Trưởng thành từ những nỗi đau

Bài giảng sâu sắc hơn về trưởng thành: http://bit.ly/Truong-Thanh

Video này mình làm dành cho những bạn có cuộc sống êm đềm, ít va chạm, ở nhà thì được ba mẹ cưng chiều, đi học thì được thầy cô cưng, đi làm thì môi trường làm việc cũng thoải mái.

Mình phải làm video này vì một cuộc sống lại ẩn chứa nhiều nguy cơ đỗ vỡ. Vì sao?Vì tâm lý của một người có cuộc sống êm đềm thường yếu ớt và sẽ khó mà đứng dậy khi gặp biến cố lớn trong đời. Mà chuyện biến cố trong đời thì ai cũng sẽ trải qua, không có kinh nghiệm với những đau thương nho nhỏ thì khó mà đối diện được với những đau thương lớn.


Thế nếu muốn trải nghiệm những đau thương nho nhỏ thì phải làm thế nào? đâu thể thay đổi hoàn cảnh được? Các bạn hãy yên tâm, sau đây mình sẽ hướng dẫn cách để ” bị đau thương : D ” 


1.Mất mát sĩ diện.

1a. Làm những việc tốt và nhận lời chê.

Vd: Đi nhặt rác. Có nhiều bạn trẻ thường hay tổ chức cùng nhau nhặt rác để nâng cao ý thức của mọi người nhằm giảm bớt tình trạng xả rác bừa bãi. Kết quả của việc này là bên cạnh việc nhận được nhiều lời khen ngợi thì cũng không ít người mỉa mai nói rằng: đồ vô công rỗi nghề, lo việc bao đồng, đồ đạo đức giả…

Làm việc tốt mà bị chê là 1 loại đau thương nho nhỏ cần phải trải nghiệm để sau này đối diện với những đau thương, oan ức lớn hơn.


2.Mất mát sự thoải mái.

2a.Sống trong môi trường tập thể.

Nơi mà những va chạm, mâu thuẩn dễ xảy ra. 

Vd: 1 căn phòng tập thể, người ngủ sớm đòi tắt đèn trong khi người ngủ trể đòi để đèn, người ngủ sớm cần yên lặng trong khi những người ngủ trể vẫn nói chuyện ồn ào, chỗ ngủ bị lấn qua lấn lại, người ngủ kế bên ngáy to… 

Với 1 người từ bé sống trong hoàn cảnh êm đềm, thoải mái tiện nghi thì những sự riêng tư bị xâm phạm như thế sẽ gây khó chịu. Tuy nhiên, những va chạm, khó chịu này chưa là gì so với môi trường làm việc thực tế ngoài đời. Nếu chỉ chút xíu như thế mà chúng ta đã bực bội muốn bỏ đi thì sau này khó mà hòa nhập môi trường làm việc áp lực nơi công ty, công sở đời thực được.

Vì vậy, khi còn đi học, chúng ta nên sống trong môi trường tập thể, tập bình thản với những va chạm nho nhỏ như thế thì ra đời làm việc mới thoải mái được.


2b. Đi đến nơi bị thờ ơ.

Một người dễ tự ái rất đáng thương vì họ rất dễ buồn, dễ giận bởi những va chạm nhỏ trong cuộc sống. Và đôi khi chỉ 1 sự thờ ơ của người khác cũng đủ khiến họ ăn không ngon ngủ không yên.

Bản thân mình cũng là kiểu dễ bị tự ái kiểu này. Nguyên nhân là vì từ bé mình lúc nào cũng được quan tâm, nuông chiều nhiều, lớn lên môi trường làm việc cũng được tôn trọng. Kết quả là mỗi khi đi đâu mà người xung quanh thờ ơ với mình là mình thấy có chút tự ái liền. Nhưng mình may mắn hóa giải được cảm xúc tiêu cực đó nhờ bài thơ 1 vị Thầy như sau:

Ta cứ mở lòng ra trước đi

Đâu cần trách móc đợi chờ chi

Thanh thản gieo nhân rồi gặt quả

Thương người theo đạo lý từ bi.

Ta cứ làm người đi trước thôi

Như mưa tuôn xuống nước sông trôi

Cứ tưới cho đời xanh bóng mát

Niềm vui sẽ phủ khắp núi đồi.

(Tác giả: TT. Thích Chân Quang)

Tức là khi bị thờ ơ, chúng ta hãy cứ mở lòng ra trước. Mở lòng không nhất thiết là phải nói gì, làm gì mà chỉ cần nghĩ trong đầu là nguyện lòng thương những người đang thờ ơ với mình là đủ để tâm lý tiêu cực như tự ái biến mất.


3.Tìm lỗi chính mình.

Có 1 câu nói như thế này:
Phạm phải sai lầm là con người; vấp ngã là chuyện bình thường; có thể cười vào mặt chính mình là sự trưởng thành.(William Arthur Ward)

Tức là con người thì ai cũng mắc sai lầm cả, nhưng không phải ai cũng đủ can đảm để nhận sai và sửa sai. Chỉ những ai biết nhận sai và sửa sai thì mới được gọi là trưởng thành. Vì vậy, để trưởng thành, chúng ta phải tập tìm lỗi của chính mình, tìm cái sai của chính mình. 

Việc nhận ra và chịu sửa sai lầm cũng đau đớn lắm, vì nó chạm vào cái sĩ diện, cái tôi, cái bản ngã của chúng ta. Tuy nhiên, điều này lại rất cần thiết vì nó sẽ giúp ngăn ngừa những thiệt hại to lớn về sau.

Vd: Một người có tính cẩu thả, bất cẩn thường hay quăng thuốc đang hút dang dỡ xuống đất mà không dập tắt. Người này bị nhắc nhiều lần những vẫn không chịu sửa. Kết quả là 1 ngày nọ, điếu thuốc hút dỡ của họ đã gây cháy trụi 1 căn nhà kho thiệt hại hàng tỷ đồng. Nếu người này biết trưởng thành sớm hơn, biết sửa lỗi của mình thì đã không xảy ra hậu quả đáng tiếc như thế.

Tóm lại, để có thể trưởng thành, chúng ta phải dấn thân vào những hoàn cảnh không như ý mà vẫn giữ được tâm lý bình an, tích cực. Đồng thời, chúng ta cũng phải tập nhìn ra và sửa lỗi của chính mình. Mọi người hãy xem thêm bài giảng trong mô tả và comment để biết những điều tinh tế của trưởng thành ạ.

Cuối cùng, mình xin chúc các bạn trẻ sẽ nhanh chóng trưởng thành hơn cả về thể chất lẫn tinh thần. Và nếu lần đầu mọi người xem kênh, đừng quên đăng ký kênh, like share nếu thấy hữu ích ạ.


Bài giảng sâu sắc hơn về trưởng thành: http://bit.ly/Truong-Thanh