lợi, đúng thời điểm khi chúng ta làm một việc gì đó. Nhân hòa có thể hiểu là khả năng của bản thân có đủ để biến thiên thời địa lợi thành thành công thật sự hay không. Chúng ta hãy cùng đi tìm hiểu sâu hơn các yếu tố này liên quan với nhau  như thế nào:
Thiên thời địa lợi:
Ai làm ăn kinh doanh sẽ quen với tình trạng là ối hàng, ế hàng, tồn hàng hoặc là khan hàng, hiếm hàng, thiếu hàng… Đó là khi chúng ta dự đoán sức mua là 10 nhưng thực tế sức mua chỉ có 3, còn dư lại 7 . Hoặc là dự đoán sức mua là 10 nhưng thực tế mua tới 50, thiếu tới 40 để bán. 
Các nước Châu Âu thì vì thấy điều này nên họ có những chương trình khảo sát thị trường trước khi kinh doanh sản xuất. Tuy nhiên, khảo sát thị trường của họ cũng chỉ mang tính tương đối, nhiều lúc khảo sát đã đời rồi sản xuất ra vẫn ế như thường. Bằng chứng là cứ lâu lâu lại có 1 cuộc khủng hoảng kinh tế, hàng sản xuất thì nhiều mà rất ít người mua.
Như vậy nghĩa là thiên thời địa lợi chúng ta không quyết định được, đó là do hoàn cảnh bên ngoài tác động.
Nhân hòa:
Nhiều người cứ hô hào rằng chỉ cần đam mê là sẽ thành công. Vậy sao cầu thủ đá banh ai cũng đam mê mà có người thành công có người cũng thường thường? Hoặc là có người mê ca hát, hát cũng rất hay, hay hơn cả những ca sĩ nổi tiếng những vẫn rất ít người biết đến? 
Thật ra câu nói đam mê là sẽ thành công là 1 suy luận từ việc quan sát những người thành công. Người thành công đều có đam mê với những gì họ đang làm, tức là thành công thì có đam mê. Nhưng suy luận ngược lại là nhờ đam mê thì sẽ thành công thì lại là sai, đam mê chỉ là 1 yếu tố trong rất nhiều yếu tố của thành công, và đam mê cũng chỉ là 1 yếu tố trong nhiều yếu tố của nhân hòa, mà cho dù có nhân hòa rồi mà không có thiên thời địa lợi thì cũng không thành công.
Tóm lại, muốn thành công thì cần rất nhiều yếu tố, phân chia ra vẫn là 3 yếu tố chính: thiên thời địa lợi nhân hòa. Và tất cả những người thành công, các nhà khoa học, nhà nghiên cứu đều không thể lý giải được vì sao 3 yếu tố đó lại hội tụ cùng một thời điểm để rồi một người thành công.
Có người sẽ nói rằng chuẩn bị kĩ càng để đón thời cơ, nhưng nếu thời cơ đó cần sự chuẩn bị là 150, mà khi thời cơ đó xảy ra, mình chỉ mới chuẩn bị được 149 thì sao? Tại sao có người chuẩn bị đủ 150 còn những người khác chỉ chuẩn bị được 149, 148 khi thời cơ xảy ra?
Ngày xưa mình cũng bí quá trước những câu hỏi như thế và đành đổ thừa cho số phận cho khỏe. Sau này mình mới biết rằng, sự thật là tất cả mọi điều xảy ra với mình đều có lý do của nó, không có gì là ngẫu nhiên. Và chỉ khi nhìn thấy được tường tận quá khứ đã ảnh hưởng tới hiện tại và tương lai như thế nào thì chúng ta mới thật sự hiểu được vì sao một người thành công. Và khả năng đó thì chỉ có Đức Phật và các vị A La Hán mới có mà thôi. Và cũng vì thế mà thật sự thì chỉ có Đức Phật và các vị A La Hán mới dạy chúng ta cách để thành công chuẩn xác nhất mà thôi.
Đức Phật dạy thì rất nhiều, nhưng về chuyện thành công và giàu có thì có những điểm chính mà mình học được từ vị Thầy của mình như sau:
  • Thứ nhất: Không bao giờ mong giàu vì điều đó sẽ khiến tâm hồn ta lúc nào cũng bị dằn vặt đau khổ khi chưa đạt đến sự giàu có.
  • Thứ hai: Biết mình nghèo là do sai lầm nào đó trong quá khứ, luôn ghi nhớ việc này đồng nghĩa với việc ta cần sám hối nghiệp xưa.
  • Thứ ba: Biết rằng nhờ cảnh nghèo này mà mình thương yêu được mọi cảnh khổ trên cuộc đời, lòng biết ơn, sự hạnh phúc đối với những điều tốt nhỏ nhất,… điều mà nếu giàu chưa chắc ta có được tấm lòng này. Người có trí tuệ và đạo lý thì cảnh nghèo là điều kiện để rèn luyện tâm hồn, bản lĩnh và đạo đức, là ý chí cố gắng nỗ lực vươn lên, tạo nền tảng vững chắc cho sự thành công.
  • Thứ tư: Sống trong cảnh nghèo nhưng vẫn cố gắng chia sẻ, giúp đỡ người xung quanh, làm được việc tốt, việc thiện gì thì phải khiêm tốn, không được khoe khoan tự hào để tránh tổn phước. Nhiều người làm nhiều việc tốt, việc thiện, việc phước lắm, nhưng chỉ bị cái tật là đi kể khắp nơi, hoặc là âm thầm tự hào trong tâm. Kết quả là làm phước cả chục năm trời mà không khá lên được chỉ vì khi đi kể khắp nơi hoặc tự hào trong tâm.
  • Thứ năm: Kiên trì ít nhất 3-5 năm thì hoàn cảnh thuận lợi, tài năng mới hình thành được. Nghĩa là phải sau 3-5 năm cuộc sống mình mới bắt đầu có chuyển biến, trước thời gian đó thì hầu như không có gì thay đổi nhiều. Biết trước như thế để chúng ta kiên định với những gì Phật dạy, không biết thì chỉ cần 1-2 năm mà không thấy gì thay đổi là nản rồi từ thì mọi thứ cứ như cũ. Mà thật ra 5 năm trôi qua rất nhanh, ai lớn hơn tuổi 30 sẽ hiểu rõ điều này.
Cuối cùng, mình xin chia sẽ thêm 2 câu ngạn ngữ rất hay của người Do Thái đó là:
Nếu bạn không thể xử lý những việc nhỏ, thì những việc lớn của bạn sẽ trở nên vô nghĩa.
Bông lúa càng nhiều hạt, đầu nó càng rủ xuống. Người giỏi thường hay khiêm tốn.
Nếu các bạn thấy chia sẽ của mình hữu ích, hãy đăng ký, like & share để bạn bè và người thân cùng biết nhé. Cảm ơn các bạn ^ ^

Leave a Reply