Cách để KHÔNG BỊ LỪA | HatBuiNho

 

Cách để không bị lừa, đừng để bị lừa vì không biết điều này.

 

Xem hết video này, bạn sẽ có 2 điều: 1 là khả năng tránh bị lừa bởi tin tức MXH,  2 là tránh bị cảm xúc tiêu cực vì tiếp nhận quá nhiều thông tin bẩn dưới dạng tin giả, tin sai.

 

Bạn thấy video 1 người cha đánh đứa con bằng roi tơi tả, bạn sẽ tức giận thả biểu tượng cảm xúc, comment tá lả đủ thứ đúng không? Nhưng nếu bạn xem 1 video, có bao gồm cả cảnh trước đó, đứa con đó vừa mới cầm dao cướp tiền của 1 bà già bán vé số nghèo, ốm o gầy mòn. Thì bạn sẽ cảm thấy thế nào? Bạn sẽ thấy đánh là đúng rồi đúng không?

 

Nhưng !!! Có những người sẽ cắt cái đoạn đầu đi, chỉ cho bạn thấy đoạn ông bố đánh người con tơi tả thôi. 

 

Ơ, tại sao họ lại phải làm vậy? tí nữa mình sẽ giải thích.

 

Bạn đọc thông tin này bạn nghĩ gì?

“Giáo trình Toeic của trung tâm ABCD đạo nhái khắp nơi về dán bìa, chèn logo rồi ghi chữ NXB Lao động rồi thu tiền dạy học viên?…”

Bạn thấy bất bình đúng không, giáo trình đạo nhái mà dám bán như giáo trình thật, tui sẽ không đi học ở cái trung tâm đó.

Nhưng sự thật là cái người đăng thông tin đó đã bị Thanh tra Sở TT TT HN phạt 7,5 triệu vì tội đưa thông tin sai gây ảnh hưởng đến uy tín người khác.

 

Ơ, tại sao vậy? tí nữa mình sẽ giải thích.

 

Rồi, giờ các bạn đọc đoạn báo này, các bạn nghĩ gì?

 

Bạn sẽ nghĩ là, hả, thầy Chân Quang làm gì sai mà bị kiểm điểm luôn vậy? Nhưng sự thật là giáo hội mời thầy lên để trao đổi Phật Sự, đây là văn bản mời, ghi rõ là trao đổi Phật sự về việc Phật sự chứ không phải kiểm điểm. Hôm đó Giáo hội mời thầy Chân Quang, thầy Bửu Chánh, thầy Nhật Từ lên làm việc về vụ truyền thông bẩn ồ ạt tấn công Phật Giáo. Hơn nữa, Giáo hội cũng như Nhà nước chưa hề có văn bản kiểm điểm chính thức nào, nhưng báo chí lại vượt quyền kết tội trước, khiến người xem hiểu sai là thầy đã bị kiểm điểm rồi.

 

Ơ, tại sao vậy? Rồi, giờ mình sẽ giải thích toàn bộ cho việc sao có quá nhiều thông tin sai trên mạng.

 

Lý do thứ 1: Thuật toán MXH

Thông ngày nay chủ yếu lưu hành trên MXH, mà MXH sẽ ưu tiên hiện thị những gì nhiều người dùng quan tâm, mà tiêu chính đánh giá mức độ quan tâm của người xem lại là số lượng comment, số lượng tương tác like, share phẩn nộ … Và những người làm về tin tức, truyền thông, MXH sẽ tận dụng triệt để điều đó. Chỉ khác nhau là ai có đạo đức thì đưa thông tin đúng, ai vô đạo đức thì cố tình đưa thông sai, miễn view nhiều là được. 

 

Lý do thứ 2: Mình trích 1 đoạn trên báo Công An

https://congan.com.vn/vu-an/phong-su/bai-2-truyen-thong-ban_130091.html

 

“Mặt trái, các kênh truyền thông có thể được sử dụng để tiêu diệt đối thủ, xúc phạm, tấn công người khác, đưa tin và bình luận sai sự thật, ác ý. Lúc này các kênh truyền thông như con dao được dùng để đi cướp, giết người chứ không phải dùng để làm bếp.

 

“tâm lý xã hội phổ biến là hả hê với thông tin về sai phạm”

 

Qua 2 đoạn trích vừa rồi thì các bạn sẽ thấy dễ hiểu khi gần đây, gần như toàn bộ người dân Việt Nam đều bị tiếp cận với các tin nói xấu về toàn bộ tăng đoàn trong GHPGVN, nhiều đến nỗi kênh Truyền hình quốc hội thống kê có tới 70.000 tấn công vào đạo Phật mỗi ngày, trong đó có Thầy Chân Quang, Thầy Bửu Chánh là bị nhiều nhất. Tới đây thì các bạn có thể hiểu được là, có thế lực nào đó muốn tiêu diệt đạo Phật Việt Nam. Vì 1 vài cá nhân không thể nào làm nổi nên 70.000 cuộc tấn 1 ngày, trên toàn bộ các nền tảng MXH.

 

Tóm lại là thế giới thông tin trên mạng bây giờ cực kì hỗn loạn, thật giả khó lường. Vậy nên cái gì mà bạn thấy rầm rộ phổ biến trên mạng thì cũng chưa chắc đúng, nhiều khi chỉ là ai đó hoặc tổ chức nào đó muốn tư lợi mà đưa thông tin sai lệch mà thôi. Và việc dùng MXH sao cho khôn ngoan là cực kì khó, vô cùng khó để xác định được thông tin nào đúng thông tin nào sai, chứ không phải cứ lướt lướt thấy nhiều người đăng là đúng. 

 

Đối với lượng thông tin khổng lồ và hỗn tạp như vậy, làm mình nhớ đến điều số 3 trong: “10 điều chớ vội tin của Đức Phật dạy, đó là:

 

“Chớ vội tin điều gì, chỉ vì điều đó được nhiều người nhắc đến hay tuyên truyền.”

 

Vậy nên, đừng vội tin bất kì điều gì, mà chúng ta phải luôn tự mình kiểm chứng đối với thông tin. Kiểm chứng  thông tin là như thế nào?

Đừng nói các bạn đi lòng vòng trên MXH để kiểm chứng nha, kiểm kiểu đó là rối loạn tiền đình luôn, vì quá nhiều thông tin.

 

Kiểm chứng tức là tự mình tìm hiểu thông tin KHÔNG THÔNG QUA TRUNG GIAN. Mình lưu ý nha, KHÔNG THÔNG QUA TRUNG GIAN. 

 

Ví dụ bạn nghe nói trung tâm dạy tiếng Anh đó bị phốt, thì bạn đừng có mà lên mạng tìm từ khoá bóc phốt, vì kiểu gì bạn cũng chỉ có thông tin qua trung gian người nào đó chứ không phải thông tin trực tiếp. Cách kiểm chứng đúng ở đây là hãy xác định những tiêu chuẩn của 1 trung tâm tiếng anh tốt, rồi sau đó đến trực tiếp trung tâm tiếng Anh đó để tìm hiểu và đối chiếu.

 

Hoặc là khi bạn nghe nói thầy nào đó xấu, bạn muốn biết tốt xấu thì tự tìm nghe những bài giảng đầy đủ xem thầy đó nói cái gì, chứ đừng nghe mấy bài người khác cắt ghép, vì bạn phải nhớ rằng: 1 nữa ổ bánh mì vẫn là bánh mì, nhưng 1 nữa sự thật thì không phải sự thật. Người ta cắt ghép rồi thì không thể nào còn đúng như lời thầy đó nói nữa. Rồi sau khi nghe, bạn có thể so sánh với luân thường đạo lý, so với kinh điển nguyên thuỷ Phật dạy ra sao, rồi áp dụng vào cuộc sống để xem kết quả như thế nào…

 

Tóm lại là bạn phải có những tiêu chuẩn, những kiến thức khách quan, những nghiên cứu độc lập của riêng bạn để đo lường, chứ đừng dựa vào lời nói của ai hay trang thông tin nào đánh giá giùm cho bạn. 

 

Cuối cùng, mình xin chúc mọi người đều sẽ có cái đầu lạnh và trái tim nóng, sáng suốt trong thời buổi loạn lạc thông tin này. Cảm ơn mọi người đã xem và hẹn gặp lại trong video tiếp theo.