Làm sao để kiềm chế và kiểm soát cơn giận | HatBuiNho

Làm sao để có thể kiềm chế và kiểm soát cơn giận hiệu quả? Hãy xem để sau này kiểm soát tốt hơn.
Tác hại của cơn giận:
Cơn giận làm chúng có những hành động lời nói sai lầm để rồi phải hối hận về sau. Cũng vì thế mà ngạn ngữ Hy lạp có câu: Hậu quả cơn nóng giận bao giờ cũng nghiêm trọng hơn nguyên nhân. Nguyên nhân cơn nóng giận thường rất nhỏ, nhưng hậu quả của cơn nóng giận thì thường là không nhỏ. Ngoài ra, y học còn có những nghiên cứu cho thấy thường xuyên giận dữ còn gây ra 5 tác hại sau đối cơ thể chúng ta đó là:
1. Tổn thương gan 
2. Làn da bị xấu đi.
3. Suy thoái não.
4. Hại hệ thống miễn dịch 
5. Viêm loét dạ dày
Tác hại của sự giận dữ thì nhiều, vậy làm sao để kiểm soát chúng? Để có thể kiểm soát cơn giận, chúng ta cần tìm hiểu vì sao chúng ta giận để có giải pháp đúng đắn.
Nguyên nhân của cơn giận:
a. Bị tổn thương về tinh thần:
Mình bị chê bai, chửi mắng, la rầy…
b. Bị tổn thương về thể chất:
Mình bị đánh đập, va quẹt, đụng chạm…
c. Bị thiệt hại về tài sản:
Người khác làm hư hỏng, trầy xướt đồ dùng của mình…
d. Những việc xảy ra trái ngược với mong muốn của mình.
– Người khác làm trái ý mình, không nghe lời khuyên của mình.
– Làm điều gì đó mà làm mãi vẫn không được ví dụ như những việc cần sự tỉ mỉ cẩn thận thì người nóng tính rất khó làm được.
– Bị quấy rối, làm phiền khi đang làm việc, học tập, nghỉ ngơi…
Đó là nguyên nhân của cơn giận, còn cách chữa cơn giận thì có những cách như: Đếm từ 1 đến 100 mỗi khi cảm thấy tức giận, hít thở thật chậm và sâu 20 lần mỗi khi thấy giận, … Tuy nhiên thì thường khi nổi giận thì mình sẽ quên hết về các cách này. Bởi vì nó vẫn chưa giải quyết được gốc rể của cơn giận. Vậy gốc rể của cơn giận là gì?
Gốc rể của cơn giận là khi người khác đụng chạm đến cái tôi – bản ngã của mình thì mình sẽ nổi giận. Người nào cái tôi, bản ngã càng lớn thì càng dễ nổi giận. Người nào cái tôi, bản ngã càng nhỏ thì càng khó nổi giận. Chính vì thế mà Đức Phật đã dạy diệt trừ bản ngã để chúng ta không còn phải nổi giận. Khi không còn nổi giận, chúng ta sẽ ít phạm sai lầm và ít chịu đau khổ về sau.
Vậy làm thế nào để diệt trừ bản ngã? Chỉ có tu theo Bát Chánh Đạo của Phật thì mới diệt trừ được bản ngã. Tuy nhiên, mình cũng được học cách để giảm bớt bản ngã phần nào trong quá trình tìm hiểu Đạo Phật. Vì thế mình xin chia sẽ sơ lược như sau, hi vọng có ích cho các bạn:
Thứ nhất là thiền định.
Ngày nay khoa học cũng đã công nhận những tác dụng rất tích cực của thiền đình về việc tăng cường khả năng kiểm soát cảm xúc. Trong Đạo Phật, khi một người đạt được một mức thiền gọi là chánh niệm tỉnh giác thì tự nhiên không còn giận dữ nữa dù bản năng giận dữ vẫn còn trong tiềm thức. Tuy nhiên, trong quá trình ngồi thiền thì khả năng kiểm soát cảm xúc đã tăng lên dần dần. Tức là sẽ kiểm soát dần dần được cơn giận chứ không phải đợi tới chánh niệm tỉnh giác mới kiểm soát được. Bạn nào muốn học thiền có thể xem đường link trong comment.
Thứ hai là lòng khiêm hạ.
Mình xin kể lại một ví dụ ở clip trước để cho bạn nào lần đầu xem kênh mình dễ hiểu hơn. 
Ví dụ như sau: Bạn hãy so sánh 2 trường hợp, một là bị chửi bởi một người mình tôn trọng, hai là bị chửi bởi một người mình xem thường. Trường hợp nào bạn sẽ cảm thấy tức giận?
Chắc hẳn là khi bị chửi bởi một người mình xem thường rồi đúng không ạ. 
Vậy nghĩa là nếu mình tôn trọng được người nào thì khi bị chửi bởi người đó mình sẽ không tức giận. Mà người nào tôn trọng người khác được nghĩa là người đó có lòng khiêm hạ.
Vậy suy ra lòng khiêm hạ sẽ giúp chúng ta ít tức giận. Người càng khiêm hạ bao nhiêu thì tự nhiên sẽ càng ít tức giận bấy nhiêu. Người càng kiêu căng bao nhiêu thì sẽ dễ nổi giận bấy nhiêu. 
Hiểu được như thế thì từ nay chúng ta hãy rèn luyện lòng khiêm hạ bằng cách luôn chủ động tìm ưu điểm của người xung quanh. Cố gắng sao cho dù cho gặp bất kì ai cũng thấy được ưu điểm của họ, đặc biệt là người nào thường làm chúng ta nổi giận. Khi thấy ưu điểm của họ, chúng ta sẽ tôn trọng được họ và từ đó sẽ giảm bớt giận hờn khi tương tác với họ. Ngoài ra, lòng khiêm hạ sẽ giúp chúng ta càng ngày càng giỏi. Giống như người xưa có câu trăm sông đổ về biển vì biển thấp hơn sông là vậy.
Điều quan trọng nhất để thấy được ưu điểm của người khác là phải biết rằng bất kì ai, dù kém dỡ thế nào thì cũng có 1 ưu điểm nào đó giỏi hơn mình. Chỉ là vì mình chưa thấy được chứ không phải họ không có ưu điểm. 
Thứ ba là sự cảm thông.
Chúng ta thường thấy khi 2 người A và B nổi giận cãi nhau, nếu có người hòa giải thì người đó thường làm như sau: 
Đầu tiên sẽ nói với người A rằng: thôi kệ, A thông cảm cho B đi, tại vì gì gì đó nên anh B mới vậy. Sau đó quay sang người B và nói: thôi kệ, B thông cảm cho A đi, tại vì gì gì đó nên A mới vậy. Cái lý do mà người hòa giải nói là lý do mà có thể giúp cho 2 người A B thông cảm được với nhau. Và thông thường cách hòa giải này rất hiệu quả. Vì khi 2 người A và B cảm thông được với nhau thì tự nhiên họ sẽ hết giận nhau.
Cũng vậy, khi chúng ta tức giận ai đó thì thay vì đợi có người hòa giải như vừa nói thì chúng ta tự hòa giải cho chính mình. Chúng ta hãy tìm cách để thông cảm với người làm mình tức giận. Đặt mình vào vị trí của người làm mình tức giận để hiểu họ cũng có lý do chính đáng hợp lý nào đó khi họ làm mình giận. Khi tìm ra lý do chính đáng của họ rồi thì tự nhiên mình sẽ hết giận.
Ví dụ: khi mình đi làm ở cty mà tự nhiên bi sep mang vo ly. Neu luc do minh nghi rang co the sep co chuyen ko vui gi do thi tu nhien minh se thong cam duoc voi sep va ko tuc gian.
Hoac la di hoc bi co giao, thay giao la vo co thi minh cung nghi co the thay co co chuyen buc boi o nha nen vay.khi nghi dc vay thi se thong cam voi thay co va se khong tuc gian.
 
Đương nhiên việc này không hề dễ dàng. Nhưng theo luật nhân quả, nếu mình biết ngưỡng mộ những người có lòng vị tha, bao dung và sự cảm thông lớn thì dần dần mình cũng sẽ có được sự cảm thông này. Trong cuộc sống nếu gặp được những người như thế, hãy ngưỡng mộ và khen ngợi họ. 
Nhưng nếu không có may mắn để gặp những người như thế, hãy tìm hiểu về Đức Phật hoặc Đức Chúa. Về Đức Phật, có những chuyện kể lại rằng Ngài cảm thông, thương yêu được những người chửi mắng Ngài thậm tệ. Và kể cả khi người ta chém Ngài tơi tả tới mất mạng Ngài vẫn thương yêu được. Đức Chúa Giê Su cũng có những câu chuyện tương tự, bạn nào theo đạo Thiên chúa hãy tìm hiểu những câu chuyện đó để có thể ngưỡng mộ Ngài một cách trí tuệ. 
Khi mình ngưỡng mộ được những người, những vị Thánh vĩ đại như thế thì theo luật nhân quả mình sẽ dần dần có được lòng vị tha, bao dung và sự cảm thông với người khác. Từ đó thì khi nổi giận mình sẽ kiểm soát cơn giận dễ dàng hơn.
Thứ tư là sám hối (xin lỗi)
Cách này dùng cho cả người theo Đạo Phật lẫn Đạo Thiên Chúa đều được. Mỗi khi lạy Phật hay lạy Chúa, hãy nhớ tới sự nóng tính của bản thân và xin sám hối về tính đó. Cứ như thế vài tháng là khi nổi giận tự nhiên sẽ kiểm soát được cơn giận.

Leave a Reply