Tự ái và thành công P2

Địa chỉ học thiền ạ: http://bit.ly/Chung_Thanh_Nien
Bài giảng về lòng khiêm hạ ạ: http://bit.ly/Khiem-Ha
Tìm hiểu sâu hơn về bệnh Tự ái ạ:  http://bit.ly/Tam-Tu-Ai
Ở phần 1, chúng ta đã biết bệnh tự ái gây ra rất nhiều phiền toái và cản trở sự hoàn thiện bản thân của con người. Vì vậy, chúng ta hãy cùng tìm hiểu về nguyên nhân bệnh tự ái để biết cách chữa qua video này ạ:
 
Tại sao chúng ta lại tự ái, tại sao chúng ta lại cần người khác tôn trọng và thấy khó chịu khi bị chê trách xem thường?
Theo mình được học về tâm lý học trong Đạo Phật thì nguyên nhân sâu xa nhất của bệnh tự ái đó là vì cái tôi – bản ngã của mỗi người. Từ cái tôi – bản ngã thể hiện ra 2 điều:
Thứ 1 là sự ích kỉ luôn muốn điều tốt đẹp cho bản thân như được tôn trọng, được khen ngợi…mà không quan tâm tới lợi ích của người xung quanh. Chính sự ích kỷ này là 1 nguyên nhân của bệnh tự ái.
Vd: Khi chúng ta sơ ý làm hỏng việc bị rầy la, bị người khác cười chê xem thường.
Nếu là người ích kỷ, chúng ta sẽ không thấy lo lắng vì đã gây thiệt hại cho mọi người. Ngược lại chúng ta chỉ thấy mỗi 1 điều là mình bị la mắng, bị chê cười và cảm thấy tự ái, bực tức.
Nhưng nếu không ích kỷ mà biết nghĩ cho mọi người thì chúng ta sẽ thấy rất lo lắng vì đã gây thiệt hại và tìm cách khắc phục. Lúc đó thì dù bị chê cười, bị rầy la chúng ta cũng không hề cảm thấy tự ái hay bực tức mà chỉ chú tâm lắng nghe để tìm cách khắc phục.
Hoặc khi
Như vậy chúng ta có thể thấy lòng ích kỷ cho lo cho bản thân mình chính là 1 trong những nguyên nhân của bệnh tự ái. Đây cũng chính là điểm phân biệt giữ lòng tự trọng và tự ái. Người có lòng tự trọng và người bị bệnh tự ái đều giống nhau ở chỗ sống sao cho người khác tôn trọng mình. Nhưng khác nhau ở chỗ là người tự trọng thì biết sống vị tha rồi kết quả tự nhiên là sẽ được mọi người tôn trọng dù không mong cầu. Còn người bị bệnh tự ái thì chỉ biết sống ích kỷ, chỉ lo cho danh dự cá nhân nhưng luôn muốn được mọi người tôn trọng.
Từ lý do trên nên để chữa được bệnh tự ái thì chúng ta phải chữa cái gốc là bệnh ích kỷ. Để chữa được căn bệnh ích kỷ thì cần 1 quá trình lâu dài mình không thể nói hết ở đây. Ở đây chúng ta sẽ chỉ tìm hiểu bước đầu là phải phát hiện ra khi nào đang ích kỷ. Mỗi khi cảm thấy tự ái vì điều gì, chúng ta hãy dừng lại và tìm cho ra nguyên nhân ích kỷ vì lợi ích cá nhân nào đã khiến mình tự ái, mình đã thiếu quan tâm tới lợi ích chung như thế nào khi mình tự ái. Khi chúng ta tìm ra được những nguyên nhân này thì tự nhiên sự tự ái cũng biến mất.
Tất nhiên là lúc này thì bệnh tự ái vẫn chưa biến mất mãi mãi nhưng ít nhất là chúng ta cũng đã hóa giải cảm xúc tiêu cực 1 lần, lần sau cũng như thế mà làm. Còn nếu bạn muốn nó mất mãi mãi thì phải ráng tu tập thiền định theo Đức Phật vì thiền Đức Phật dạy giúp chúng ta thấy rõ cái chưa tốt trong tâm để sửa dần dần. Link học thiền mình có để trong mô tả và comment ạ.
Điều thứ 2 mà bản ngã – cái tôi thể thiện ra là sự kiêu mạn, thiếu tôn trọng người khác. Mà chỉ cần sự kiêu mạn, thiếu tôn trọng người khác rất nhẹ, chưa cần tới mức người ngoài cảm thấy rằng mình đang kiêu mạn thì cũng đã đủ gây ra bệnh tự ái trong tâm chúng ta rồi.
Vd: Khi mới đi làm, chúng ta thấy việc bị chê trách là bình thường vì mình thấy người xung quanh ai cũng giỏi hơn nên tôn trọng họ và không bị kiêu mạn. Nhưng khi làm lâu năm trong nghề, nếu bị kiêu mạn thì càng giỏi nghề bao nhiêu thì sẽ càng dễ tự ái bấy nhiêu nếu bị người xung quanh góp ý, chê trách.
Lúc này thì người xung quanh chẳng hề thấy chúng ta kiêu mạn, khinh người nhưng thật ra trong tâm chúng ta đã bị kiêu mạn mà không hay. Biểu hiện sự kiêu mạn là nghĩ rằng mình giỏi rồi, đừng ai góp ý cho mình nữa. Chính vào lúc chúng ta nghĩ rằng: “vậy là được rồi, đừng ai góp ý nữa” thì chúng ta đã kiêu mạn âm thầm. Vì làm gì có chuyện chúng ta là người hoàn hảo, mà đã chưa hoàn hảo thì nghĩ rằng “không cần ai góp ý nữa” là tự đánh giá quá cao bản thân, đồng nghĩa với sự kiêu mạn.
Từ điều thứ 2 này mà để chữa được bệnh tự ái thì chúng ta phải tập tính khiêm tốn để kiềm cái bản năng kiêu mạn lại. Tính khiêm tốn phải được rèn luyện thường xuyên bằng cái thường tìm điểm mạnh của người khác mà học thay vì cứ tìm điểu yếu của người khác mà chê. Càng chê người khác bao nhiêu thì tâm kiêu mạn trong tâm chúng ta sẽ càng lớn lên bấy nhiêu. Vì vậy hãy luôn tìm điểm tốt, điểm mạnh của người khác mà khen, mà học hỏi. Đây là 1 tư duy tích cực mà mình được học từ bài giảng Khiêm hạ do Thượng Tọa Thích Chân Quang giảng. Trong bài giảng còn nhiều điều hay hơn nữa mà mình không thể trình bày hết nên mình có để link trong mô tả và comment, các bạn có thể tham khảo thêm ạ.
Và cuối cùng, mình xin chúc cho tất cả chúng ta đều chữa được căn bệnh tự ái để thành công và hạnh phúc hơn. Và nếu lần đầu mọi người xem kênh, đừng quên đăng ký kênh, like, share nếu thấy hữu ích ạ. Cảm ơn mọi người ạ.
Địa chỉ học thiền ạ: http://bit.ly/Chung_Thanh_Nien
Bài giảng về lòng khiêm hạ ạ: http://bit.ly/Khiem-Ha
Tìm hiểu sâu hơn về bệnh Tự ái ạ:  http://bit.ly/Tam-Tu-Ai