Kỹ năng giải quyết xung đột, mâu thuẫn

Kỹ năng giải quyết xung đột, mâu thuẫn là một kỹ năng rất ít được nhắc đến nhưng lại rất cần thiết. Vì xung đột, mâu thuẫn hầu như xảy ra liên tục trong cuộc sống. 

Có khi xung đột, mâu thuẫn chỉ là những chuyện nhỏ nhỏ như 2 người đi ăn, người thì thích quán ăn này, người thì thích quan ăn kia, không ai chịu chiều ai, hoặc là bạn bè ở chung phòng người thì ngủ sớm đòi tắt đèn, người ngủ trể đòi để đèn, hoặc là chuyện lớn chút như bạn bè cùng mở 1 công ty rồi mâu thuẫn về việc ai làm nhiều, ai làm ít, ai tiền nhiều, ai tiền ít…
Có khi xung đột, mâu thuẫn xuất phát từ trong con người của chính mình. Vd như 2 vợ chồng, khả năng người chồng chỉ kiếm được 6 7 triệu/tháng, về nhà thì vẫn phụ vợ việc nhà chu đáo, nhưng người vợ thấy bạn bè mua đồ hiệu, xe xịn vì có chồng làm lương 15-20 triệu, tự nhiên cảm thấy bất mãn với chồng mình, nghĩ chồng mình không có chí tiến thủ, không cầu tiến, làm cả chục năm trời lương mà vẫn 6 7 triệu/tháng. Ở đây nếu người vợ chưa nói ra thì chưa trở thành mâu thuẩn giữa 2 vợ chồng, nhưng nó đã là mâu thuẩn trong chính con người mình khi mà cứ so sánh chồng mình và chồng người ta.
Tất cả các xung đột, mẫu thuẫn dù nhỏ hay lớn, dù là bên trong hay bên ngoài đều có khả năng gây ra hậu quả nghiêm trọng. Có nhiều trường hợp mâu thuẫn, xung đột lặt vặt, chuyện nhỏ thôi nên người trong cuộc cứ kiềm nén trong lòng, không nói ra, không tìm cách giải quyết, gọi là bằng mặt nhưng không bằng lòng. Và khi dồn nén, tích tụ lâu này thì tới lúc giọt nước tràn ly, chỉ cần 1 xung đột rất nhỏ như 1 câu nói bất lịch sự cũng dẫn đến đỗ vỡ mối quan hệ thậm chí là án mạng. 
Vì vậy, giải quyết xung đột dù nhỏ là rất quan trọng, quan trọng không kém gì so với việc xây dựng sự nghiệp, xây dựng thành công. Nếu thành công lớn rồi đổ vỡ gia đình, đỗ vỡ mối quan hệ bạn bè, đồng nghiệp thì ai sẽ chia sẽ niềm vui với chúng ta? Ăn mừng một mình thì bị tự kỉ mất.
Bây giờ chúng ta hãy vào vấn đề chính là làm sao để giải quyết xung đột? Chúng ta sẽ không đi sâu vào việc giải quyết xung đột như thế nào vì có quá nhiều trường hợp, mỗi trường hợp cần một kiểu cách cụ thể khác nhau. Chúng ta sẽ chỉ đi vào thái độ khi giải quyết xung đột. Có thái độ đúng thì tự nhiên sẽ đủ sự sáng suốt để giải quyết xung đột một cách đúng đắn.
Thái độ thứ 1: Hiểu người kia đang rất stress vì xung đột với mình.
Chúng ta hãy để ý, những người đang có xích mích, mâu thuẩn với nhau thì khi họ gặp nhau, khuôn mặt luôn cau có. Tức là cả 2 người có mâu thuẩn đều đang buồn bực, đau khổ, chẳng có ai sung sướng cả.
Nếu lúc này, một trong 2 người đang mâu thuẫn thử đặt mình vào vị trí của người kia thì sẽ thấy rằng người kia đang buồn bực, đau khổ chứ chẳng vui vẻ gì khi có mâu thuẩn với mình. Vậy thì người kia cũng đáng thương chứ vì họ đang đau khổ chứ có vui vẻ gì đâu. Chúng ta thường giúp người nghèo vì họ khổ, vậy tại sao người đang gần gũi mình cũng đang đau khổ mà mình không thông cảm bỏ qua cho họ?
Khi hiểu được như thế thì tự nhiên mức độ của xung đột, mâu thuẩn sẽ giảm đi rất nhiều, chúng ta sẽ cảm thấy thư giản, thanh thản hơn rất nhiều. Và cơ hội để giải quyết xung đột một cách sáng suốt chính là lúc này.
Thái độ thứ 2: Nhìn vào mặt tích cực của người kia.
Khi xung đột xảy ra, mặc định chúng ta sẽ cho rằng người kia là người xấu, không nhiều thì ít, chắc chắn là như vậy. Và trong mắt người kia, chúng ta cũng thế. 
Nhưng sự thật là những người thân quen bên cạnh chúng ta luôn có một điểm tốt nào đó nhưng khi xung đột, tự nhiên cái cảm giác ghét người kia sẽ làm chúng ta chỉ nhìn vào mặt xấu của họ. Và ngược lại, khi có cảm tình thì chúng ta toàn nhìn vào cái tốt của người khác quên mất cái xấu của họ. Tình cảm con người là vậy.
Vì thế khi xung đột rồi thì phải tìm điểm tích cực của người kia để cân bằng lại cảm xúc của chính mình. Khi cân bằng cảm xúc rồi, bình tĩnh rồi thì sự sáng suốt mới xuất hiện để giải quyết mâu thuẩn một cách hợp lý.
Thái độ thứ 3: Nghĩ tới mục chung, mục tiêu lớn hơn.
Những người tập trung vào những điều lớn lao thì dễ dàng bỏ qua những xung đột nhỏ. Có một câu nói mình rất thích đó là: Làm đàn ông, bao dung còn không được thì tư cách gì vùng vẫy biển khơi. 
Nếu chúng ta cứ mâu thuẩn, xung đột nhỏ xíu là làm ầm cả lên thì chắc chắn không thể làm được việc lớn. Vì để làm được việc lớn, chắc chắn sẽ phải trải qua hàng ngàn chuyện xung đột, mâu thuẫn cả nhỏ lẫn lớn. Mà nếu mới gặp 1 2 xung đột, mâu thuẩn nhỏ đã không giải quyết êm xui được thì hàng ngàn mâu thuẩn, xung đột sắp tới chắc chắn không vượt qua nổi.
Thái độ thứ 4: Hiểu rằng chưa chắc bản thân đúng.
Mình đọc được một ví dụ như thế này trên một blog về tâm lý:
Nếu A + B bằng 10 thì A > B hay A < B ? Câu trả lời rõ ràng là không thể biết được vì chưa đủ điều kiện. Nhưng trong cuộc sống, chúng ta lại không làm như thế mà thường là cho kết luận ngay.
Vd: 
Khi 2 người cùng nhau làm 1 dự án, công việc nào đó. Khi dự án hoàn thành tốt đẹp, chúng ta thường nghĩ rằng: mình làm nhiều hơn người kia, ít khi nào mình nghĩ rằng mình làm ít hơn người kia. 
Trong khi thực tế thì không thể kết luận được vì có những việc nhiều khi người khác làm mà họ không kể, hoặc có những việc tuy nhỏ nhưng lại ảnh hưởng lớn… 
Kể cả khi có người thứ 3 theo dõi từng chút một công việc của mình và người kia thì kết luận cũng chưa chắc chính xác được. Vì nếu bị cảm tính chi phối kiểu như thích người này hơn người kia thì có khi dù là người ngoài cuộc nhưng vẫn kết luận sai. 
Vậy nên ai làm nhiều hơn ai là rất khó kết luận được. Nếu cứ chăm chăm kể công tính công, đầu óc cứ bị ý nghĩ làm nhiều làm ít chiếm hết rồi thì không còn đầu óc đâu mà sáng tạo, mà làm việc tiếp được.
Vậy nên chúng ta phải nghi ngờ chính kết luận của chúng ta nếu kết luận đó gây ra xung đột. Rất nhiều xung đột đều xuất phát từ một kết luận, suy luận sai lầm trong quá trình hợp tác với nhau. Luôn luôn nghi ngờ kết luận của chính mình là biểu hiện của sự thông thái của con người. Điều này đã được William Shakespeare nói qua câu nói:
Kẻ ngu dốt cho là mình thông thái, nhưng người thông thái thì biết mình là ngu dốt.
Thái độ thứ 5: Hiểu sự vô thường trước khi giải quyết xung đột.
“Tất cả của cải, vật chất, danh vọng, địa vị… đều là vô thường, không sớm thì muộn cũng sẽ mất đi, nắm giữ được lâu nhất là tới cuối đời, chẳng ai đem những thứ đó qua kiếp sau được, chỉ có kết quả của những điều thiện và kết quả của những điều ác mà chúng ta làm sẽ đi theo chúng ta mãi mãi mà thôi.”
(tuy hiện tượng đầu thai sang kiếp sau chưa được khoa học chứng minh cụ thể nhưng đã được Tiến sĩ tâm lý Ian Stevenson kiểm chứng với hơn 3000 trường hợp trên thế giới và công bố trên tạp chí Scientific Exploration)
Quay lại với câu nói về vô thường, nghe có vẻ hơi kì lạ nhưng đây chính là câu thần chú giúp chúng ta trở nên sáng suốt bình tĩnh trước khi có bất kì hành động, lời nói nào. Khi đã bình tĩnh, sáng suốt thì lời nói, hành động của chúng ta sẽ tự nhiên trở nên thấu tình đạt lý hơn. 
Vì sao hiểu sự vô thường lại có công dụng hay như thế? 
Vì khi hiểu mọi thứ đều thay đổi, đều vô thường thì tự nhiên bộ não chúng ta tự nhiên ít bị cảm tính nóng giận, bực bội điều khiển, trở nên thanh thản, bình tĩnh, sáng suốt hơn.
Vd: 2 người đang có mâu thuẩn xung đột về quyền lợi… cả tháng không giải quyết được. Đột nhiên, cả 2 biết rằng bị bệnh nan y và sẽ chết trong 3 ngày nữa. Khi biết tin này thì 2 người này sẽ thấy rằng chuyện xung đột, quyền lợi kia chẳng quan trọng nữa. Khi thấy không quan trọng nữa thì tự nhiên họ sẽ trở nên thanh thản, bình tĩnh hơn. Và nếu thấy xung đột kia chẳng có gì quan trọng, họ sẵn sàng bỏ qua làm hòa với nhau vì còn 3 ngày nữa để sống thì hơn thua nhau làm gì.
Vì vậy, khi muốn giải quyết xung đột chúng ta cần suy ngẫm về sự vô thường, chừng nào cảm thấy thanh thản, bình tĩnh rồi thì mới bắt đầu giải quyết xung đột. Khi đó thì đầu óc sẽ sáng suốt, giải quyết mọi thứ đều dễ dàng, nhẹ nhàng và chính xác hơn.
Tóm lại, để giải quyết xung đột, chúng ta cần có những thái độ như sau:
Thái độ thứ 1: Hiểu người kia đang rất stress vì xung đột với mình.
Thái độ thứ 2: Nhìn vào mặt tích cực của người kia.
Thái độ thứ 3: Nghĩ tới mục chung, mục tiêu lớn hơn.
Thái độ thứ 4: Hiểu rằng chưa chắc bản thân đúng.
Thái độ thứ 5: Hiểu sự vô thường trước khi giải quyết xung đột.
Chúc cho tất cả chúng ta đều có thể giải quyết những xung đột trong cuộc sống một cách êm xui và sáng suốt.
Và nếu lần đầu xem kênh, đừng quên đăng kí kênh, like, share nếu bạn thấy hữu ích nhé. Cảm ơn các bạn.