Cách siêng năng hơn, siêng học hơn | HatBuiNho

Có phải khi bắt đầu học 1 kĩ năng, môn học nào đó bạn rất siêng năng nhưng từ từ thì tụt cảm xúc và trở nên lười biếng? Nếu vậy thì bạn hãy xem những cách sau, rất có thể bạn sẽ tìm ra cách để siêng năng hơn.

1.Công thức 10-10-10:
Thường thì tâm lý chúng ta luôn muốn chọn cái dễ trong những sự lựa chọn mà mình có, và chọn lười là cách chọn dễ nhất trong tất cả sự lựa chọn.
Để loại bỏ tâm lý này, chúng ta hãy áp dụng nguyên tắc 10-10-10 của Suzy Welcha đó là suy nghẫm tình hình sẽ ra sao sau: 10 phút nữa – 10 tháng nữa – 10 năm nữa. Trong 10 phút, thường chúng ta sẽ chọn lười. Nhưng nếu nghĩ tới 10 tháng, 10 năm thì ý muốn chọn lười sẽ giảm xuống và chúng ta sẽ dễ chọn siêng năng hơn.
2.Chấp nhận bỏ bớt:
Thường khi còn trẻ tâm lý chúng ta rất ham học, thấy gì hay cũng học. Nhưng chúng ta quên mất một điều là: sức người có giới hạn, sức học của đầu óc cũng có giới hạn.
Vd: Để học đàn chúng ta cần sức học là 50 kí, học anh văn cần sức học là 60 kí, học thiết kế đồ họa cần sức là 65 kí. Nếu chúng ta có sức học chỉ khoảng 70-80 kí thì không thể nào học cùng lúc 2 môn vì kiểu gì học vài bữa cũng đuối và bỏ cuộc.
Giải pháp ở đây là chúng ta chấp nhận bỏ bớt các môn kia, học cho xong từng môn rồi tiếp tục học môn tiếp theo. Như vậy thì dù học môn gì chúng ta cũng còn dư lại khoảng 15-30% sức học. Khi lúc nào sức học cũng dư ra như thế thì đầu óc thoải mái, thư giãn và cứ muốn học hoài.
3.Cứ chậm nhưng không dừng.
Một số bạn có khả năng học nhanh thì không cần điều này. Còn lại, đa số chúng ta đều cần nhiều thời gian để học một kĩ năng hoặc môn học nào đó. Nhưng thường thì chúng ta lại nóng vội muốn có kết quả nhanh. Chính vì muốn nhanh nhưng khi học thực tế thì không được như thế và chúng ta trở nên chán nản.
Vì vậy, trước khi học điều gì, môn gì, chúng ta cần chuẩn bị tâm lý là sẵn sàng học hoài, dù bao lâu cũng vẫn cứ học cho đến khi thành công thì thôi.
Trên thế giới có những người đến chữ viết còn không được học. Và số lượng người bất hạnh như thế lên đến 58 triệu người theo thống kê của Unesco năm 2015. Vì vậy, kể cả khi bạn bè mình học xong rồi, còn mỗi mình học chưa xong thì vẫn cứ học. Vì được học đã là 1 may mắn rồi.
4.Tình thương tạo ra siêng năng.
Có 1 điều kì lạ là có những người khi đi học rất lười, trốn học cúp tiết đủ kiểu nhưng khi lập gia đình rồi thì trở nên siêng năng làm việc. Nguyên nhân là vì người này khi còn nhỏ chỉ nghỉ đến bản thân nên chọn lười cho khỏe. Nhưng khi người này lập gia đình, vì thương vợ, thương con nên cố gắng siêng năng làm việc.
Như vậy, chúng ta có thể thấy: 1 trong những tâm lý ảnh hưởng tới mức độ siêng năng của một người đó là “số lượng người mà người đó quan tâm thương yêu”
Nếu 1 người quan tâm, thương yêu được càng nhiều người thì người ấy càng dễ trở nên siêng năng. Chính điều này làm cho các vị Thánh cứ mãi mãi siêng năng giúp đỡ, dạy dỗ con người cách sống đạo đức để con người được an vui hạnh phúc hơn.
Còn nếu 1 người chẳng quan tâm ai thì sẽ khó mà trở nên siêng năng.
Vd: 1 người không quan tâm tới sự cực khổ của người quét rác sẽ không đủ độ siêng năng để đi bỏ rác đúng chỗ.
Cũng có người chẳng thương yêu, quan tâm ai nhưng rất siêng năng vì tham vọng cá nhân của họ rất lớn. Mà sự siêng năng tạo thành từ tham vọng chỉ làm con người đau khổ về lâu dài nên chúng ta không học hỏi họ.
Tóm lại, ở đây chúng ta hãy xét lại bản thân, xem có rơi vào tâm lý vô tâm với cha mẹ, anh chị, bạn bè, đồng nghiệp, người xung quanh hay không. Nếu có, đó chính là nguyên nhân khiến chúng ta lười. Chúng ta hãy tập quan tâm tới người xung quanh, tập nghĩ cho người xung quanh thì tự nhiên có động lực để siêng năng hơn.
5.Áp dụng luật nhân quả:
Có những người cũng muốn siêng học lắm mà siêng không nổi. Vì quá khứ họ đã dè bĩu sự siêng năng của người khác, làm nản lòng người khác. Kiểu như khi thấy người làm những việc thiện như lượm rác bảo vệ môi trường thì nói: xì…mấy người này rảnh quá đi làm tào lao…
Giờ muốn siêng thì phải làm ngược lại để bù đắp: thấy ai siêng năng làm điều tốt là hết lời khen ngợi họ thật lòng, hỗ trợ người khác làm điều tốt. Khi nghiệp cũ phai dần, phước mới lớn lên thì tự nhiên sức mạnh tinh thần sẽ tăng, muốn siêng là tự nhiên siêng liền.
Bên cạnh 5 điều giúp siêng năng hơn, chúng ta cũng cần lưu ý 2 điều sau:
1.Đã siêng là phải giỏi.
Siêng năng học tập là tốt, nhưng cần lưu ý là: “siêng năng không phải là tất cả”. Có người siêng học thì sẽ giỏi, có người siêng học mà cứ trung bình hoài.
Vì vậy, chúng ta phải biết cách làm sao cho “khi đã siêng là phải giỏi luôn”, chứ đừng để siêng mà cứ trung bình hoài. Về điều này thì chỉ có ai hiểu được luật nhân quả mới làm được. Giúp người khác học tập chính là nhân lành để có quả báo học giỏi sau này.
Nếu là chúng ta chỉ học trung bình, chúng ta có thể giúp những bạn học kém. Nếu chúng ta kém thì vẫn có thể giúp bằng cách ủng hộ sách vở, đồng phục, bút viết cho các học sinh nghèo, hiếu học… Hoặc cách nào đó tùy vào trường hợp cụ thể mà chúng ta sẽ có cách riêng. Chỉ cần thật lòng giúp người khác học, lúc nào cũng muốn giúp người khác học thì tự nhiên sẽ thấy cơ hội để giúp.
2.Đã giỏi là phải giỏi bền vững.
Có những người thời gian đầu rất giỏi, nhưng về sau thì tàn lụi. Nguyên nhân là vì họ đã sử dụng tài năng của họ cho mục đích xấu, ích kỷ cá nhân và tự cao. Có những người khi giỏi rồi thì cứ giỏi hoài và càng tăng theo thời gian. Nguyên nhân là vì họ đã sử dụng tài năng của họ cho mục đích tốt, vị tha, luôn luôn khiêm tốn.
Vì vậy, khi đã giỏi rồi, chúng ta phải khôn ngoan mà dùng cái giỏi của mình cho những mục đích tốt, vị tha và luôn luôn giữ sự khiêm tốn, không bao giờ tự cho mình đã giỏi vì thực tế là: luôn luôn có người giỏi hơn mình. Nếu chúng ta chẳng thấy người giỏi hơn chỉ là vì sự hiểu biết về thế giới còn ít quá mà thôi.
“Những điều chúng ta biết chỉ là giọt nước.
Những điều chúng ta không biết là cả một dại dương.”
Issac Newton
Tóm lại là: Để siêng năng hơn, chúng ta hãy:
  • Nghĩ xa hơn tới 10 tháng nữa, 10 năm nữa;
  • Chấp nhận bỏ bớt để hoàn thành từng phần.
  • Chậm cũng được, miễn là không dừng lại.
  • Tập quan tâm, nghĩ cho người xung quanh nhiều hơn.
  • Khen những người tốt siêng năng.
  • Nhớ rằng siêng năng không phải là tất cả, hãy làm thêm những điều giúp chúng ta giỏi và giỏi bền vững.

Và đừng quên đăng ký, like, share nếu bạn thấy hữu ích nhé, cảm ơn các bạn.

Lý tưởng và tham vọng đều tạo ra sự siêng năng. Có điều là lý tưởng thì đem lại hạnh phúc, tham vọng thì đem lại đau khổ. Khác nhau về kết quả như thế nhưng 2 tư tưởng này rất dễ lẫn lộn. Vậy thì làm thế nào để có lý tưởng và tránh được tham vọng ?
Mời các bạn dành 90 phút để nghe bài giảng sau ạ: