Làm gì khi bị bắt nạt ăn hiếp | HatBuiNho

 

 

Bài Pháp “Sức mạnh và lẽ phải”: https://www.youtube.com/watch?v=p63QIpOjJ5g 

Cách vượt qua rụt rè nhút nhát: https://www.youtube.com/watch?v=VtC0v5pxfHs 

Cách để tự tin: https://www.youtube.com/watch?v=wngwR0tl-Fg

Cách để vượt qua mặc cảm: https://www.youtube.com/watch?v=nKZSNtD_kBk

Đối xử bất công: https://www.youtube.com/watch?v=-xz14eRLS0c

Hàng ngày khi đến lớp học, nếu bạn thường xuyên phải nghe những câu như: “ôi con này béo như lợn” , “lùn thế này thì đi ra chỗ khác chơi”, “nghe đồn thằng này học giỏi nhà giàu mà chảnh lắm tránh xa nó ra”, hoặc những câu tương tự như vậy,… rất có thể bạn đang là nạn nhân của nạn bắt nạt học đường. Bắt nạt học đường vẫn luôn là vấn nạn đáng báo động trong xã hội. Báo cáo gần đây của Bộ Giáo dục và Đào tạo cho thấy trong 1 năm học, toàn quốc xảy ra gần 1.600 vụ việc học sinh đánh nhau ở trong và ngoài nhà trường (tương đương với khoảng 5 vụ/ngày). Một số bạn nghĩ rằng, bắt nạt chỉ bao gồm bạo lực thể chất bằng cách sử dụng vũ lực như trực tiếp đánh đá đấm đạp nạn nhân. Nhưng thật ra, bắt nạt còn thể hiện qua những lời nói giễu cợt, đe doạ, xúc phạm, cô lập nạn nhân ra khỏi cộng đồng của họ nhằm hạ thấp và kiểm soát gây tổn hại tinh thần, tâm lý nạn nhân. Tuy nhiên trong xã hội hiện nay, bắt nạt đã lan rộng ra trên mạng xã hội, biểu hiện là những kẻ ẩn danh gửi tin nhắn hình ảnh lăng mạ bôi nhọ nạn nhân, tung clip đánh đập nạn nhân, lập group kéo bè kết phái đòi tẩy chay xa lánh nạn nhân. 

 

Trong video ngày hôm nay, chúng ta sẽ chia sẻ với nhau về cách giải quyết.

Đầu tiên, bạn hãy chia sẻ ngay vấn đề mình đang gặp phải với người thân mà mình tin tưởng, người đó có thể là thầy cô, bạn bè thân thiết hoặc bố mẹ của bạn. Việc chia sẻ này sẽ giúp bạn giải toả tâm lý căng thẳng, sợ hãi và lo lắng ở hiện tại, đồng thời, người thân của bạn sẽ có những cách giải quyết giúp bạn thoát khỏi tình trạng này. Nhớ nha đừng giấu giếm vấn đề của mình, hãy cứ mạnh dạn chia sẻ nhé, mọi người sẽ giúp đỡ bạn. Các sự việc bắt nạt học đường càng trở nên dai dẳng và khó giải quyết hơn một phần là do nạn nhân giấu giếm không dám nói chuyện với bất kỳ ai, bắt nguồn từ rất nhiều nỗi sợ và cảm thấy xấu hổ. Nỗi sợ khi bị đe dọa: “nếu nói ra sẽ bị xử lý nhiều hơn nữa”, hoặc chưa thấy ai xung quanh mình đủ tin tưởng để chia sẻ, hoặc nói ra sẽ làm ảnh hưởng đến cuộc sống hàng ngày,…. Bạn hãy tạm gác lại nỗi sợ qua một bên vì khi nói chuyện này với người bạn tin tưởng, ít nhất sự việc cũng đã được phơi bày, có thêm 1 người nữa cùng giải quyết với bạn, bạn sẽ không đơn độc một mình. Hãy bắt đầu bằng việc kể những câu chuyện hàng ngày của mình, một ngày bạn trải qua những sự việc như thế nào, bạn bị bắt nạt ra sao, tại sao bạn coi đó là bắt nạt, bạn cảm thấy như thế nào vào lúc đó, sau đó bạn cảm thấy không ổn hay tiêu cực như thế nào trong cả tinh thần và trong cơ thể của mình, bạn đang sợ điều gì,….Bạn cứ từ từ chậm rãi trả lời những câu hỏi này để có thể tiếp tục kể câu chuyện của mình nhé.

 

Cụ thể hơn, đối với hành vi bạo lực sử dụng vũ lực, bạn cần tìm kiếm những người bạn có thể đi cùng và bảo vệ bạn, dù sao đi đông người cũng tốt hơn là đi một người. Nếu được bạn nên đi học một lớp võ tự vệ càng sớm càng tốt, nếu không thể tự vệ vì phe bên kia quá đông, hãy dùng quyền lực mềm là báo cáo lại sự việc cho người lớn như thầy cô, gia đình, hoặc công an bằng cách quay clip hoặc ghi âm lời nói đe doạ đó để làm bằng chứng. Hãy can đảm đối mặt để sự việc được lắng xuống nhé. Đối với các bạn còn rụt rè e sợ, đừng sợ, và nhút nhát mà im lặng vì làm như vậy, bạn đã tiếp tay cho những hành động xấu gây hậu quả nghiêm trọng hơn. Bạn xem lại 2 video của kênh đã làm để tăng thêm phần tự tin vượt qua mặc cảm nhé, link ở dưới phần bình luận ạ. Chính những người bắt nạt bạn đã lợi dụng tâm lý rụt rè này của bạn mà đe dọa bạn vì nghĩ rằng bạn sẽ sợ mà nghe lời. Thêm nữa, bạn cần mạnh dạn cất lên tiếng nói ngăn chặn vụ việc này để bảo vệ mình và cho các bạn là nạn nhân khác vì nếu bạn e dè nhu nhược, thì những người bắt nạt sẽ nghĩ rằng dùng vũ lực sẽ có được tất cả mọi thứ, chỉ cần có sức mạnh và bạo lực là có thể chiếm được mọi thứ. Bạn cần đứng lên giải quyết chuyện này để răn đe những người bắt nạt người khác thấy họ đã sai mà ngừng lại, và chứng minh cho họ thấy vũ lực không phải là chân lý luôn đúng, dùng vũ lực không làm người khác nể phục họ hơn. Rất có thể khi bạn dùng sự mạnh mẽ can đảm của mình ngăn chặn những hành động bạo lực này, bạn đang giúp cho rất nhiều bạn khác cũng đang rơi vào hoàn cảnh bế tắc thì sao, nếu làm được như vậy, bạn đã làm được một việc có ý nghĩa rất lớn đấy? Trong nhiều nhiều hợp, những điều thiện điều tốt cần được bảo vệ bằng sứ mạnh mẽ và cứng rắn, như lực lượng Công an và Quân đội bảo vệ Đất Nước, hay như trong các Chùa có tượng Hộ Pháp mặt mũi dữ dằn. Các bạn có thể nghe thêm video: “Sức mạnh và lẽ phải”, link trong phần bình luận để hiểu thêm về điều này. Đối với các bạn không nhút nhát, e dè, bạn cũng phải hết sức bình tĩnh và tôn trọng phe bên kia để tránh buông những lời lẽ xúc phạm hay phản ứng gay gắt làm xung đột bị đẩy lên cao. Đã có nhiều vụ án mạng và thương tích chỉ vì một phút nóng nảy và bồng bột với những lời lẽ thóa mạ nhau. Những lúc căng thẳng, bạn rất dễ mất bình tĩnh vì vậy để giữ bình tĩnh, bạn có thể hít một hơi thật sâu đếm từ 1 đến 10, nhìn vào mắt kẻ bắt nạt và nói những câu như: “Tớ đi trước đây. Tớ có việc khác cần làm”, “Bỏ tay ra khỏi người tớ”, nếu có đụng tay đụng chân thì chỉ là để tự vệ chứ không gây thêm thương tích … Hãy cứng rắn nhưng điềm tĩnh.

 

Với những tình trạng bắt nạt bằng lời nói xúc phạm, bạn cần giữ cho mình sự bình tĩnh và có cái nhìn khách quan để không có những suy nghĩ và hành động tiêu cực. Đôi lúc, bạn sẽ cảm thấy buồn bã, chán nản, thất vọng và sợ hãi như cả thế giới quay lưng với mình, nhưng hãy nhìn nhận lại bản thân đối chiếu với lời nói ấy xem, bạn đang như thế nào nhé. Bạn thử nói chuyện trực tiếp, trao đổi thẳng thắn với những người đã nói xấu bạn, hoặc tự tìm hiểu kỹ lý do đằng sau những lời đùa ác ý miệt thị ấy xem tại sao chúng xuất hiện. Nếu là do bản thân thì bạn cần cải thiện mình một chút vì dù sao chúng ta cũng đang sống trong tập thể và mình cần hòa đồng trong tập thể đó: ví dụ như ngoại hình chưa được đẹp, hãy cố gắng cải thiện chúng mỗi ngày đều đặn và bền bỉ, hay bạn đã làm gì để mọi người nghĩ bạn là chảnh, là khó gần? Nếu nguyên nhân không phải do bản thân bạn, bạn bỏ qua lời đàm tiếu này sang một bên mà không cần chán nản hay tuyệt vọng vì bản thân nữa.

 

Nếu lý do đến từ những mâu thuẫn, bạn cần giải quyết những mâu thuẫn đó bằng cách hoà đồng, yêu thương và giúp đỡ lại chính người bắt nạt mình. Có thể bạn sẽ cảm thấy vô lý nhưng thực ra lại rất thuyết phục để có thể giải quyết mâu thuẫn một cách hiệu quả nhất. Bạn không nghe lầm đâu, bạn cần giúp đỡ người đã bắt nạt do mâu thuẫn với mình trong lúc khó khăn như cùng nhau giải bài toán khó, cho bạn mượn sách tham khảo, khen ngợi thật lòng hoặc cùng nhau thực hiện một hoạt động trong giờ ngoại khóa, hoặc thử trò chuyện kết bạn với những người bắt nạt mình để hiểu hơn về họ. Thử đặt tình huống ngược lại một chút xíu, khi bạn ghét khi bạn ghét 1 ai đó, mà 1 lúc nào đó mình gặp khó khăn, tự nhiên người đó giúp đỡ mình thì bạn sẽ cảm thấy như thế nào. Có phải bạn sẽ rất ngạc nhiên, vui vui, thích thú trong lòng đúng không, khi vui như vậy thì sẽ dễ dàng xoa dịu những hiềm khích và mâu thuẫn của đối phương.

 

Tại sao chúng ta cần làm như vậy? Bởi vì chúng ta không thể lấy lửa hận thù để dập lửa hận thù được, chúng ta càng đối chọi lại thì mâu thuẫn càng khó tháo gỡ, cuộc sống này vốn rất công bằng mà bạn không để ý đó thôi. Bằng sự yêu thương, giúp đỡ chân thành mới có thể nhận lại yêu thương, giúp đỡ chân thành của người khác, và hóa giải được mọi hận thù tận gốc. Chúng ta cũng thường nghe nói: hãy đối xử với người khác giống như cách bạn muốn người khác đối xử với mình, bạn muốn người bắt nạt mình không gây gổ không xúc phạm mình, và yêu quý mình hơn? Hãy làm điều giống như vậy với người đó. Bạn sẽ mất một khoảng thời gian khá dài để yêu thương được người đã nói xấu mình, nhưng hãy cứ kiên trì làm bạn nhé. Lợi ích của việc làm yêu quý được người đã nói xấu mình ngoài việc triệt tiêu được mâu thuẫn tận gốc, bạn sẽ rèn luyện được lòng vị tha, bao dung của mình hơn, vì yêu thương một người đã rất khó rồi, mà yêu thương người đã gây hại cho mình còn khó hơn nữa. Hơn thế nữa, mình được học là khi chúng ta bắt đầu tập quý mến được những người đã bắt nạt mình, chúng ta sẽ thấy tâm hồn mình nhẹ nhõm và thanh thản hơn rất nhiều, những bất an xao động trong tâm trí sẽ được lắng xuống dần dần. Mình đang cố gắng để thực hành những điều này, có bạn nào muốn thử với mình không?.

 

Nếu bạn cảm thấy khó khăn chưa thể giải quyết một mình được, một lần nữa, hãy chia sẻ với người thân cận của mình để giải toả và cùng nhau xử lý mâu thuẫn nha.

 

Thời học trò luôn là khoảng thời gian đáng nhớ của mỗi người, đây cũng là lúc chúng ta sẽ thay đổi về tâm sinh lý để bắt đầu bước vào tuổi trưởng thành. Chúng ta sẽ thích thể hiện cái tôi hơn, nhạy cảm hơn và tinh thần cũng chưa đủ mạnh mẽ. Để thời học sinh luôn có những kỷ niệm đẹp để khi nhớ về chúng ta sẽ mỉm cười trọn vẹn, chúng ta cần can đảm và mạnh mẽ hơn rất nhiều về mặt nội lực, sức mạnh tinh thần, và những kỹ năng sống như tự vệ và giao tiếp. Chúng ta hãy cùng nhau rèn luyện để môi trường học đường trở nên lành mạnh và tốt đẹp hơn nha. Hẹn gặp lại các bạn trong các video tiếp theo, đừng quên like share video và subscribe kênh nhé. Bái bai.

 

Bài Pháp “Sức mạnh và lẽ phải”: https://www.youtube.com/watch?v=p63QIpOjJ5g 

Cách vượt qua rụt rè nhút nhát: https://www.youtube.com/watch?v=VtC0v5pxfHs 

Cách để tự tin: https://www.youtube.com/watch?v=wngwR0tl-Fg

Cách để vượt qua mặc cảm: https://www.youtube.com/watch?v=nKZSNtD_kBk

Đối xử bất công: https://www.youtube.com/watch?v=-xz14eRLS0c