Cách vượt qua nỗi buồn trong cuộc sống bằng luật nhân quả

Có những lúc nỗi buồn làm bạn như mất hết sức sống. Vậy làm sao để vượt qua những nỗi buồn rất hay gặp trong cuộc sống? Hãy xem bài viết để hiểu thêm:

Cách vượt qua nỗi buồn trong cuộc sống phần 1 – Cho và nhận

Các bạn có thể xem video hoặc đọc bài viết bên dưới ạ:

Theo nghiên cứu của Michael Norton, 1 giáo sư tại trường doanh nhân Harvard:

Việc cho đi đem lại hạnh phúc nhiều hơn là nhận lại. Đây là kết luận của cuộc khảo sát 632 người

Mỹ về mức thu nhập, cách họ sử dụng tiền và mức độ hạnh phúc của họ.

Kết quả là bất kể thu nhập thế nào thì người sử dụng tiền vì người khác cũng hạnh phúc hơn hẳn người sử dụng tiền vì chính họ.

 

cách vượt qua nỗi buồn trong cuộc sống bằng luật nhân quả

Làm việc thiện là cách vượt qua nỗi buồn hiệu quả.

Money can’t buy happiness, unless you spend it on others.

Tiền không thể mua hạnh phúc, trừ khi bạn dùng nó cho hạnh phúc của người khác.

Vậy người nào biết sống vị tha vì người khác sẽ có hạnh phúc. Người nào chỉ biết lo cho mình, sống ích kỷ thì sẽ đau khổ hơn.

Mà đã là con người thì luôn luôn còn ít nhiều ích kỷ trong tâm. Nên đã là con người thì phải đau khổ. Chỉ khác nhau nhiều hay ít.

Điều này được nói đến trong bài kinh Tứ Diệu Đế của Đức Phật cách đây hơn 2500 năm. Và để hoàn toàn hết đau khổ chỉ có tu cho đến khi Vô Ngã hoàn toàn.

Nhưng nếu biết sống vị tha thì tâm hồn cũng đã an vui hơn rồi.

Vì thế cách tốt nhất để hết buồn là: TẬP SỐNG VỊ THA VÌ NGƯỜI KHÁC.

Khi buồn đau, muốn khóc thì cứ khóc. Nhưng khóc xong thì phải tìm cách làm phước, đem an vui tới cho người khác. Rồi thì niềm vui sẽ đến với bạn.

Và kể cả khi không buồn, cũng nên đem an vui tới cho người khác. Vì cái phước từ việc đem an vui cho người khác sẽ làm nỗi buồn tránh xa.

Tuy nhiên, sống vị tha không hề dễ dàng. Đó là cả 1 sự đấu tranh trong tâm hồn. Đó là sự suy xét trong từng suy nghĩ, từng hành động là vị tha hay ích kỷ.

Đó là từng chút bận tâm lo lắng cho sự an vui, hạnh phúc của người khác. Nhưng rồi theo luật nhân quả, những gì nhận lại cũng rất xứng đáng.

Đó là sự an vui trong tâm hồn mình và nhiều sự may mắn, thành công khác nữa. Tuy nhiên, tuyệt đối không được chấp công, mong cầu quả báo trở lại.

Vì sự vị tha này chỉ là ở bề mặt. Sâu thẳm trong tâm hồn vẫn là sự ích kỷ. Nếu chấp công, mong cầu quả báo sẽ làm cho tâm ích kỷ tăng lên gấp bội. Quả báo của việc này là sau này sẽ rất giàu, rất thành công nhưng cũng rất ác.

Mà ác khi giàu, khi thành công thì sẽ tạo nghiệp gấp bội so với khi nghèo. Và quả báo sau đó nữa sẽ là sự đau khổ gấp bội so với khi chưa biết làm phước.

Vì thế, khi làm phước, giúp người phải từ lòng từ bi, thương yêu. Phải hiểu tâm trạng của họ

để lòng từ bi, thương yêu khởi lên. Giúp xong rồi thì không chấp công, không khoe khoang để không tổn phước.

Nhờ vậy mà vừa hết buồn, vừa có niềm vui, có phước để cải thiện cuộc sống tốt lên.

Chúc các bạn đều vượt qua được nỗi buồn và sống hạnh phúc.

Phần 1 mình tạm dừng tại đây. Mình sẽ viết tiếp phần 2 sớm thôi 🙂

Vượt qua nỗi buồn trong cuộc sống phần 2 – Đạo đức.

Có 1 lý do rất bất ngờ khiến chúng ta thường hay buồn đó là thiếu đạo đứcNhững người có đạo đức càng nhiều bao nhiêu thì sẽ càng ít buồn bấy nhiêu.

Chắc bạn có cảm giác bị xúc phạm vì giống như bị gọi là người thiếu đạo đức. Nhưng không phải vậy, đó là kinh nghiệm của mình khi gặp nỗi buồn. Mỗi khi buồn mình cảm thấy có suy nghĩ phi đạo đức trong tâm mình.

Lúc đó mình khởi suy nghĩ có đạo đức để thay thế thì tự nhiên mình hết buồn. Vì thế nên mình mới chia sẽ ra đây để nếu ai thấy đúng thì có thể áp dụng.

(Mình học từ các bài giảng về tâm lý đạo đức của Đạo Phật chứ không phải mình nghĩ ra)

Sau đây là 1 số tình huống mình hay gặp trong cuộc sống hằng ngày:

Tình huống A:

Khi buồn bực vì cảm thấy thua kém mọi người về tiền bạc, tài năng, địa vị…

Mình thấy đó là vì lòng tham, sự đố kỵ, ích kỷ trước thành công của người khác. Tham lam là vì đã đủ ăn, đủ mặc, đủ sống mà cứ muốn giàu hơn cho riêng mình. (Muốn giàu vì vì lý tưởng nào đó thì không phải tham lam)

Đố kỵ, ích kỷ là vì thấy người khác thành công, giàu có mà không biết vui mừng cho họ. Sự tham lam, đố kỵ, ích kỷ chỉ làm cho con người đau khổ chứ không tiến bộ hơn. 

Có người nói nhờ tham lam, đố kỵ mà con người mới có động lực để thành công. Vậy những người rất tham lam, rất đố kỵ nhưng cả đời thất bại thì sao?

Nếu là chân lý thì phải luôn luôn đúng không thể có lúc đúng có lúc sai.

Vì thế tham lam, đố kỵ không phải là động lực để thành công. Người ta thành công được là nhờ cái phước lúc trước mà thôi.

Thái độ đạo đức cần thiết là phải vui mừng trước thành công của người khác. Đó cũng là nhân lành để có quả báo thành công sau này.

Khi áp dụng được chân lý này thì tự nhiên sẽ hết buồn khi gặp người thành công hơn. Nói thì dễ nhưng để làm được thì phải có lòng thương người không phân biệt. Nếu không thì lòng mình chỉ trơ trơ, không buồn cũng chẳng vui gì trước thành công của người khác.

Đó là lý do chúng ta thường vui với thành công của những người mà mình quý mến.

Tình huống B:

Thấy cuộc đời bất công vì mình là người tốt, có học thức mà lại không giàu. Trong khi có người xấu, học thức kém mà lại giàu có.

Mình thấy nỗi buồn này là do mình hiểu sai ề bản thân, người khác và luật nhân quả.

Hiểu sai về bản thân vì:

Nếu mình chưa lo cho người khác nhiều hơn lo cho bản thân thì chưa thể gọi là người tốt. Người tốt phải thường xuyên có suy nghĩ và hành động giúp đời, giúp người cụ thể.

Nếu chưa có những điều trên, nghĩa là mình chỉ là người bình thường.

Hiểu sai về người khác vì:

Cho rằng người giàu là xấu và học thức kém trong khi vẫn có người giàu, tốt, học thức cao.

Hiểu sai về luật nhân quả vì:

Học thức không phải là nhân duyên của sự giàu có. Làm phước giúp đời, giúp người

mới là nhân duyên của sự giàu có.

Vậy tại sao có người biết giúp đời, giúp người nhưng lại vẫn là người xấu?

Bởi vì người đó đã giúp đời giúp người nhưng chỉ là tuân theo lệnh cấp trên. Vì vậy dù họ có xấu ác thì giờ họ vẫn giàu có. Còn người hiền lành nhưng không năng nổ tích cực giúp đời giúp người thì vẫn nghèo.

Tình huống C:

Cảm thấy khó chịu, bực bội khi người thân không nghe lời khuyên của mình.

Mình thấy sự khó chịu này là vì mình cố chấp vào ý kiến mình đưa ra. Mình cho rằng ý kiến đó là đúng nên mọi người phải nghe theo.

Sự thật là nhiều khi mình thấy đúng nhưng có khi nhìn ở góc độ khác mình lại sai.Vì thế phải xác định lý do của sự khó chịu bực bội khi người khác không nghe mình.

Nếu lý do chỉ là muốn người khác vâng lời, tuân theo lệnh mình thì nên thay đổi. Nếu lý do là vì muốn người khác được an vui dài lâu thì mình mới đúng.

Ranh giới giữa vì mình và vì người có lúc rất mong manh rất khó phân biệt. Thái độ cần thiết là bình tâm và thương yêu, có vậy mới sáng suốt và xử lý đúng được.

Và chính thái độ đạo đức này sẽ xóa tan sự khó chịu bực bội trong lòng mình.

Chúc mọi người luôn bình tâm, vị tha và khiêm hạ để được an vui hạnh phúc.

Hết phần 2.

Leave a Reply