Nên dừng hay tiếp tục so sánh bản thân với người khác ? | HatBuiNho

Nhiều nghiên cứu khoa học đã chứng minh rằng, việc thường xuyên so sánh bản thân với người khác có thể gây hại đến tinh thần và thể chất. Tuy nhiên, những nghiên cứu này cũng chưa rõ ràng lắm vì chưa nghiên cứu kèm theo khía cạnh đạo đức.
Link Youtube: https://youtu.be/8q13sic1gxA

Phần đúng của nghiên cứu là khi chúng ta so sánh mà trong lòng cảm thấy khó chịu, buồn bực do trong lòng đố kỵ, ích kỷ không muốn người khác hơn mình.
Phần chưa đúng của nghiên cứu nằm ở 3 trường hợp:
  • Một là khi chủ động tìm người hơn mình để so sánh vì trong lòng muốn giữ được sự khiêm tốn, khiêm hạ. Khi có sự khiêm tốn, khiêm hạ thì chúng ta cứ giỏi lên mãi câu tục ngữ của người xưa là nước chảy về chỗ trũng vậy.
  • Hai là khi so sánh mà trong lòng muốn tìm cái hay, cái tốt của người khác để khen ngợi. Khen những cái hay, cái tốt của người khác chính là đem lại niềm vui cho người khác và cũng một việc thiện, việc phước.
  • Ba là khi so sánh mà trong lòng luôn muốn người khác hơn mình. Lúc này, nếu người khác hơn mình thì mình sẽ vui mừng vì đó là mong muốn của mình. Còn nếu người khác thua mình thì mình sẽ tìm cách giúp người khác hơn mình. Khi giúp người thì tự nhiên sự an vui của người được giúp sẽ trở lại tâm hồn của mình. Kết quả là: nếu so sánh mà lòng luôn muốn người khác hơn mình, thì dù người khác hơn hay thua, chúng ta vẫn có những cảm xúc tích cực, an vui.
Như vậy việc so sánh bản thân với người khác không phải là điều xấu, xấu hay tốt là ở chỗ trong lòng mình như thế nào, nói rộng ra là đạo đức của mình tới đâu.
Nếu đạo đức chúng ta còn kém, còn ích kỷ, đố kỵ, tự cao thì sự so sánh sẽ là làm hại chính chúng ta vì nó chỉ đem lại cảm xúc khoái trá nhất thời khi đạt được ý muốn. Còn những khoảng thời gian khác, các tính xấu này chỉ đem lại cảm xúc khó chịu, bực bội, đau khổ.
Vd như chúng ta thấy 1 người hơn chúng ta và đố kỵ, khó chịu, bực bội. Chúng ta có thể phấn đấu để hơn người đó nhưng toàn bộ thời gian phấn đấu đó cảm xúc lúc nào cũng khó chịu, bực bội. Chỉ khi hơn rồi thì chúng ta mới có 1 chút khoái trá nhưng rồi cũng trôi qua nhanh chóng.
Nếu đạo đức tốt hơn, biết sống vị tha, muốn người khác hơn mình, biết khiêm tốn khiêm hạ thì sự so sánh chỉ đem lại những điều tốt đẹp.
Vd: Thấy một người thành công, mình nhờ đạo đức mà vui mừng được thì ngay trong hiện tại, bản thân mình đã có được niềm vui, hạnh phúc vào thời điểm đó. Còn sau này, quả báo thành công nhờ vui mừng trước thành công của người khác đến nữa thì càng tốt hơn nữa.
Tuy nhiên, nói về mặt lý luận thì dễ, nhưng áp dụng vào cuộc sống thì không dễ. Vì bản năng của con người là ích kỷ, hơn thua, đố kỵ.
Và ngay lúc này, khi đã hiểu được sự ích kỷ hơn thua đố kỵ là đau khổ nhưng chúng ta không thể diệt được nó nếu không biết cách. Nếu bạn thật sự muốn diệt trừ nó, hãy xem bài giảng trong mô tả nhé.
Cuối cùng, mình xin chúc các bạn có thể chuyển đổi thói quen hay so sánh thành một công cụ hiệu quả để phát triển bản thân.
Và đừng quên đăng ký, like share nếu bạn thấy nội dung chia sẽ hữu ích nhé, cảm ơn các bạn.