Cách rèn luyện kỹ năng tư duy phản biện kiểu tự phê bình

Kỹ năng tư duy phản biện là kỹ năng phân tích thông tin dưới nhiều góc độ trước khi chấp nhận thông tin, quan điểm nào đó. Tư duy phản biện giúp chúng ta tỉnh táo sáng suốt hơn trong các quyết định của mình. Hãy cùng phân tích để áp dụng.

Cách-rèn-luyện-kỹ-năng-tư-duy-phản-biện-nhỏ

Đầu tiên hãy xem xét điểm lợi và hại của tư duy phản biện:

Điểm lợi:

Nếu chúng ta có kiến thức đúng thì tư duy phản biện giúp ta đưa ra nhiều quyết định đúng. Cuộc sống ta sẽ tốt hơn.

Vd: Có người nói: có tiền là có tất cả. Ta phản biện: tại sao có tiền là có tất cả khi ung thư giai đoạn cuối, AIDS giai đoạn cuối không dùng tiền để chữa được? Vậy câu nói trên không đúng, có tiền nhưng vẫn không có được sức khỏe. Và vì vậy, ta không chấp nhận câu nói trên. Nhờ đó không làm nô lệ của đồng tiền để rồi sống vô nghĩa.

Điểm hại:

Nếu kiến thức của chúng ta sai mà kỹ năng phản biện của ta quá giỏi thì ta dễ mắc sai lầm. Đặc biệt là khi người bị phản biện không đủ kiến thức để thuyết phục ta dù quan điểm họ là đúng. Lúc đó chúng ta sẽ tin vào quan điểm sai của mình. Và vì ta tin vào một quan điểm sai nên ta sẽ mắc sai lầm.

Vd:

  • Con cái được cha mẹ khuyên là: “cá không ăn muối cá ươn, con cãi cha mẹ trăm đường con hư”. Lúc này con cái sẽ phản biện: tại sao con thấy có người cãi cha mẹ vẫn thành công như anh A không chịu đi làm công chức như ba mẹ bảo mà đi mở cty rồi giàu có. Nếu lúc này cha mẹ không đủ kiến thức để thuyết phục con cái, con cái sẽ tin rằng: con cái không cần phải nghe lời cha mẹ.
  • Nhưng thực tế thì lại khác: vẫn có những người cãi cha mẹ đi mở cty rồi nợ chồng chất. Vậy có nghĩa là con cái vẫn cần nghe lời cha mẹ vì có những lời khuyên của cha mẹ vẫn rất bổ ích. Nhưng không phải tất cả lời khuyên của cha mẹ đều đúng. Và không phải những quyết định của ta đều đúng.

Kết luận:

Vậy ta thấy tư duy phản biện vừa có mặt lợi, vừa có mặt hại tùy thuộc vào rất nhiều yếu tố. Nhưng nếu ta thiếu tư duy này thì ta vẫn sẽ mắc phải nhiều sai lầm. Vì khi đó ta sẽ dễ bị ảnh hưởng, tin vào các thông tin, quan điểm sai lầm của người khác.

Vậy giải pháp ở đây là kết hợp thêm tư duy tự phê bình với tư duy phản biện thì ta mới có kết quả khách quan nhất có thể. Và để có động lực học thêm tư duy tự phê bình, hãy đọc phần tiếp theo:

Tư duy phản biện mà không tư duy tự phê bình sẽ có tác hại gì?

– Dễ mắc sai lầm.

 sai-lầm-vì-thiếu-kỹ-năng-tư-duy-tự-phê-bình

 

Vd1:

  • Ta thấy người A cho tiền người B. Ta kết luận người A thật tốt. Vậy ta đã sai lầm.
  • Vì sao? Ta quên tự phê bình rằng có thể người A cho người B tiền để chữa bệnh hoặc hút chích ma túy. Nếu cho để chữa bệnh thì tốt. Nếu cho để hút chích ma túy thì là xấu.

Vd2:

  • Ta thấy người A kể về việc tốt của họ. Ta kết luận họ khoe khoan. Vậy ta cũng đã sai lầm.
  • Vì sao? Vì ta quên tự phê bình rằng trong khi thực tế cũng có 2 khả năng. Hoặc người A khoe khoang thật. Hoặc người A kể là để con cháu, người khác noi gương mà làm theo. Vậy có thể người này không muốn khoe khoang mà chỉ muốn tốt cho người khác.

– Không học được điều hay.

 không-học-được-điều-hay-vì-thiếu-tự-phê-bình

Vd:

  • Một người kỹ thuật lâu năm luôn tự cho mình giỏi mà không biết tự phê bình rằng kỹ thuật của mình vẫn còn kém. Tới 1 ngày công nghệ kỹ thuật mới cập nhật, người này vẫn cố chấp dùng các kỹ thuật cũ, công nghệ cũ. Kết quả là không học được những công nghệ mới hơn, hay hơn.

– Khó hòa hợp, khó duy trì mối quan hệ tốt với mọi người.

không-hòa-hợp-vì-thiếu-kỹ-năng-tư-duy-tự-phê-bình

Vd:

  • Người A nghĩ đàn ông phải mặt áo màu đen mới mạnh mẽ, màu cam yếu ớt. Người A cứ giữ chặt suy nghĩ này mà không tự phê bình rằng điều đó chưa hẳn đúng. Kết quả là khi người A gặp 1 người đàn ông mặt áo màu cam thì tự nhiên sẽ có ý nghĩ chê bai. Khi cố chấp ý mình và có ý chê bai thì khó mà đối xử trân trọng với người khác. Từ đó sẽ khó có mối quan hệ tốt với mọi người.

– Dễ bị kiêu căng vì luôn cho mình đúng.

kiêu-ngạo-vì-thiếu-kỹ-năng-tư-duy-tự-phê-bình

Vd:

  • 1 người luôn cho rằng nhờ mình việc mới thành mà không biết tự phản biện rằng còn nhiều yếu tố khác góp vào. Người này sẽ dễ dàng trở nên kiêu mạn, xem thường người khác vì luôn thấy mình là người quan trọng nhất.

– Dễ gặp bất hạnh vì tin những điều sai lầm:

bất-hạnh-vì-thiếu-kỹ-năng-tư-duy-tự-phê-bình

Vd:

  • 1 người tin rằng muốn giàu thì phải xấu ác mà không chịu tự phê bình niềm tin mình có thể sai. Từ đó, người này sẽ làm nhiều việc xấu ác để giàu có. Kết quả là rất có thể sống cả đời còn lại trong tù. Nếu người này tự phê bình niềm tin của mình rằng thực tế vẫn có những người giàu tốt thiện thì cuộc đời họ đã tốt hơn.

Vậy ta thấy tư duy tự phê bình rất quan trọng bên cạnh tư duy phản biện. Do đó, ta cần phải kết hợp cả 2 để có những quyết định đúng, niềm tin đúng trong đời mình.

Cách rèn luyện tư duy phản biện và tư duy tự phê bình:

  • Thứ nhất: luôn ghi nhớ mục đích của tư duy phản biện là tìm ra điều đúng chứ không phải chứng tỏ mình đúng.

mục-đích-của-kỹ-năng-tư-duy-phản-biện

Ta rất dễ rơi vào trạng thái muốn chứng tỏ mình đúng bởi vì đó là bản năng. Bản năng này thể hiện ở các câu nói kiểu như:

Đó! Thấy chưa, tôi nói có sai đâu; Tôi đã nói từ đầu mà không chịu nghe; Ai bảo cãi lời tôi làm gì…

Các câu nói này có chữ “tôi” nên chủ yếu là muốn chứng tỏ “tôi” “ta” đúng. Còn nếu muốn tìm ra điều đúng thì thường ta chỉ lặp lại điều đúng khi có kết quả thôi. Vì ta quan trọng điều đúng hơn là “tôi” đúng hay “người khác” đúng.

  • Thứ hai: Luôn tìm điểm sai, điểm hở trong suy nghĩ, ý kiến của mình.

kỹ-năng-tư-duy-phản-biện-và-tự-phê-bình

Việc này rất khó. Vì nếu thấy chúng ta thấy mình sai thì chúng ta sẽ buồn. Mà bản năng của chúng ta là tránh nỗi buồn và tìm niềm vui. Vậy nên ta sẽ luôn tránh tự nhận mình sai để tránh nổi buồn.

Để khắc phục điều này, ta phải hiểu rõ những tác hại của việc thiếu tư duy tự phê bình bên trên. Khi ta hiểu rõ thì ta sẽ có động lực để tìm điểm sai của mình dễ dàng hơn.

  • Thứ ba: Luôn tìm điểm đúng của người khác, dù rằng mình thấy điểm sai của họ.

tim-diem-dung-de-ren-luyen-ky-nang-tu-duy-phan-bien-min

Việc này cũng rất khó. Vì bản năng chúng ta luôn muốn hơn người khác, luôn muốn người khác sai và mình đúng. Nên chỉ cần ta thấy người kia sai ở 1 điểm là ta kết luận họ sai hoàn toàn để chứng tỏ mình hơn người kia.

Vì vậy, ta cần tự nhắc mình  phải mong muốn người khác giỏi hơn mình. Nhờ vậy tự nhiên ta sẽ tìm được điểm hay, điểm tốt của người khác dễ dàng.

  • Thứ tư: Mỗi ngày tự nhắc: mình vẫn còn nhiều suy nghĩ sai lầm.

Ta cần phải tự nhắc mình vì suy nghĩ của ta cực nhanh, khi nó xuất hiện thì tự nhiên ta sẽ bám vào, chấp vào suy nghĩ đó. Nếu ta không thường xuyên tự nhắc: “mình vẫn còn nhiều suy nghĩ sai lầm” thì vào thời điểm cần thiết ta không thể có tư duy phản biện được. Thời điểm đó là lúc ta nghĩ ra 1 ý kiến hoặc đánh giá người khác. Lúc đó ta rất dễ kết luận chủ quan dựa trên những suy nghĩ đầu tiên của mình.

ghi-chú-để-rèn-luyện-kỹ-năng-tư-duy-phản-biện

Mẹo: dán 1 ghi chú: “ta vẫn còn nhiều suy nghĩ sai lầm” ở nơi ta thường thấy. Nhờ thấy ghi chú này thường xuyên ta sẽ cẩn thận suy xét hơn trong từng suy nghĩ, quan điểm của mình.

  • Thứ năm: luôn ghi nhớ những câu nói của những những đầu óc thuộc hàng vĩ đại nhất trong lịch sử sau:

  1. Đừng chỉ trích ý kiến của ai chỉ vì nó khác với quan điểm của bạn. Có thể cả hai đều sai. (Dandemis)
  2. Vì bạn không biết gì không có nghĩa bạn gặp rắc rối. Rắc rối là ở chỗ bạn khẳng định một điều gì đó nhưng nó lại không đúng. (Mark Twain)
  • Thứ sáu: tập ngồi thiền theo phương pháp thiền nguyên thủy của Đức Phật Thích Ca Mâu Ni.

ngồi-thiền-giúp-rèn-luyện-kỹ-năng-tư-duy-phản-biện

Việc ngồi thiền đúng phương pháp giúp ta buông bỏ các suy nghĩ khởi lên khi đối diện với sự vật, con người, lời nói… dễ dàng. Và nhờ vậy, ta dễ dàng rèn luyện tư duy tự phê bình hơn.

Tìm hiểu thêm về phương pháp thiền tại đây.

Cảm ơn bạn đã đọc bài viết. Chúc bạn sẽ rèn luyện tư được duy phản biện đúng cách nhằm có một cuộc sống tốt hơn.

Đừng quên đóng góp ý kiến hoặc cảm nhận của bạn bên dưới để bài viết được hoàn thiện hơn nữa nhé.

Thân!

hat bui nho

Leave a Reply