Cách vượt qua sự lười biếng bằng luật nhân quả | HatBuiNho

Làm sao để vượt qua sự lười biếng để thành công và hạnh phúc hơn? Hãy xem clip để biết cách vượt qua ạ.

Làm sao để vượt qua sự lười biếng để thành công và hạnh phúc hơn? Hãy xem clip để biết cách vượt qua ạ.

Những năm gần đây có những bài viết nói rằng lười biếng là dấu hiệu của thiên tài. Nhưng thật ra thiên tài còn nhiều dấu hiệu khác nữa, chứ không phải chỉ là lười biếng.

Cũng vì vậy mà có sự nhầm lẫn giữ sự lười biếng của người thường và thiên tài.

Sự lười biếng của người thường là: sự lười biếng và lười sáng tạo thêm nữa là thiếu trách nhiệm.

Còn sự lười biếng của thiên tài là: sự lười biếng và tinh thần trách nhiệm cùng với khả năng sáng tạo rất cao.

Nếu mình không phải là một thiên tài có trách nhiệm và sáng tạo, thì mình phải vượt qua sự lười biếng thì mới thành công được.

Bạn có bao giờ thắc mắc tại sao ba mẹ lại siêng năng làm việc trong khi mình thì lại lười đến thế?

Tại sao mình lại nhiệt tình giúp đỡ một người mà mình quý mến hơn là giúp đỡ một người mình ghét?

Hẳn bạn cũng đã có câu trả lời.

Câu hỏi 1: Đó là vì ba mẹ thương mình nên mới siêng làm việc để nuôi mình.

Câu hỏi 2: Là vì mình quý mến người ta nên mình mới nhiệt tình giúp người ta.

Vậy mấu chốt ở đâu là: vì có lòng thương yêu, có sự quý mến nên mới có sự siêng năng.

Từ đó suy ra rằng:

Nếu mình lười biếng có nghĩa là mình đã thiếu lòng thương yêu với những người bị ảnh hưởng bởi sự lười biếng của mình. Và cách để vượt qua sự lười biếng là tập lo lắng, quan tâm nhiều hơn tới những người bị ảnh hưởng bởi sự lười biếng của mình.

Vd:

Nếu mình lười học nghĩa là mình đã thiếu lòng thương yêu đối với cha mẹ. Vì sự lười học của mình sẽ làm ba mẹ buồn. Nếu thương cha mẹ thì phải làm cha mẹ vui bằng cách học siêng năng hơn.

Nếu mình lười làm việc nghĩa là mình đã thiếu lòng thương gia đình. Vì lười làm việc thì lương thấp, lương thấp không đủ tiền cho gia đình sống tốt được.

Nếu mình lười tập thể dục thì có thể mình quên rằng: sức khỏe mình phải tốt mới chăm sóc gia đình được. Nghe có vẻ xa xôi nhưng khoa học đã chứng minh nếu trước 30 tuổi mà ít chơi thể thao thì sau 30 tuổi sức khỏe sẽ tụt dốc rất nhanh. Lúc đó mà người trong nhà bị bệnh, mình thì lại yếu ớt thì việc lo cho người nhà được chu đáo là rất khó…

Rồi nếu mình lười bỏ rác vào thùng, vứt rác bừa bãi thì nghĩa là mình đã thiếu lòng thương người công nhân quét rác, lương ít mà rất cực. Mỗi miếng rác mình vứt ra đường là làm họ cực khổ thêm.

…..

Nói chung rất là nhiều tình huống để lười.

Và mỗi khi lười thì luôn có 1 đối tượng nào đó bị ảnh hưởng bởi sự lười biếng của mình. Bởi vì bản chất của sự lười biếng là thấy việc cần làm mà không làm. Và việc cần làm thì tùy góc nhìn. Trong gia đình thì việc gia đình, trong xã hội thì việc xã hội. Nếu bình tâm suy nghĩ thì sẽ thấy mỗi cái siêng năng hay lười biếng của mình liên quan tới nhiều người chứ không hề tách biệt…

Đây là điều mình đã rút ra khi nghe Thầy mình dạy rằng:

Nếu không có lòng thương, sự quan tâm tới nhiều người thì sẽ không có siêng năng để làm việc lớn vì cộng đồng.

Vì vậy, muốn hết lười thì mình phải khắc phục sự thờ ơ, vô tâm trong tâm hồn mình trước.

Thờ ơ, vô tâm là gốc, lười biếng chỉ là ngọn.

Đó cũng là lý do vì sao mà những năm gần đây, nhiều bài báo đưa tin về sự vô tâm, xuất hiện cùng lúc với , những bài báo về sự lười biếng. Bởi vì mình vô tâm, thờ ơ rồi thì mình phải lười biếng.

Cũng dựa vào nguyên tắc này, sự lòng thương yêu, lo lắng cho người khác cũng là nguồn gốc của nghị lực phi thường.

Nick Vujicic là một tấm gương điển hình. Thời điểm mà nghị lực phi thường xuất hiện trong anh chính là lúc anh nghĩ đến ba mẹ anh. Anh đã suýt tự tử vì buồn cái cơ thể không tay không chân của anh. Nhưng rồi anh đã quyết tâm sống cho tốt chỉ vì thương ba mẹ anh.

Vì thế, nếu mình muốn có nghị lực phi thường, hãy làm cho lòng thương yêu của mình lớn lên, lớn hơn nữa.

Rồi thì tự nhiên mình sẽ vượt qua mọi sự lười biếng dễ dàng, không những thế, khi tình thương của mình đủ rộng lớn thì sẽ có nghị lực rất phi thường như anh Nick Vujicic.

Bên cạnh đó, cũng cần tận dụng sự hiểu biết luật nhân quả như sau:

Hãy ngưỡng mộ, khen ngợi người siêng năng để trở thành người siêng năng.

Tuyệt đối không ganh tỵ người siêng năng để rồi trở thành người lười nhát vô dụng.

Đồng thời cũng tránh những cách tạo ra sự siêng năng bằng tham vọng.

Người có tham vọng lớn rất siêng năng, họ vượt qua lười biếng dễ dàng.

Nhưng siêng năng vì tham vọng thì khi đạt được tham vọng sẽ thấy vô vị, trống rỗng, và rất dễ trở nên ác độc vì tham vọng của mình.

Còn siêng năng vì lòng thương yêu thì khi thành công sẽ thấy hạnh phúc, an vui.

Tuy nhiên, nói đi cũng phải nói lại, vì không phải muốn có tình thương là có được.

Sẽ có những bạn vốn có tình thương sẵn thì chỉ cần nói đến đây là đủ để bạn vượt qua sự lười biếng.

Nhưng cũng có những bạn vì duyên nghiệp gì đó trong quá khứ mà lòng mình vẫn trơ trơ, thấy video này vô nghĩa.

Nếu vậy thì bạn cần áp dụng thêm luật nhân quả sau đây:

Mình ngưỡng mộ được Người có lòng từ bi lớn thì mình cũng dần dần có tình thương lớn.

Các bạn hãy tiếp xúc, khen ngợi những Người như thế rồi dần dần sự vô tâm, thờ ơ sẽ ra đi thay bằng tình thương lớn.

Mình sẽ làm 1 video riêng về vấn đề này, các bạn hãy Đăng ký subscribe để xem nhé.

Chúc các bạn thương yêu nhiều hơn để vượt qua sự lười biếng và thành công hạnh phúc hơn.

Hãy Like & Share nếu bạn thấy hữu ích.

 

Leave a Reply