Làm sao để sống hạnh phúc | Hạnh phúc vs khoái lạc

Chúng ta nhầm lẫn khoái lạc với hạnh phúc vì cả hai đều mang lại cảm giác sung sướng.
Chúng ta theo đuổi khoái lạc vì nghĩ rằng mình đang trên con đường đi đến hạnh phúc. Nhưng con đường này có thể đầy nguy hiểm
Khoái lạc là 1 cạm bẫy.

David Roger Clawson M.D

 
Chào mọi người, hôm nay mình quay trở lại với 1 chủ đề khá là hại não 😀
 
Có bao giờ mọi người thắc mắc, mình đang đi tìm hạnh phúc hay đang tìm khoái lạc?
Có thể là không, vì thông thường chúng ta sẽ nghĩ khoái lạc là những thứ sa đọa như ma túy, tình dục… nhưng không, khoái lạc còn bao gồm nhiều thứ thường gặp mà rất nhiều người nhầm lẫn đó là hạnh phúc, trong khi thực ra nó chỉ là khoái lạc
 
Và và đã là khoái lạc thì nó sẽ ngắn ngủi, mau hết và để lại tác dụng phụ, chứ không như hạnh phúc. Vì vậy, việc phân biệt khoái lạc và hạnh phúc rất quan trọng để có cuộc sống thật sự hạnh phúc về sau.
 
Getgo
 
Mình trích 1 số đoạn trong bài viết Happy vs Pleasure của Bác sĩ vật lý trị liệu David Roger Clawson M.D.
 
Về sinh lý, hạnh phúc được được điều chỉnh bới chất dẫn truyền thần kinh acetylcholine và hệ thần kinh phó giao cảm. Hạnh phúc có thể gắn liền với nồng độ cao của chất dẫn truyền thần kinh serotonin (kết nối) cũng như gamma amino butyric acid (GABA, thư giãn).
Đáng chú ý là, hạnh phúc có thể hiện diện ngay cả khi không có dopamine và chỉ xảy ra trong trạng thái an toàn, còn khoái lạc thì lại có thể xuất hiện ở cả trạng thái an toàn lẫn bị đe dọa và chủ yếu được điều chỉnh bởi dopamine.
 
Mà dopamine thường được sản xuất nhiều khi cơ thể mong muốn được tặng thưởng. Nó kích thích não bộ liên tưởng đến những điều mà nó thích như như ăn uống, mua sắm, du lịch hoặc hoạt động tình dục. Bên cạnh đó, dopamine và khoái lạc còn được tìm thấy trong trạng thái rất bất ngờ đó là trạng thái hiếu thắng, với biểu hiện thành các hành vi như: chế nhạo, hạ nhục, bắt nạt, bạo hành, gièm pha, phán xét và đổ lỗi.
 
Chúng ta thường lẫn lộn giữa hạnh phúc và khoái lạc là vì trong điều kiện an toàn thì cả hai trông na ná nhau về mặt hóa học thần kinh. Tuy nhiên, văn hóa có thể góp phần nhiều hơn vào sự nhầm lẫn này hơn là những điểm tương đồng về mặt hóa chất thần kinh. Chúng ta nhận được ‘tiếp thị’ để tin rằng cuộc đời này chỉ xoay quanh khoái lạc, và để sống hạnh phúc thì ta phải chạy theo và tìm kiếm những thứ khiến ta hài lòng nhất.  
 
Qua các đoạn trích trên, chúng ta có thể thấy rằng: các mục tiêu hạnh phúc mà rất nhiều người đang hướng đến như được tặng thưởng, được khen ngợi, được hưởng thụ, được ăn ngon sơn hào hải vị, mua sắm đồ hiệu, du lịch sang chảnh, và hoạt động tình dục đều chỉ là khoái lạc chứ không phải là hạnh phúc. Việc ganh đua hơn thua đố kỵ chiến thắng người khác cũng chỉ là khoái lạc chứ không phải là hạnh phúc. 
 
Vậy thì làm sao để phân biệt bản thân đang theo đuổi hạnh phúc hay là theo đuổi khoái lạc?
 
Chắc là phải gắn máy đo hóa chất thần kinh, xem liệu có serotonin không hay chỉ có dopamine.  Mình đùa thôi, chúng ta có thể đoán bằng cách xem điều bản thân theo đuổi tạo ra cảm giác an toàn hay bị đe dọa, vì hạnh phúc chỉ xảy ra trong trạng thái an toàn, còn khoái lạc thì lại có thể xuất hiện ở cả trạng thái an toàn lẫn bị đe dọa.
 
Vd1:
Một bác sĩ cố gắng trong nhiều năm liền để đạt được vị trí giỏi nhất của bệnh viện, thì khi đạt được rồi mà vẫn cứ trong trạng thái bị đe dọa sợ người khác giành mất vị trí đứng đầu thì nghĩa là người này chỉ đang theo đuổi khoái lạc. Mình từng đọc tâm sự của 1 người như thế và điều họ chia sẽ đó là chỉ cảm thấy trống rỗng, cô đơn.
 
Còn 1 người bác sĩ cũng cố gắng không ngừng để chữa bệnh được cho nhiều người thì khi họ đạt vị trí bác sĩ giỏi nhất, họ không hề thấy trống rỗng mà vẫn thấy hạnh phúc. Vì động cơ của bác sĩ này chỉ là chữa bệnh, không quan tâm tới việc giỏi nhất hay không, thì động cơ này hoàn toàn đạt được, không ai cấm, không ai giành giựt nên động cơ này tạo cảm giác an toàn và theo nguyên tắc trên thì đó là cảm giác hạnh phúc.
 
Vd2:
Một người cố gắng giàu, khi giàu rồi mà cứ sợ mất cái giàu, sợ bạn bè giàu hơn thì điều người giàu này đạt được chỉ là khoái lạc.
 
Còn nếu khi đạt được sự giàu có rồi mà không sợ mất cái giàu đó bởi vì thực sự người này muốn giàu để giúp đời giúp người thôi, mà cái muốn giúp đời giúp người đó không ai giành giựt tranh đua cả nên người này vẫn cảm thấy an toàn. Và dựa vào sự an toàn đó, điều đạt người này đạt được khả năng cao là hạnh phúc.
 
Vậy thì có công thức chung nào để đạt được trạng thái an toàn không? Thực sự thì chưa có nghiên cứu nào về vấn đề này, nhưng dựa trên 2 ví dụ trên, chúng ta có thể thấy là trạng thái an toàn có thể đạt được bằng những động cơ, mục đích sống vị tha, vì người khác.
 
Bởi vì con người ai cũng bị bản năng ích kỷ chi phối cả, nên nếu hướng đến các mục đích ích kỷ như tiền tài, vật chất, quyền lực, địa vị thì sự cạnh tranh, sự đe dọa là rất lớn. Còn người nào có lòng vị tha thì sự cạnh tranh rất thấp vì những người có lòng vị tha có đối mặt với nhau rồi thì cũng chẳng tranh giành với ai, ai làm được điều thiện gì thì cứ làm, thậm chí còn hỗ trợ thêm. Nên khi có mục đích sống vị tha, tự nhiên cảm giác an toàn sẽ luôn kề bên, và vì cảm giác an toàn lúc nào cũng kề bên nên sẽ cảm thấy hạnh phúc.
 
Và mình xin chúc mừng các bạn đã xem tới đoạn này, nhưng mình cũng xin báo tin buồn cho các bạn là: để lựa chọn động cơ vị tha không dễ!
 
Bạn có thể nghĩ, thì xem video này là biết rồi, chọn vị tha thôi chứ gì đâu mà không dễ.
 
Không, thật sự không đơn giản như vậy. Vì ích kỷ là 1 trong 10 kiết sử – hay còn gọi là 10 bản năng xấu tạo ra đau khổ của con người, chỉ có Bậc Thánh mới hết mà thôi. Mà đã là bản năng, thì chúng ta phải hiểu nó mạnh như bản năng sống còn vậy, từng giây từng phút nó vẫn chi phối chúng ta.
 
Ngay cả việc chúng ta chọn cách sống vị tha sau khi xem video này cũng chỉ là vì động cơ ích kỷ thôi. Vì có phải chúng ta chọn sống vị tha vì muốn bản thân được hạnh phúc chứ không phải là khoái lạc không? Mà cái muốn bản thân hạnh phúc đã chính là ích kỷ rồi vì mình có nghĩ cho ai đâu.
 
Hờ, nhức đầu ghê, nhưng không sao, có 1 bài giảng 90p khá dễ hiểu về “Cuộc sống vị tha” trong mô tả hoặc comment, mọi người hãy sắp xếp thời gian để nghe nha. Đừng nghĩ 90p là dài, vì thật sự nó vẫn là cái giá quá rẻ để có định hướng cuộc sống hạnh phúc, tránh rơi vào sự trống rỗng cô đơn sau bao năm phấn đấu miệt mài.
 
Cuối cùng, mình xin chúc mọi người đều sẽ đạt được cuộc sống hạnh phúc, đừng quên like, share, đăng ký kênh để giúp đỡ nhiều người khác nữa nha. Hẹn mọi người trong video tiếp theo.
 
Link tham bài giảng:
Cuộc sống vị tha: https://youtu.be/lwEDQySPx88
 
 
Nguồn tham khảo:
 
https://www.psychologytoday.com/intl/blog/deconstructing-illness/202112/happiness-vs-pleasure-the-source-our-discontent
https://www.healthline.com/health/dopamine-effects#definition