Làm gì khi bị nói xấu sau lưng ?

Bài giảng Ví phỏng đường đời bằng phẳng cả: http://bit.ly/Vi-Phong-Duong-Doi
Link đăng ký miễn phí kênh Hạt Bụi Nhỏ: https://goo.gl/TAMb4N
Bị nói xấu sau lưng thì làm gì là 1 vấn đề mà nhiều bạn đã gặp phải và hỏi trên kênh mình. Vì vậy mình làm video này để trả lời bổ sung thêm cho những trả lời còn thiếu sót của mình trên kênh. Hi vọng sẽ giúp ích hơn cho các bạn. Mình xin trình bày qua 4 bước như sau:
Bước 1: Xem lại mình.
Vì rất có thể chúng ta đã làm sai điều gì khiến người khác cảm thấy bức xúc nên họ phải đi nói với người khác cho bớt bức xúc.
Vd: Trong 1 lúc vội vàng nào đó chúng ta vô tình va quẹt với người khác mà không biết rồi đi luôn quên xin lỗi. Đối với nhiều người thì va quẹt 1 tí không sao, nhưng cũng sẽ có người cảm thấy việc bị va quẹt mà không được xin lỗi là 1 điều bức xúc.
Hoặc như 2 nhà hàng xóm với nhau, có 1 lúc nào đó chúng ta vô tình gây ồn ào vào lúc người khác ngủ trưa mà không hay. Điều này cũng có thể khiến cho người khác bức xúc được.
Khi 1 người bức xúc mà không tự hóa giải được thì có người sẽ nói đúng cái lỗi của chúng ta nhưng cũng có người bịa thêm chuyện để nói xấu chúng ta cho hả dạ.
Vì vậy việc đầu tiên khi bị nói xấu sau lưng là chúng ta phải xem lại chính mình trước. Ngẫm nghĩ lại bản thân đã làm gì khiến người kia bức xúc không, nếu có thì phải sửa và bù đắp sự bức xúc cho người kia. Sau khi hết bức xúc và có thiện cảm với mình thì tự nhiên họ sẽ ngừng nói xấu mình, và có khi còn nói tốt về mình nữa.
Bước 2: Tháo gỡ hiểu lầm.
Nếu sau khi tự xét mình chẳng có gì sai thì có thể lời nói xấu của người kia chỉ là sự hiểu lầm. Vì vậy hãy trực tiếp nói chuyện với người nói xấu mình để gỡ bỏ hiểu lầm.
Sau khi đã gỡ bỏ hiểu nhầm, chúng ta có thể yêu cầu họ đính chính lại lời nói xấu của họ. Tuy nhiên thường thì họ sẽ không dám tự nhận sai trước nhiều người vì sợ mất uy tín, danh dự…nên chúng ta phải thuyết phục họ thêm rằng: nếu bạn không đính chính lại thì sau này khi mọi người biết sự thật, bạn sẽ càng mất uy tín, danh dự nhiều hơn…Chúng ta chỉ nên nói vậy vì việc sửa sai là tốt cho họ chứ không nên vì sĩ diện của bản thân.
Bước 3: Thái độ đối với sự đố kỵ, ganh ghét.
Sau khi đã tháo gỡ hiểu lầm ở bước 2 mà người ta vẫn cứ tiếp tục nói xấu chúng ta thì có thể kết luận là họ đố kỵ, ganh ghét gì đó với chúng ta. Nếu là vậy thì chúng ta cần phải biết một điều là: “Ai cũng sẽ bị nói xấu”
Đức Phật có dạy: Không có ai hoàn toàn được khen hay hoàn toàn bị chê.
Một tên cướp hung bạo, ác độc, nham hiểm vẫn có thể được khen bởi những tên cướp hung bạo, ác độc khác.
Ngược lại, một người yêu môi trường đi lượm rác, kêu gọi không xả rác để bảo vệ môi trường vẫn có thể bị nói xấu là đạo đức giả như thường.
Trong thực tế, còn có người còn bị nói xấu, vu oan tới mức mất việc hoặc là đi tù luôn. Vài lời nói xấu mà chúng ta phải chịu đựng thật ra chẳng là gì so với họ. Vì vậy, hãy bình thản mà sống và cũng coi đó là cơ hội để đền trả cho những đau khổ mà mình đã gây cho người khác trong kiếp trước.
Đồng thời chúng ta cũng xem việc bị nói xấu này là cơ hội để rèn luyện bản thân. Để hiểu hơn mời các bạn nghe thêm bài giảng “Ví phỏng đường đời bằng phẳng cả” trong mô tả và comment ạ.
Bước 4. Cảm hóa.
Ở bước này thì không phải ai cũng làm được, phải là 1 người có lòng thương người đủ lớn, thương được cả người nói xấu mình, vu khống mình thì mới làm nổi.
Còn chúng ta chưa đủ lòng thương người, chúng ta có thể nghĩ đến quả báo của 1 người hay nói xấu sau lưng người khác là sẽ rơi vào cô độc khốn cùng. Tệ hơn nữa là nếu xui mà họ nói xấu, phỉ báng nhằm Bậc Thánh thì sẽ còn bị đau khổ gấp hàng ngàn lần. Khi đã thương được họ rồi thì chúng ta hãy tìm cách gây thiện cảm với họ, khi họ đã có thiện cảm với mình, hãy cho họ biết về luật nhân quả để họ sửa chữa lỗi lầm.
Cuối cùng, mình xin chúc cho tất cả chúng ta đều có đủ sự điềm tĩnh, lòng thương yêu và sự khéo léo để thực hiện được tất cả 4 bước vừa rồi mỗi khi bị nói xấu sau lưng.
Và nếu lần đầu mọi người xem kênh, đừng quên đăng ký kênh, like, share nếu mọi người thấy hữu ích ạ.
Bài giảng Ví phỏng đường đời bằng phẳng cả: http://bit.ly/Vi-Phong-Duong-Doi