Sức mạnh của ngôn từ

Sức mạnh của ngôn từ không thể lường được!

Chuyện thứ 1
Có một cậu bé nọ luôn siêng năng, cố gắng trong học tập và rèn luyện. Cậu bé đó yêu quý cha cậu và luôn muốn cha cậu được vui lòng, được tự hào. Tuy nhiên, cha cậu là một người rất khó tính. Ông không bao giờ khen cậu bé đó dù kết quả học tập của cậu luôn đạt điểm cao. Cậu bé ấy thường cảm thấy buồn, hụt hẫng nhưng cậu bé vẫn kiên trì, cố gắng làm tốt hơn nữa, học tốt hơn nữa.
Tới một ngày, cậu bé ấy tốt nghiệp đại học với tấm bằng loại giỏi. Cậu vui mừng và nghĩ rằng lần này chắc hẳn đã có thể làm cho cha cậu vui và tự hào. Cậu nhấc điện thoại lên gọi cho cha cậu: Cha ơi, con vừa tốt nghiệp đại học loại giỏi đó cha. Phía bên kia điện thoại cha cậu nói: Con trai, cha đang bận.
Và lần này là giọi nước tràn ly, cậu ấy đã buông xui tất cả, lao vào những bữa tiệc tùng, ăn nhậu, những cuộc chơi thâu đêm với thuốc lắc, ma túy. Và rồi một ngày nọ cậu đã tử vong vì dùng ma túy quá liều mà lý do xa hơn một chút cho cái chết của cậu đó là câu nói: “cha đang bận”.
Chuyện thứ 2:
Tháng 6.2013, một nữ sinh lớp 12 của một trường THPT ở Đà Nẵng đã tự tử vì bị một fanpage vu khống bôi nhọ và rất nhiều người không biết gì nhưng rất hưởng ứng nhiệt tình chửi bới theo.
Tháng 7. 2013, cũng một nữa sinh lớp 12 tại Hà Nội tự tử vì bị ghép ảnh hở hang vu khống rồi tung lên mạng xã hội.
Tháng 5.2013, một nữ sinh người Ý nhảy lầu tự tử cũng vì bị lăng mạ trên mạng xã hội.
Câu chuyện và những tin tức ngắn vừa rồi nói lên một điều là: sức mạnh của ngôn từ không thể lường được. Nó có thể làm cho một người đang giỏi giang, thành công, sống lành mạnh trở thành một người buông xuôi tất cả, chơi bời, hư hỏng và chết dưới đáy xã hội. Hoặc làm cho một người xa lạ có thể tử tử chỉ vì một dòng comment thiếu suy nghĩ của chúng ta.
Ngôn từ còn đặc biệt mạnh mẽ khi mà người nói là người có sức ảnh hưởng lớn tới người nghe:
Ví dụ như người nói là người cha mà người con rất thương, người nói là người con mà người cha, người mẹ rất thương. Mỗi lời nói của cái người được thương, được yêu quý nhiều sẽ ảnh hưởng rất lớn đến người nghe.
Một người con khi đã trưởng thành, giàu có nếu nói những lời kiểu như: cha mẹ đừng để cho bạn con thấy mặt, con xấu hổ lắm. Thì người cha, người mẹ sẽ đau khổ vô cùng.
Một người cha, người mẹ nếu hay mắng con rằng: đồ vô tích sự, vô dụng, thà tao đẻ cái trứng ăn còn sướng hơn đẻ ra mày. Thì người con sẽ đau khổ vô cùng, dùng không đến nỗi tệ thì sau này sẽ trở nên tự ti và trở nên vô dụng thật sự.
Một người vợ nếu tối ngày nói với người chồng là: anh đúng là đồ bất tài, xem chồng nhà người ta kìa. thì người chồng sẽ cảm thấy buồn, tâm lý kéo theo sau đó là chán vợ, nếu k kịp dừng lại thì kéo theo sau nữa là tìm người khác ngoài vợ mình.
Vậy nên ngôn từ, lời nói là rất quan trọng. Chúng ta phải rất cẩn thẩn mỗi khi nói ra, vì sự tổn thương về mặt tâm lý gần như không thể nào chữa lành, chữa bao nhiêu cũng không được như lúc đầu.
Tuy nhiên, nói thì dễ chứ làm thì khó vô cùng. Vì thường thì chúng ta nghĩ gì là nói ra liền, hiếm khi nào cân nhắc trước khi nói. Đặc biệt là khi đang nóng giận, buồn bực, bức xúc… Những hoàn cảnh không như ý hoặc những tin tức giật gân gây sốc dễ làm chúng ta chẳng quân tâm lời nói sẽ tổn thương người khác hay không mà chỉ quan tâm 1 điều duy nhất: nói làm sao cho đã tức, đã giận, đã miệng.
Vì vậy, nếu muốn sửa lời nói thì không phải bắt đầu với lời nói mà phải bắt đầu từ cái gốc. Cái gốc chính là tâm hồn, một tâm hồn tốt thì tự nhiên sẽ có những lời nói tốt. Đây là điều mà Đức Phật đã dạy cách đây hơn 2500 năm. Cần phải có hiểu biết đúng đắn, suy nghĩ đúng đắn rồi thì lời nói mới đúng đắn được.
Hiểu biết đúng đắn về lời nói là lời nói có thể gây ra ác nghiệp rất nặng hoặc là thiện nghiệp rất nhiều. Nếu chúng ta chửi mắng ai điều gì thì sau này chúng ta sẽ trở thành điều đó.
Ví dụ:
Mắng người khác là điếm thì sẽ có lúc chúng ta làm điếm. Mắng người khác là chó, là trâu, là bò thì đời sau chúng ta sẽ làm chó, làm trâu, làm bò.
Lời nói khiến người khác u uất, sầu thảm thì sau này chúng ta sẽ rơi vào hoàn cảnh rất u uất sầu thảm.Trường hợp như câu chuyện lúc đầu mình kể, thì người cha sau này cũng sẽ bị quả báo xấu là rơi vào trầm cảm, u uất không lối thoát vì những lời nói vô tâm của ông đã làm con trai của mình bị mất hết nghị lực sống.
Một điều rất dễ mắc phải đó là chê bai, khinh thường người xấu thì sau này sẽ trở thành người xấu. Nhiều người đang tốt tự nhiên xấu đi, thật ra họ không muốn nhưng chỉ vì từng chửi mắng, khinh thường người xấu đời trước nên bây giờ bắt buộc họ phải làm người xấu.
Ngược lại, nếu chúng ta khen ngợi với sự chân thành ai điều gì thì sau này chúng ta sẽ thành tựu được điều đó.
Ví dụ: Thấy một người đánh đàn hay, chúng ta vui và khen ngợi thật lòng thì sau này sẽ có lúc chúng ta đánh đàn rất hay. Thấy một người nói hay chúng ta vui và khen ngợi thật lòng thì sau này cũng sẽ nói hay…
Không những thế, những lời nói tích cực là một cách để có những mối quan hệ tốt đẹp với nhiều người. Mà mối quan hệ tốt đẹp với nhiều người là một trong những yếu tốt tạo nên thành công.
Tóm lại là ngôn từ, lời nói như một con dao siêu bén, nó có thể lấy đi mạng sống của người khác hoặc cắt gọt thức ăn tỉa tót hoa lá làm đẹp cuộc đời. Vấn đề là nằm ở người sử dụng lời nói, người sử dụng ngôn từ như thế nào. Biết sử dụng lời nói, ngôn từ một cách đúng đắn, khôn ngoan thì rất nhiều điều tốt lành chờ đón. Còn sử dụng lời nói, ngôn từ sai lầm thì đau khổ cũng chực chờ phía trước.
Và nếu các bạn thấy clip này hữu ích, hãy đăng ký kênh, like share để bạn bè và người thân cùng biết nhé. Cảm ơn các bạn.

Leave a Reply