Cách để quên đi 1 người | HatBuiNho

Bài giảng Tham ái: https://www.youtube.com/watch?v=lefYjvJ5av4

Nghiên cứu của tiến sĩ tâm lý học Myriam Mongrain:

https://www.researchgate.net/publication/225312710_Practicing_Compassion_Increases_Happiness_and_Self-Esteem

 

Chào bạn, bạn vào xem video này chắc là đang đau khổ vì yêu lắm đúng không. Nhưng không sao đâu, hãy xem hết video, có thể bạn sẽ thấy như thế lại là may mắn đấy.

Chuyện kể rằng, ở Ấn Độ, cách đây hơn 2500 năm, có 1 vị vua tên Ba Tư Nặc, hỏi phu nhân của mình tên Mạt Lời rằng:

– Trên đời nầy ái khanh yêu ai nhất?

Phu nhân Mạt Lợi đáp:

– Dĩ nhiên, người thiếp yêu nhất chính là bệ hạ. (giọng hớn hở)

Vua Ba Tư Nặc nói:

– Trẫm cũng đoán rằng khanh sẽ nói như thế.

Phu nhân Mạt Lợi mỉm cười:

– Tâu bệ hạ, nếu cho phép, thần thiếp sẽ nói khác đi một tí, nhưng xác thực hơn. (giọng vui vui tỏ vẽ bí mật)

Khanh yêu ai nhất?

Vua Ba Tư Nặc bảo:

– Khanh cứ nói!

Phu nhân Mạt Lợi thưa:

– Tâu bệ hạ, người mà thần thiếp yêu quí nhất, chính là thần thiếp. (giọng ngập ngừng)

Vua Ba Tư Nặc ngạc nhiên:

– Sao? Mình lại yêu mình? Trẫm không hiểu khanh muốn nói gì?

Phu nhân Mạt Lợi thưa:

– Tâu bệ hạ, vì bệ hạ là người đem lại hạnh phúc cho thần thiếp, cho nên thần thiếp mới yêu bệ hạ. Chứ nếu bệ hạ không đem lại hạnh phúc cho thần thiếp thì thần thiếp không yêu bệ hạ. (giọng tỉ tê giải thích)

Vua Ba Tư Nặc nói:

– Trẫm biết điều đó, nhưng vẫn chưa hiểu rõ ý khanh.

Phu nhân Mạt Lợi dè dặt:

– Tâu bệ hạ, thần thiếp mạn phép nêu ra một câu hỏi: “Trên đời nầy bệ hạ yêu thương ai nhất?” (giọng dè dặt)

Vua Ba Tư Nặc cười: – Ái khanh chứ còn ai!

Phu nhân Mạt Lợi hỏi tiếp:

– Giả sử thần thiếp yêu thương một người đàn ông khác thì bệ hạ sẽ làm gì? (giọng dè dặt)

Vua Ba Tư Nặc lúng túng: – ?, trẫm sẽ…, trẫm sẽ…

Phu nhân Mạt Lợi tiếp lời:

– Bệ hạ sẽ nổi trận lôi đình, chém đầu thần thiếp ngay lập tức phải không? (giọng dè dặt)

Vua Ba Tư Nặc giả lả: – Khanh hỏi rắc rối quá! Rắc rối thật!

Phu nhân Mạt Lợi hỏi: – Tâu bệ hạ, có đúng thế không ạ?(giọng dè dặt)

Vua Ba Tư Nặc đáp: – ?… à…

Phu nhân Mạt Lợi hỏi dồn: – Ðúng, phải không bệ hạ? (giọng thôi thúc)

Vua Ba Tư Nặc im lặng 1 lúc lâu, nói: – Có lẽ khanh nói đúng.

 

Qua câu chuyện vừa rồi, mọi người nhận ra điều gì? Mình thì mình nhận ra rằng, trong tình yêu cá nhân, thật ra chúng ta không hề yêu nhau, chúng ta chỉ yêu cái lợi ích cho chính mình mà thôi.

 

Nghĩa là tình yêu của mỗi người dành cho 1 người khác, thật ra cũng chả tốt lành gì và tình yêu không hề đẹp đẽ như nhiều người nghĩ, sự cho đi trong tình yêu luôn có động lực từ 1 nhu cầu ích kỷ nào đó của bản thân mà thôi. Nhu cầu đó rất đa dạng, với người nữ có thể là nhu cầu được quan tâm, nhu cầu được che chở, nhu cầu ăn ngon mặc đẹp… với người nam có thể là nhu cầu khẳng định giá trị bản thân, nhu cầu được tôn trọng, nhu cầu ăn uống, nhu cầu tình dục…

 

Đó là lý do mà khi người chúng ta yêu phản bội, đi yêu 1 người khác, những nhu cầu kia không được đáp ứng nữa thì nhẹ nhất là chúng ta sẽ hết yêu họ, nặng hơn xíu là đau khổ nhưng không căm ghét, nặng hơn nữa là căm thù, nặng hơn nữa là tìm cách tạt axit hay giết người ta luôn.

 

Nếu tình yêu của chúng ta đẹp, thuần khiết chỉ có mong muốn đem lại hạnh phúc cho người mình yêu chứ không muốn sở hữu, không cần điều kiện gì, thì khi người mình yêu bỏ mình đi yêu người khác thì mình vẫn chấp nhận bình thường, không đau khổ vì nghĩ rằng như thế tốt hơn cho người mình yêu.

Nếu tình yêu đẹp thì 

khi cho đi sự quan tâm, chúng ta sẽ không đòi hỏi phải được quan tâm, 

khi cho đi sự tôn trọng, chúng ta sẽ không đòi hỏi phải được tôn trọng trở lại, 

khi cho đi sự yêu thương, chúng ta sẽ không cần nhận lại sự yêu thương,…

 

Nói chung là cho đi mà thật sự không mong nhận lại điều gì mới là tình yêu đẹp, nhưng thực tế thì hoàn toàn ngược lại, sự cho đi lúc nào cũng kèm theo mong muốn nhận lại 1 điều gì đó.

 

Tại sao mình lại nói về những điều này? Bởi vì khi chúng ta hiểu: yêu hay thương nhớ ai thật ra cũng chỉ vì nhu cầu ích kỷ nào đó của bản thân mà thôi, thì chúng ta sẽ thấy 2 điều:

1 là tâm hồn của mình thật xấu xí, khi thấy tâm hồn mình xấu xí như vậy, tự nhiên chúng ta sẽ khiêm tốn khiêm hạ lại, mà khiêm tốn khiêm hạ chính là 1 trong những liều thuốc để chữa bệnh tham ái – hay còn gọi là tình yêu cá nhân, muốn hiểu thêm mọi người có thể nghe thêm bài giảng Tham Ái trong mô tả comment. (link bài giảng tham ái)

 

Điều thứ 2 mà chúng ta thấy được đó là là bản chất tình yêu thật xấu xí, nói huỵch tẹt ra là sự trao đổi các nhu cầu với nhau, cao cấp thì là nhu cầu tâm lý, thấp cấp thì là nhu cầu sinh lý. Khi thấy nó xấu xí rồi thì tự nhiên chúng ta có thể chán và không muốn yêu nữa hơn.



Thứ hai: Tình chỉ đẹp khi còn dang dở.

 

Có 1 bệnh nhân nam bị trầm cảm nhẹ và 1 bệnh nhân nam bị trầm cảm nặng. Bs tìm hiểu nguyên nhân vì sao, thì phát hiện BN trầm cảm nhẹ bị người yêu tên Mai bỏ nên bị trầm cảm. Còn BN trầm cảm nặng là vì cưới phải người vợ tên Mai, chính là người đã bỏ BN trầm cảm nhẹ.

 

Đây là 1 câu chuyện cười, nhưng phản ánh 1 phần sự thật. Tức là khi bị người yêu tuy có đau khổ đó, nhưng chưa chắc cưới được người mình yêu về rồi thì sướng hơn, có khi còn đau khổ hơn là bị bỏ. 

 

Cái xấu xí của mỗi người sẽ hiện ra khi sau khi cưới, chứ không phải lúc yêu.  Đây là chuyện muôn thuở, vì khi yêu ai cũng cố bày tỏ điều tốt đẹp nhất của mình ra. Nhưng khi cưới về vài năm rồi mới thấy hết cái xấu của nhau. Đó là lý do mà người ta nói tình chỉ chỉ đẹp khi còn dang dở là vậy. 

 

Nhiều nghiên cứu cũng đã chỉ ra rằng các cặp yêu nhau trung bình sẽ hết yêu sau 6 tháng đến 3 năm, hết yêu nhau cũng bởi vì thấy hết cái xấu của nhau đấy thôi.

Vậy nên, khi bị chia tay, bị người yêu bỏ chưa hẳn là điều gì đáng buồn. Vì dù có không bỏ, cưới về thì cũng vài năm là hết yêu. Lúc đó chỉ còn sống vì tình nghĩa, trách nhiệm nếu 2 vợ chồng đủ đạo đức, còn nếu thiếu đạo đức, thì 2 vợ chồng sẽ giày vò, làm nhau đau khổ với 1 tỷ vấn đề xảy ra mà không cách nào giải quyết.

 

 

Thứ ba: Tình yêu cá nhân cản trở hạnh phúc bền vững

Có lẽ bạn nghe điều này hơi lạ. Theo nghiên cứu của Myriam Mongrain, tiến sĩ tâm lý học tại đại học York, thực hành lòng từ bi lòng từ bi hay tình yêu thương đại đồng, sẽ tạo ra hạnh phúc bền vững.

 

Nhưng chúng ta sẽ không thực tập được lòng từ bi nếu chúng ta yêu 1 cá nhân nào đó. Ví dụ dễ thấy nhất là ghen. Khi mình muốn thương yêu tất cả mọi người, nhưng người mình yêu mà bị người nào đó gần gũi tán tỉnh là mình thấy khó chịu liền, thấy không thích những người đang tán tỉnh người mình yêu liền. Vậy là chưa từ bi thương yêu được chút nào đã cảm thấy ghét người khác. Còn xa hơn, khi yêu 1 người, toàn bộ tâm trí sẽ bị dồn vào cho người đó, chúng ta sẽ không còn thời gian để lo lắng thương yêu nhiều người nữa.

 

Thứ tư: Lòng từ bi, tình yêu đại đồng sẽ hóa giải tình yêu cá nhân.

Chúng ta hay nghe câu chuyện thế này, người mẹ khi sinh con ra thì tình yêu dồn hết cho đứa con, và bỏ bê ông chồng. Tuy lúc này người mẹ vẫn còn yêu chồng chứ không hết hẳn nhưng từ điều này chúng ta có thể suy ra là: Tình cảm của con người có 1 lượng giới hạn nào đó, khi có 1 đối tượng khác để yêu thương thì tự nhiên tình cảm ở đối tượng trước đó sẽ giảm đi. 

Cũng vậy, để quên đi một người, chúng ta hãy thương yêu thật nhiều người thì tự nhiên tình cảm dành cho đối tượng đầu tiên sẽ giảm đi liền. Tất nhiên ở đây không phải là tình yêu lăng nhăng, tình yêu lăng nhăng chỉ gây rắc rối, đau khổ về lâu dài thôi. Điều mình muốn nói là lòng từ bi, là tình thương yêu đại đồng, khi có nó, tự nhiên tình yêu cá nhân sẽ giảm đi liền.Hơn nữa, mình được học là lòng từ bi, tình yêu đại đồng cũng đem lại nhiều an vui hơn, nhiều hạnh phúc, nhiều may mắn thành công hơn nhiều so với tình yêu cá nhân. Quy luật tâm lý này được nói rõ hơn trong bài giảng Tham Ái mà mình có nhắc lúc đầu.

 

Tóm lại, cách để có thể quên đi 1 người đó là:

Hiểu rằng tâm hồn chúng ta khi yêu thương ai cũng chỉ là mong nhận lại điều gì đó mà thôi.

Hiểu rằng tình yêu nhìn bề ngoài có vẽ đẹp nhưng bản chất chỉ là sự ích kỷ.

Hiểu rằng tình chỉ đẹp khi dang dỡ, cưới về là hết đẹp, 6 tháng đến 3 năm là hết yêu.

Hiểu rằng tình yêu cá nhân cản trở hạnh phúc bền vững.

Hiểu và thực hành lòng khiêm hạ, từ bi vì đó là liều thuốc để giảm đi tình yêu cá nhân.

Video đến đây là hết rồi, cảm ơn mọi người đã xem, đừng quên like, share, đăng ký kênh để giúp nhiều người hơn ạ.

 

Bài giảng Tham ái: https://www.youtube.com/watch?v=lefYjvJ5av4

Nghiên cứu của tiến sĩ tâm lý học Myriam Mongrain:

https://www.researchgate.net/publication/225312710_Practicing_Compassion_Increases_Happiness_and_Self-Esteem