Cách vượt qua cô đơn P2

Bài giảng về Tình thương: http://bit.ly/Tinh-Thuong

Link đăng ký miễn phí kênh Hạt Bụi Nhỏ: https://goo.gl/TAMb4N

Bạn có biết cô đơn kéo dài cũng làm tăng nguy cơ mắc các bệnh về tim mạch?  Đại học Ohio State College of Medicine còn có nghiên cứu chỉ ra rằng người cô đơn tạo ra nhiều protein gây viêm hơn người bình thường. Từ đó dễ dẫn đến bệnh tiểu đường túyp 2, bệnh viêm khớp, bệnh Alzheimer và trầm cảm thậm chí là ý nghĩ tự tử.
Như vậy, cô đơn thật sự đã có những tác hại nghiêm trọng tới sức khỏe con người. Vì thế biết cách vượt qua sự cô đơn là điều quan trọng. Ở phần 2 này, chúng ta hãy cùng đi qua các nguyên nhân tiếp theo của sự cô đơn để có thể vượt qua khi gặp phải.
 
6.Luôn muốn được công nhận.
Một người luôn muốn được công nhận, được khen ngợi vì những việc mình đã làm đã cống hiến nhưng không được thì cũng dễ tự tách mình ra khỏi mọi người và trở nên cô đơn.
Vì vậy, khi làm việc gì trong tập thể, đừng mong cầu lời khen ngợi, công nhận từ mọi người. Nếu có ai khen, ai công nhận thì cũng tốt vì người đó sẽ có phước. Nếu không có ai khen, không ai công nhận cũng tốt luôn vì mình sẽ không bị tự hào, không kiêu mạn. Miễn việc mình làm có ích cho mọi người, đem lại an vui cho mọi người là vui rồi.
7.Độc lập tự chủ quá mức.
Theo giáo sư xã hội học Eric Klinenberg tại ĐH New York, chính sự bùng nổ của mạng xã hội ảo, và việc đề cao tính độc lập, tự chủ của bản thân trong thời đại mới, lại là hai nguyên nhân chính cho căn bệnh cô đơn.
Cụ thể hơn là việc đề cao tính độc lập, tự chủ khiến con người hiếm có cơ hội giúp đỡ người khác vì đơn giản là ai cũng muốn tự chủ, tự làm hết mọi thứ mà không muốn nhờ vả ai cả. Trong khi cầu nối của xã hội lại chính là sự giúp đỡ, tương tác qua lại giữa người và người. Nếu cầu nối này bị phá vỡ, chuyện bị cô đơn là điều phải xảy ra.
Vậy nên, sự độc lập tự chủ là đúng, cần thiết nhưng không nên trở thành cực đoan. Có đôi lúc chúng ta làm được hết mọi việc nhưng cũng cần cố tình nhờ người khác làm giúp mình. Sau đó, mình sẽ tìm cơ hội giúp lại họ. Đó chính là một cách để tạo ra mối quan hệ, tạo ra tương tác xã hội và thoát khỏi sự cô đơn.
 
8.Vô cảm.
Nếu chúng ta đang cô đơn, nhưng khi gặp 1 người nghèo khổ nào đó dù không quen biết và cảm thấy thương xót họ thì tự nhiên sự cô đơn biến mất liền.
Điều này chứng tỏ rằng lòng thương người chính là 1 cách để chữa bệnh cô đơn. Lý giải cho điều này đó là vì khi mình thương người, tự nhiên có 1 cầu nối vô hình nào đó giữ mình và người kia. Mà khi cầu nối, liên kết giữa người và người được hình thành thì sự cô đơn biến mất.
Từ đây chúng ta có thể suy ra rằng, thiếu lòng thương yêu hay gọi là vô cảm sẽ làm mất kết nối giữa người và người. Mất kết nối rồi thì tự nhiên sẽ cảm thấy cô đơn.
Lưu ý đây là kết nối về mặt tinh thần. Nếu 2 người là bạn trên facebook, hoặc thậm chí là vợ chồng được kết nối với nhau bởi đứa con, hay là tờ giấy hôn thú nhưng thiếu lòng thương yêu quan tâm tới nhau thì vẫn chưa gọi là có kết nối tinh thần. Thiếu kết nối tinh thần thì cô đơn sẽ xảy ra, kể cả khi đang có vợ, có chồng, có người yêu và có 5000 người bạn trên facebook.
Vì vậy, nếu chúng ta đang cô đơn, hãy xem xét lại tâm mình. Mình có đang vô tâm, hờ hững với người xung quanh không. Người khác buồn mình có buồn theo, người khác vui mình có vui theo không. Nếu không có, nghĩa là nguồn gốc của sự cô đơn trong tâm hồn mình chính là sự vô cảm. Phát hiện ra nó rồi thì hãy loại trừ nó, thay đổi nó, tập đặt mình vào vị trí người xung quanh để có thể đồng cảm với mọi người. Ngay giây phút đó, tự nhiên sự cô đơn biến mất.
9.Bị ruồng bỏ do nghiệp.
Nếu chúng ta không rơi vào những kiểu cô đơn vừa rồi, khả năng còn lại là chúng ta đang phải trả quả báo xấu trong quá khứ.
Khi phải trả quả báo xấu trong quá khứ, mặc dù chúng ta cố gắng kết nối với mọi người, cố gắng thương yêu quan tâm con người nhưng chúng ta vẫn sẽ bị cô lập, bị cách ly.
Trường hợp này thì không được mất lòng tin, mà chúng ta hãy cứ bình thản tiếp tục quan tâm thương yêu con người, khi trả quả báo xong tự nhiên mọi người sẽ quý mến mình trở lại và sự cô đơn cũng sẽ biến mất.
10. Lý tưởng quá lớn:
(cô đơn kiểu này thì tốt nhưng thường ít khi xảy ra)
Kiểu cô đơn này thường xảy ra khi một người có lý tưởng rất đẹp, quan điểm rất tốt nhưng khác biệt quá nhiều so những người xung quanh mình. Mức độ khác biệt càng nhiều thì tự nhiên sẽ càng ít người hiểu mình, ít người đồng cảm với mình.
Vd: Trong 1 xã hội hỗn loạn, đạo đức con người bị suy kém, có những người không lo kiếm tiền, không lo giành giật hơn thua mà lại thấy chuyện nâng đạo đức của xã hội lên là quan trọng hơn, xem đó là lý tưởng của đời mình và dành rất nhiều thời gian cho nó. Những người này sẽ bị người xung quanh và xã hội cho rằng mơ mộng viễn vông phi thực tế, không ai đồng cảm, không ai tin tưởng về chuyện những người này đang làm.
Đây cũng là 1 kiểu cô đơn, nhưng mà là sự cô đơn tích cực. Thầy mình dạy trong trường hợp này là hãy cứ tiếp tục bình thản mà cô đơn, cứ tiếp tục làm từng việc nhỏ, làm vì muốn con người đạo đức hơn để con người bớt khổ chứ không cần ai công nhận. Khi đủ nhân duyên thì tự nhiên sẽ có những người giống như thế đến với mình và cùng nhau thực hiện. Đây không phải là lý thuyết mà chính mình đã chứng kiến nhiều người làm được như thế trong thực tế. Đương nhiên là phải kiên trì, thời gian có khi 2 3 năm hoặc khi lâu hơn tùy vào tình hình xã hội.
Tóm lại, dù có tới 10 lý do khiến chúng ta cô đơn, nhưng mấu chốt của vấn để chỉ là sự kết nối thông qua tình thương yêu. Nếu thương yêu được những người xung quanh thì sự cô đơn tiêu cực không thể xuất hiện. Tuy nhiên, tình thương yêu không phải muốn là có liền, đó là 1 quá trình rèn luyện đúng cách lâu dài. Nếu thấy quá khó để thương được người xung quanh, mời mọi người dành thêm 90 phút để nghe bài giảng về “Tình thương” trong mô tả hoặc comment nhé.
Chúc các bạn luôn luôn được an vui và đừng quên giúp những người cô đơn xung quanh, vì đó chính là nhân lành để phòng ngừa sự cô đơn sau này ạ.
Cảm ơn các bạn đã xem, đừng quên like share nếu bạn thấy hữu ích nhé.
Bài giảng về Tình thương: http://bit.ly/Tinh-Thuong