Bí quyết thành công | Hat Bui Nho

Biết nhiều bí quyết thành công nhưng tại sao vẫn chưa thành công được? Hãy cùng mình tìm hiểu vì sao nhé.

Bí quyết thành công phần 1 | Khả năng kiểm soát cảm xúc | HatBuiNho

Từ xưa đến nay, chúng ta vẫn cho rằng người có IQ cao sẽ dễ dàng thành công. Nhưng giờ đây điều đó đã bị bác bỏ bởi nghiên cứu của các nhà khoa học Mỹ. Họ đã chỉ ra rằng năng lực tự kiểm soát mới là yếu tố chính là bí quyết thành công.

Khả năng tự kiểm soát bản thân hay tự chủ là một phần cực kỳ quan trọng để thành công. Thậm chí là quan trọng hơn cả trí thông minh. Tính chính xác của điều này được kiểm tra bởi các nhà khoa học ĐH Pennsylvania và Duke (Mỹ)

Họ đã làm những cuộc khảo sát về năng lực tự chủ của những sinh viên trong trường. Qua đó, họ thấy những người tự chủ bản thân tốt là người hạnh phúc và có nhiều thành công.

Điều này lý giải như sau:

Việc hiểu và tự chủ cảm xúc của bản thân giúp nhận biết rõ hơn về các tình huống của cuộc sống. Từ đó dễ dàng xử lý và vượt qua nghịch cảnh hơn so với những người bị cảm xúc điều khiển.

Bên cạnh đó, khả năng tự chủ giúp nắm bắt được những điều tích cực trong cuộc sống. Từ đó, tạo tâm lý tốt để hóa giải  những khó khăn mà bạn gặp phải. Do vậy, bí quyết thành công là không cần có IQ cao mà cần phải có khả năng tự chủ bản thân tốt.

Đó là lý do tại sao nhiều người thành công chỉ đạt điểm IQ rất bình thường. Vậy khả năng tự chủ là gì mà lại quan trọng vậy?

Nghe thì có vẻ đơn giản vì dường như người bình thường nào cũng hiểu được. Nhưng đa số chúng ta chỉ hiểu được sự tự chủ là gì khi trải qua nghịch cảnh.

Đó là khi làm công việc không ưa thích nhưng không chán nản tiêu cực.

Đó là khi phải dậy sớm tập thể thao nhưng không vì lười biếng mà bỏ ngày nào.

Đó là khi bị chỉ trích, chê bai nhưng biết cách để không nổi nóng chỉ trích lại.

Đó là khi gặp thất bại không lối ra nhưng không tuyệt vọng mà bình tĩnh tìm giải pháp.

Đó là khi đi làm về mệt mà còn bị la rầy nhưng biết cách để không nóng giận la lối lại.

Đó là có thói quen xấu khó bỏ nhưng không dễ dãi tiếp tục duy trì thói quen xấu đó.

Đó là khi trên đà thành công nhưng không vì thế mà tự cao hay hưởng thụ.

Đó là khi người đồng nghiệp giàu hơn nhưng không bị khó chịu, bực bội.

Đó là khi chạy xe mà bị cắt ngang đầu xe nhưng biết cách để không nổi giận chửi rủa.

Đó là khi người mình yêu thương phản bội nhưng không buồn hoặc giận quá mất khôn.

Đó là khi muốn mua 1 món đồ nhưng không quyết định liền mà biết cân nhắc.

Đó là khi rất muốn ăn một món ăn có hại nhưng dừng lại dễ dàng và ăn món khác tốt hơn.

Đó là khi bị người khác làm hại đau đớn nhưng biết tha thứ để không phí sức lực vào việc trả thù.

Đó là khi đọc một bài viết trên Facebook và biết cân nhắc nên hay không nên trước khi share.

….

Tuy nhiên, có một thực tế là hầu như chúng ta đều biết những điều này, nhưng ít người làm được. Và mình cũng thế, trước đây mình là người rất dễ bị cảm xúc chi phối, điều khiển.

Và mình đã làm nhiều điều ngu ngốc, sai lầm với cái đống cảm xúc ngu xuẩn của mình. Mãi đến khi gặp Đạo Phật thì mình mới hiểu: cảm xúc không phải lúc nào cũng tốt.

Có những cảm xúc sẽ đưa con người vượt lên, thành công và hạnh phúc. Cũng có những cảm xúc nếu nuông chìu nó thì sẽ gặp thất bại và bất hạnh nặng nề.

Đạo Phật đã chỉ cho mình nguồn gốc và cách xử lý của những cảm xúc tiêu cực trong tâm mình. Từ đó mình đã cải thiện được con người của mình, dù vẫn dại dột, nhưng rõ ràng là ít hơn trước kia. Và mình cũng đó là bí quyết những thành công nho nhỏ của mình.

Vì vậy, mình xin chia sẽ với các bạn, nếu ai thấy đúng thì áp dụng để thành công, hạnh phúc hơn.

Nguồn gốc sâu xa của cảm xúc tiêu cực là do các bản năng xấu (Đạo Phật gọi là kiết sử). Ở đây mình chỉ nêu ra những nguồn gốc dễ thấy, dễ hiểu hơn như sau:

1 – Lòng ích kỷ, đố kỵ:

Vd:

Khi gặp một người giỏi hơn, giàu hơn mà tự nhiên thấy buồn bực khó chịu.

Đó là vì trong lòng mình có sự đố kỵ, ích kỷ, không muốn người khác giỏi hơn mình.

2 – Duyên nghiệp kiếp trước.

Vd:

Mọi người trong công ty đều quý mến bạn B, nhưng bạn thì thấy không ưa dù B chẳng làm gì

mất lòng bạn.

Bạn cũng không phải là kiểu người hay đố kỵ, ganh ghét. Bạn vẫn quý mến, chan hòa với tất cả nhân viên khác kể cả người giỏi hơn, đẹp hơn, giàu hơn. Duy chỉ có nhân viên B là bạn không ưa.

Trường hợp này nghĩa là do kiếp trước B đã từng làm bạn đau khổ chuyện gì đó. Và bây giờ gặp lại thì tự nhiên mình ghét B, không ưa B.

3 – Có khi là hiểu lầm, hiểu sai.

Vd1:

Một người chán nản công việc vì nghĩ mình giỏi mà phải làm việc tầm thường này. Nhưng thực tế là vì năng lực hiện tại chỉ đủ để làm việc đang làm thôi.

Lúc này cần phải nhìn nhận lại bản than và tích cực làm việc để cải thiện năng lực. Khi năng lực tốt hơn rồi thì tự nhiên sẽ được làm một việc tốt hơn. Đó là cũng là bí quyết thành công.

Vd2:

Một người khi chạy xe mà bị cắt ngang đầu xe thì tức giận vì cho rằng người kia láo xược. Nhưng thực tế có thể chỉ vì người kia đang có việc gấp nào đó cần phải chạy nhanh.

4 – Có khi là vì “sĩ diện hão” quá lớn.

Vd:

Khi có người góp ý, phê bình mình với ý muốn mình tốt lên. Nhưng vì “sĩ diện hão” quá lớn mà mình cảm thấy bực tức và không thèm tiếp thu.

Vậy là có 4 nguồn gốc thường thấy gây ra cảm xúc tiêu cực. Tất cả những cảm xúc tiêu cực đều làm tiêu tốn năng lượng và trí óc của con người.

Để loại bỏ toàn bộ cảm xúc tiêu cực này chỉ có cách tu theo Phật đến vô ngã hoàn toàn. Tuy nhiên, hiện tại vẫn có thể giảm bớt bằng cách truy tìm nguồn gốc như mình nói.

Và để hiệu quả hơn nữa, chúng ta cần phải thực hành thêm một số việc sau:

1 – Thực hành thiền định của Đạo Phật.

Các tập đoàn lớn như Google, Apple, Nike, HBO đều sắp xếp thời gian cho nhân viên của họ

ngồi thiền trước hoặc trong giờ làm việc.

Và khoa học cũng đã chứng minh thiền định giúp kiểm soát cảm xúc rất tốt.

Thiền đã có trước thời Đức Phật Thích Ca nhưng chưa hoàn thiện về đạo đức. Đến khi Đức Phật dạy thiền kết hợp đạo đức thì thiền mới thật sự loại bỏ hết cảm xúc tiêu cực.

Đạo đức như là 1 kim chỉ nam để xác định đường đi cho đúng của thiền định. Vì vậy, theo kinh nghiệm của mình các bạn nên học phương pháp thiền gốc của Đức Phật. Và nên đến chùa để học, không nên học theo hướng dẫn trên mạng. Vì đã có nhiều người bị điên do tự học theo những hướng dẫn trên mạng.

Ngoài ra, đến chùa bạn còn được học miễn phí và nghe những đạo lý vừa thực tế vừa sâu sắc nữa. Các bạn xem link trong comment để biết nơi học thiền gần chỗ mình.

Lưu ý không cần phải theo Đạo Phật để học thiền,nhiều Cha Đạo Thiên Chúa vẫn thiền mỗi ngày.

2 – Áp dụng luật nhân quả:

Nếu mình khen ngợi, ngưỡng mộ một ưu điểm của ai đó thì dần dần mình sẽ có ưu điểm đó. Theo quy luật này, hãy tìm hiểu những người kiểm soát cảm xúc tốt để khen và ngưỡng mộ họ.

Đó là nhân lành để sau này mình kiểm soát cảm xúc tốt hơn.

Thêm 1 quy luật nhân quả nữa là: chê cười ai điều gì thì sau này sẽ kém dỡ điều đó.

Vì vậy, không nên chê cười những người sống thiên lệch theo cảm tính. Vì nếu chê họ thì theo nhân quả mình cũng trở thành người sống theo cảm tính.

Chúc các bạn sẽ kiểm soát cảm xúc tốt hơn để thực hành được bí quyết thành công mà bạn đã học hơn.

Hết phần 1.

Hãy Like và Share nếu bạn thấy hữu ích.

Leave a Reply