Học cách sống tốt với mọi người, làm sao đây?

Cách sống tốt với mọi người, làm sao đây?

cách-sống-tốt-với-mọi-người-làm-sao1

Chúng ta dường như bị lạc trong một thế giới mà những tư tưởng sống tốt xấu lẫn lộn. Ta chọn cách sống lương thiện, tốt với mọi người liệu có phải là khôn ngoan? Hãy cùng thảo luận xem cách sống này sẽ đi về đâu.

Đầu tiên, ta định nghĩa cách sống tốt. Đó là cách sống có đạo đức. Một người biết sống tốt sẽ biết rèn luyện đạo đức của mình. Và đạo đức là những thôi thúc trong tâm luôn muốn đem lại lợi ích, an vui cho mọi người xung quanh. Nếu một người chưa có những thôi thúc này người đó vẫn chưa có đạo đức sâu sắc. Vì vậy người đó dù không làm gì xấu nhưng cũng chưa gọi là người tốt được.

Vậy, cách sống tốt đúng nghĩa là sống luôn biết tìm cách đem lại sự lợi ích chính đáng và sự an vui cho mọi người.

Người biết sống tốt đúng nghĩa sẽ được gì?

 Người-biết-sống-tốt-đúng-nghĩa-sẽ-được-gì

  • Thứ nhất: người đó sẽ có niềm vui khi đem lợi ích cho người khác. Đây là điều rất tự nhiên.

VD: Khi ta giúp đỡ ai đó, tự nhiên trong lòng thấy vui vui. Ai cũng vậy đúng không ạ?

  • Thứ hai: người đó còn có niềm vui khi gặp người giỏi hơn, may mắn hơn mình.

Bởi vì người đó luôn muốn người khác được an vui, hạnh phúc. Mà trong cuộc sống ta gặp người may mắn hơn, đẹp hơn, giỏi hơn rất nhiều. Nên người đó sẽ có nhiều niềm vui hơn những người luôn ganh tỵ, hơn thua với người khác.

VD: Ta có người bạn rất thân, 2 người chơi với nhau từ thời cởi truồng tắm mưa. 30 năm cùng nhau trải qua nhiều niềm vui, nỗi buồn. Bỗng 1 ngày người bạn của ta kinh doanh thành công, xây biệt thự, mua xe hơi Audi A8. Còn ta thì vẫn ở nhà cấp 4, đi xe Wave RSX Trung Quốc. Lúc đó ta sẽ cảm giác thế nào?

Có vài trường hợp:

  • 1 là thấy ganh tỵ, khó chịu với bạn.
  • 2 là chỉ thấy lòng buồn buồn và không muốn chơi với bạn nữa.
  • 3 là thấy vui mừng vì bạn mình đã giàu có, cuộc sống tốt hơn.

Cả 3 trường hợp này, ta rơi vào trường hợp nào thì ta vẫn không giàu lên hay nghèo đi. Nhưng nếu ta chọn cách sống như trường hợp 3 thì rõ ràng ta là người hạnh phúc. Còn nếu ta rơi vào trường hợp 1 và 2, rõ ràng ta là người đau khổ.

Có người nói rằng nhờ vào sự cạnh tranh, hơn thua thì chúng ta mới phát triển được. Nhưng cần phải hiểu sự cạnh tranh ở đây chính là cạnh tranh với chính mình. Chứ không không phải cạnh tranh với người khác. Sự thật là có những người đi đâu cũng hơn thua, ganh tỵ nhưng cả đời không khá nổi. Ngược lại có những người vui mừng trước thành công của người khác nhưng lại đạt được những thành công rất lớn lao.

  • Thứ ba: đó là là sự an vui hơn, may mắn và hạnh phúc hơn trong tương lai.

Vì theo luật nhân quả khách quan, những gì ta làm cho người khác sẽ trở lại với ta trong tương lai. Nếu còn thắc mắc về luật nhân quả, xin hãy tìm hiểu thêm tại đây.

Nhưng nói đi cũng phải nói lại, đó là để sống tốt, vui được trước sự thành công của người khác không dễ chút nào. Vậy nên ta mới phải học. Hãy đọc phần tiếp theo để biết cách rèn luyện như thế nào.

Làm sao để học cách sống tốt với mọi người?

Làm-sao-để-học-cách-sống-tốt-với-mọi-người

Như trên đã nói, để có thể sống tốt thật sự, đạo đức thật sự không phải dễ. Lý do là vì những bản năng xấu tự nhiên ngăn không cho ta sống hoàn toàn tốt với mọi người. Những bản năng này rất sâu kín và rất khó tự nhận biết. Những bản năng xấu này trong Đạo Phật gọi kiết sử. Những kiết sử này luôn thôi thúc ta khiến ta cứ muốn làm điều xấu để mình được lợi hoặc lười làm điều tốt. Và chính các kiết sử này khiến ta phải chịu đau khổ trong quá khứ, hiện tại và tương lai.

Chỉ có Phật và các vị A La Hán mới diệt hoàn toàn tất cả các kiết sử để có hạnh phúc tuyệt đối. Tuy ta chưa làm được vậy, nhưng để có thể sống tốt hơn, ta phải tu dưỡng từ từ. Ta phải chuyển hóa thay đổi được dần dần các bản năng xấu – kiết sử trong tâm hồn mình. Có tới 10 bản năng xấu – kiết sử trong tâm. Nhưng trong khuôn khổ bài viết này, xin chỉ nói đến kiết sử đầu tiên. Đó là thân kiến hay là sự ích kỷ.

Và để chuyển hóa được sự ích kỷ, ta cần nhận biết khi nào ta đang ích kỷ. Nghe có có vẻ lạ nhưng sự thật là đa số chúng ta sống ích kỷ mà ta không hay.

Ví dụ:

  • Đầu hẻm nơi ta ở có 1 cụ già neo đơn, không có con cái chăm sóc mà ta đi qua căn nhà xập xệ đó hàng ngàn lần trong đời chẳng hề hay biết. Nếu ta biết sống tốt thì ta phải nghĩ rằng người trong căn nhà đó chắc hẳn là khó khăn lắm.Sau đó, ta sẽ tìm hiểu và giúp đỡ cụ được chút nào hay chút đấy.
  • Hoặc khi ta đi vào 1 căn phòng có người đang ngủ, ta gây tiếng động khiến người khác thức giấc. Nếu ta biết sống tốt, khi ta đi vào căn phòng đó, ta đã cẩn thận không gây tiếng động để người kia được yên giấc.
  • Hoặc khi có 5 cái bánh mà có 6 người, ta liền cảm thấy sao khó chia quá. Nếu ta biết cách sống tốt thì ta chỉ cần chia bánh cho 5 người còn lại và nói mình không thích ăn cái bánh đó là xong. Thêm nữa là lúc đó ta vẫn an vui như thường.

Qua các ví dụ trên, ta thấy rằng không dễ để biết lúc nào mình ích kỷ, lúc nào không. Và để có thể sống tốt hoàn toàn thì lại càng không dễ dàng chút nào. Nhưng không phải là không có cách. Và cách để trở nên hoàn toàn tốt, hoàn toàn thuần thiện đó là sống theo Bát Chánh Đạo của Đức Phật Thích Ca Mâu Ni đã dạy.

Ở đây, ta không thể nói hết về Bát Chánh Đạo được nên xin quay lại với chủ đề học cách sống tốt. Ta hãy nghe bài giảng sau của Thượng Tọa Thích Chân Quang để hiểu rõ hơn và áp dụng vào đời sống của mình:

Bài giảng chung những bản năng xấu – kiết sử trong tâm

Bài giảng: Biết lỗi chính mình

Bài giảng chi tiết 10 kiết sử


Ps: Mình rất mong nhận được đóng góp thêm ý kiến từ quý độc giả để bài viết được hoàn thiện hơn. Chúc mọi người sẽ tìm ra, học được cách để sống tốt hơn, hạnh phúc hơn, an vui hơn.

Thân.

hạt bụi nhỏ

Leave a Reply