Thông minh cảm xúc và cách rèn luyện

 Ngày nay, khoa học và tâm lý học ngày càng đề cao vai trò của trí thông minh cảm xúc đối với thành công của mỗi người. Vậy thì tại sao trí thông minh cảm xúc lại quan trọng như thế?

1. Lợi ích của trí thông minh cảm xúc:
Thứ 1: Trí thông minh cảm xúc giúp tăng hiệu suất làm việc.
Các nghiên cứu đã cho thấy trí thông minh cảm xúc quan trọng gấp đôi chuyên môn và kiến thức thuần túy trong việc tạo ra sự hoàn hảo..
Vd: Có 2 người có kĩ năng, trình độ như nhau nhưng người thứ nhất không biết quản lý cảm xúc, dễ bị cảm xúc nóng giận, chán nản chi phối, còn người thứ 2 thì biết cách quản lý cảm xúc hơn, ít khi nóng giận và chán nản hơn. Từ đó, hiệu suất làm việc của người thứ 2 cũng sẽ cao hơn người thứ 1.
Thứ 2: Trí thông minh cảm xúc giúp tăng năng lực lãnh đạo.
Các công trình nghiên cứu đã khẳng định rằng: Chỉ 25% các nhà lãnh đạo thành công có chỉ số IQ cao hơn trung bình, 75% số người còn lại chính là nhờ chỉ số EQ cao hơn người bình thường.
Thứ 3: Thông minh cảm xúc hạnh phúc hơn
Nghiên cứu của 2 nhà tâm lý học Moïra Mikolajczak và Dorota Szczygieł  đã cho thấy người có trí thông minh cảm xúc cao cũng có chỉ số hạnh phúc cao hơn người bình thường.
Vậy làm sao biết bản thân có trí thông minh cảm xúc hay chưa? Chúng ta có thể dựa vào những biểu hiện sau để tự đánh giá bản thân:
 2. Năm phần của trí thông minh cảm xúc
            1. Khả năng nhận thức bản thân: Tức là khả năng hiểu rõ về nguyên nhân và mục đích của những cảm xúc, suy nghĩ của bản thân. Đồng thời cũng là khả năng hiểu rõ những cảm xúc, hành động của bản thân sẽ ảnh hưởng tới người xung quanh như thế nào.
           2. Khả năng kiểm soát bản thân: Khả năng kiểm soát suy nghĩ, lời nói, hành động của bản thân dựa trên khả năng nhận thức bản thân. Người có khả năng kiểm soát bản thân tốt hiếm khi nào chửi mắng, nói nặng lời với người khác vì tức giận, hiếm khi nào đưa ra những quyết định cảm tính vội vàng, không giữ thành kiến hoặc cố tình làm tổn thương người khác.
           3. Khả năng tự tạo động lực: Biết cách suy nghĩ tích cực để tạo ra động lực làm việc nhằm đạt được mục tiêu.
           4. Khả năng cảm thông: Khả năng thấu hiểu cảm xúc, nhu cầu, ý muốn của người khác.
           5. Kỹ năng xã hội: Khả năng hỗ trợ, tạo ra động lực làm việc cho người khác, hợp tác với người khác và làm cầu nối cho nhiều người làm việc với nhau.
Trong 5 phần này thì khả năng cảm thông, thấu hiểu cảm xúc, nhu cầu của người khác là quan trọng nhất của trí thông minh cảm xúc.
3. Làm sao để tăng cường trí thông minh cảm xúc?
Tin vui cho chúng ta đó là trong khi IQ ít thay đổi theo thời gian nhưng EQ thì ngược lại. EQ hoàn toàn có thể học được và tăng lên theo thời gian nếu chúng ta biết cách rèn luyện. Để tăng được EQ, chúng ta cần rèn luyện những điều sau:
A. Tập đặt mình vào vị trí của người khác để cư xử thích hợp.
Trong đời sống hằng ngày, chúng ta nên thường xuyên đặt bản thân vào vị trí của người khác để hiểu cảm xúc, suy nghĩ của người khác từ đó có suy nghĩ, lời nói, hành động thích hợp.
Vd: Một tình huống mình được nghe Thầy mình giảng như thế này: Nếu chúng ta là người con, thấy bố mẹ đi làm về, hãy quan sát xem cảm xúc của bố mẹ như thế nào? Mệt mỏi cau có hay là khỏe khoắn vui vẻ. Nếu mệt mỏi cau có chúng ta hãy khoang hỏi thăm bố mẹ có chuyện gì mà trước tiên hãy làm nước chanh cho bố mẹ uống, khi bố mẹ khá hơn rồi hãy hỏi thăm chuyện gì. Còn nếu thấy bố mẹ khỏe khoắn vui vẻ hãy hỏi bố mẹ hôm nay có chuyện gì vui thế?…
Hoặc là nếu chúng ta là một nhân viên trong công ty, khi gặp đồng nghiệp hãy quan sát xem họ đang có cảm xúc như thế nào. Sau đó tùy tình huống mà chúng ta xem thử nên có 1 lời hỏi thăm, an ủi, 1 lời động viên, 1 ánh mắt nhìn cảm thông nếu họ đang buồn; 1 lời khen ngợi nếu họ đang vui; 1 câu nói xã giao nếu họ đang lúng túng, ngại ngùng với môi trường mới…
B. Tập kiểm soát cảm xúc từ gốc.
Đạo Phật chỉ rõ nguyên nhân gần của sự nóng giận, nôn nóng, vội vàng, hấp tấp là lòng tham như sau: Tham – Sân – Si nghĩa là Tham sẽ dẫn đến Sân, Sân sẽ dẫn đến Si. Bất kì khi nào chúng ta nóng giận, nôn nóng, vội vàng, hấp tấp nghĩa chúng ta đang tham một điều gì đó. Chúng ta hãy truy tìm nguồn gốc của cái tham đó thì sẽ kiểm soát được cảm xúc nóng giận, nôn nóng, vội vàng, hấp tấp.
Vd:
Khi bị chửi chúng ta tức giận vì chúng ta muốn có (tham) sự tôn trọng, tiếng tăm, lời khen.
Chứng minh cho điều này đó là biểu hiện của lòng tham: khi có được điều chúng ta tham, chúng ta sẽ vui mừng. Người tham tiền thì có tiền dù là đồng tiền chân chính hay bất chính vẫn vui mừng. Người tham lời khen dù được khen chân thành hay khen kiểu nịnh bợ vẫn vui mừng. Vui mừng khi có được lời khen, có tiền nghĩa là chúng ta đã tham lời khen, tham tiền.
Chừng nào chúng ta rèn luyện được điều này thì mới có thể bình thản hơn khi bị chửi: rất trân trọng người khen chúng ta, nhưng không vui mừng vì lời khen đó vì biết rằng những gì được khen cũng là vô thường, nay thế này, mai thế khác. Làm được như thế thì khi bị chửi chúng ta mới bình thản hơn được. Đây là điều mình học được từ Thầy của mình, và mình thấy nó rất đúng.
Nếu chúng ta vẫn rất trân trọng người khen, vẫn cảm ơn họ nhưng không vui mừng trước lời khen nghĩa chúng ta đã bớt một phần lòng tham sự tôn trọng, lời khen. Từ đó chúng ta cũng sẽ bình thản hơn trước lời chửi mắng.
Vd2:
Khi có người rủ chúng ta hợp tác làm ăn mà họ hứa hẹn là làm giàu rất nhanh kèm theo lời nói: quyết định nhanh lên, kẻo hết cơ hội bây giờ. Tự nhiên lúc đó chúng ta cảm thấy nôn nóng muốn đồng ý liền thì nghĩa là chúng ta đã bị lòng tham chi phối. Lúc này chúng ta phải rất cẩn thận vì lòng tham sẽ tạo ra hàng loạt lý luận để chúng ta đồng ý. Chúng ta phải nghĩ rằng mọi thứ đều vô thường, tiền mấy chục tỷ đô như Steve Job rồi bị ung thư cũng xong. Khi nào suy nghiệm vô thường đến khi thấy lòng bình thản, trầm tĩnh trở lại thì mới quyết định vì làm giàu nhanh chỉ có 3 dạng: 1 là phi pháp, 2 là bị lừa đảo, 3 là trúng số Việt Lot hoặc trúng đất. Hết.
KL:
Nói chung, để đối trị với cảm xúc nóng giận, nôn nóng, vội vàng, hấp tấp, chúng ta hãy truy tìm nguồn gốc của lòng tham, vì tham cái gì mà chúng ta nổi nóng và suy nghiệm rằng cái đó là vô thường, sẽ thay đổi, biến mất theo thời gian.
Tuy nhiên, đây chỉ là 1 cách tạm thời, còn cách lâu dài là chúng ta hãy phải tập thiền đến giai đoạn chánh niệm tỉnh giác thì mới không bao giờ nóng giận, nôn nóng, vội vàng, hấp tấp nữa mà thôi.
Chúng ta cũng không nên sợ mất thời gian khi tập thiền, vì thành tựu đời người dù có lớn bao nhiêu chỉ cần 1 phút nóng giận, hấp tấp chúng ta có thể tự tay phá hủy tất cả. Củi kiếm 3 năm nhưng đốt trong 1 giờ là hết sạch. Cũng vậy, thành tựu nhiều năm liền làm việc có thể tan tành chỉ trong 1 cơn nóng giận, 1 quyết định vội vàng hấp tấp.
Vì thế, khi thực tập thiền, suy nghiệm về sự vô thường là đang bảo vệ tương lai của chính chúng ta chứ không hề vô ích.
 C. Viết nhật kí giải pháp cảm xúc.
Đây cũng là một cách để tăng trí thông minh cảm xúc. Mỗi ngày chúng ta hãy dành ra khoảng 5-10 phút viết ra giấy những cảm xúc của chúng ta và suy ngẫm về nguồn gốc của những cảm xúc đó. Việc này giúp chúng ta tăng khả năng tự nhận biết cảm xúc của chính mình, lâu dần chúng ta sẽ có khả năng nhận biết được cảm xúc của bản thân ngay khi nó vừa khởi lên.
D. Thiền định:
Như ở phần kiểm soát cảm xúc từ gốc đã đề cập, thiền định không chỉ giúp gia tăng khả năng kiểm soát cảm xúc mà còn giúp tăng trí thông minh cảm xúc nói chung, đồng thời đem lại rất nhiều lợi ích cho sức khỏe và trí tuệ nói chung.
Một nghiên cứu của ĐH Harvard tại Bệnh viện tổng hợp Massachusetts đã cho ra kết quả đáng kinh ngạc về hiệu quả hữu hình của thiền định lên cấu trúc não người. Chỉ sau 8 tuần tập luyện thiền định, kết quả chụp MRI cho thấy chất xám trong não những tình nguyện viên đã tăng lên rõ rệt.
Nhiều công ty lớn của châu Âu cũng dành ra 1 khoảng thời gian cho nhân viên thực tập thiền định trước khi bắt đầu làm việc. Trong đó có Google, HBO, Yahoo, Facebook, Apple … Ở Việt Nam thì có tập đoàn FPT cũng đang đưa thiền định vào áp dụng cho nhân viên của mình…
Một điều cần lưu ý là hiện nay có rất nhiều trường phái thiền. Nhưng chỉ có thiền của Đức Phật Thích Ca có thật trong lịch sử là đầy đủ và hoàn thiện nhất vì: các vị khác tuy cũng là thiền định nhưng chưa đạt tới mức độ cao nhất, hoàn hảo nhất như Đức Phật và mãi mãi về sau cũng không có ai hơn Đức Phật được. Vì vậy, chúng ta nên tìm học phương pháp thiền gốc của Đức Phật Thích Ca thì mới đạt được nhiều lợi ích nhất và ít bị sai lầm nhất. Các bạn có thể xem link để học thiền trong comment bên dưới ạ.
Tóm lại, để có thể rèn luyện trí thông minh cảm xúc chúng ta cần phải:
A. Tập đặt mình vào vị trí của người khác để cư xử thích hợp.
B. Tập kiểm soát cảm xúc bằng cách truy tìm nguồn gốc của nó.
C. Viết nhật kí giải pháp cảm xúc.
D. Tập thiền định gốc của Đức Phật.
Và nếu lần đầu các bạn xem kênh, đừng quên đăng kí kênh, like, share nếu thấy hữu ích nhé. Cảm ơn các bạn.