Mệt mỏi vì sống vừa lòng người khác ?

Mệt mỏi vì sống vừa lòng người khác?

Bài giảng về bản ngã: http://bit.ly/Tu-la-diet-tru-ban-nga

Bạn đã bao giờ có cảm giác mệt mỏi, chán nản, bế tắc vì cứ phải sống vừa lòng mọi người ? Nếu có thì hãy cùng xem các nguyên nhân sau để biết cách giải quyết ạ.


1.Thiếu sự thấu hiểu.

Sự mệt mỏi này là do yêu cầu của mọi người quá cao vượt khả năng của chúng ta nhưng mọi người không biết điều đó còn chúng ta thì cứ cả nể cố làm. Nếu vậy thì chúng ta chỉ cần thừa nhận là mình không đủ sức để làm, thừa nhận là yếu kém, mệt mỏi để mọi người hiểu và giảm bớt yêu cầu hoặc giúp đỡ mình. Tuy nhiên, không phải lúc nào cũng dùng cách này khi thấy mệt mỏi. Vì có nhiều lúc, sự mệt mỏi không thật sự là do áp lực cao từ xung quanh mà lại do chính tâm lý của chúng ta như những trường hợp tiếp theo.


2.Sợ mất mặt.

Theo Amy Morin, một nhà trị liệu tâm lý người Mỹ, thì mong muốn khiến người khác vui lòng có khi là dấu hiệu của một vấn đề nào đó sâu hơn. Cụ thể là đối với nhiều người, việc này bắt nguồn từ việc sợ mất mặt, sĩ diện. Sợ bị mất mặt, sĩ diện biểu hiện cụ thể khi chúng ta không dám nói “không” với những yêu cầu vô lý, nằm ngoài khả năng vì: 1.sợ người khác nghĩ mình kém dỡ.2.muốn được cho là người tốt nên ráng làm hài lòng người khác.3.không muốn bị cho là người ích kỷ nên ráng làm, ráng giúp.Đây là kiểu tâm lý sẽ khiến chúng ta dễ rơi vào căng thẳng vì một là nhận giúp những việc quá sức với bản thân, hai là có thể bị những người có tính xấu hay lợi dụng, ỷ lại lợi dụng chúng ta, ba là xung đột tâm lý giữa lợi ích cá nhân và sĩ diện.Vậy thì làm sao để không bị kiểu tâm lý này?
Mình học được rằng để tránh tâm lý này, chúng ta cần phải làm 2 điều:


Một là biết sĩ diện chỉ là tạm bợ.

Cụ thể là chúng ta vẫn sẽ sống vừa lòng người xung quanh, nhưng không sống dựa trên sĩ diện. Vì sĩ diện là cái dựa trên đánh giá của người khác, kinh nghiệm sống của người khác, nó có thể đúng hoặc sai, hôm nay có thể đánh giá thế này ngày mai lại đánh giá thế kia, người này đánh giá thế này nhưng người khác lại đánh giá thế kia. Nếu cứ chạy theo sĩ diện thì tâm lý sẽ thường xuyên dao động, căng thẳng, cứ lo sợ đánh giá của người khác. Chúng ta nên thay sĩ diện bằng lòng tự trọng, vì tự trọng là cái dựa trên tiêu chuẩn đạo đức và lương tâm, hai điều điều nếu làm theo thì sẽ nhận lại được an vui về lâu dài.


Hai là cân nhắc ý muốn của người khác.

Việc gì người khác nhờ, người khác muốn mà mình thấy vô lý, không đem lại lợi ích cho mọi người, cũng không đem lại an vui cho người đó về lâu dài vì làm người đó giảm đạo đức đi thì không cần làm, cứ từ chối để còn làm việc khác. Khi đó, chúng ta sẽ chỉ làm những việc có ý nghĩa, tốt cho cuộc đời, tốt cho mọi người và tâm lý mệt mỏi tự nhiên được giải tỏa.


3-Sợ bị gạt ra khỏi đám đông.

Nếu chúng ta nghĩ rằng: khi đồng ý với mọi người thì mới được chấp nhận và yêu quý nên cứ cố gắng hài lòng mọi người thì không nên chút nào. Vì không phải đám đông nào cũng cần thiết với chúng ta.
Nếu nhóm người đó là những người muốn chia rẻ bè phái, muốn tranh giành quyền lợi, muốn hơn thua, muốn lợi dụng hoặc chỉ biết chơi bời lêu lỏng thì đồng ý với họ chẳng đem lại điều tốt đẹp gì về sau. Chúng ta hãy mạnh dạng nói thẳng là KHÔNG làm theo họ luôn, sẵn sàng chấp nhận bị gạt ra khỏi nhóm người đó luôn, sẵn sàng sống cô đơn luôn.
Thế giới không phải chỉ có những người ích kỷ như thế, thế giới vẫn còn nhiều người tốt. Thế giới cũng không chỉ có những người chỉ biết chơi bời lêu lỏng như thế, vẫn còn nhiều người đang nỗ lực học tập làm việc cống hiến cho cuộc đời. 
Hãy cứ dứt khoát dứt ra khỏi những người tiêu cực như thế thì tâm lý sẽ trở nên khỏe mạnh. Sau đó chúng ta cứ ráng làm nhiều điều thiện, phấn đấu học tập làm việc thì từ từ sẽ có nhóm tích cực hơn, cộng đồng tích cực hơn chào đón chúng ta. Đương nhiên là chúng ta cũng không bỏ rơi hay phân biệt đối xử với nhóm người kia mà chúng ta chỉ tạm thời xa họ, đợi đợi đủ duyên, đủ đức độ rồi quay lại cảm hóa họ.


4-Do tâm lý ích kỷ.

Chúng ta cũng cần phải biết rằng ích kỷ là 1 bản năng, chỉ có Bậc Thánh mới hết mà thôi. Vì vậy mà có khi sự mệt mỏi vì phải sống vừa lòng người xung quanh lại là do tâm lý ích kỷ của chính chúng ta.Cụ thể là người xung quanh là người tốt, họ muốn mình làm những việc tốt, những việc ý nghĩa, khối lượng công việc cũng vừa phải nhưng chúng ta lại cảm thấy mệt mỏi, đồng thời cũng có ý muốn làm việc gì đó cho riêng mình dù rằng không làm thì cuộc sống vẫn đầy đủ thì rất có thể sự mệt mỏi đó là do tâm lý ích kỷ xung đột với lương tâm gây ra.
Mình may mắn biết được câu nói này để hóa giải xung đột nội tâm này: thân này vô thường, lỡ mai ra đường xe tông chết hay vấp té rồi nằm liệt giường thì sao. 
Câu nói này rất hay vì nó tạo dựng tâm lý của 1 người sắp chết. Khi sắp chết, chúng ta sẽ dễ dàng sống cho những điều có ý nghĩa vì nhận ra chết chẳng thể đem theo được gì và tự nhiên tâm lý ích kỷ cũng biến mất theo. 
Thế nếu ngược lại, sống tới già thì sao? Thì càng tốt chứ sao, đang làm điều tốt chứ có làm ác đâu mà sợ, càng già sẽ càng an vui, càng hạnh phúc.
Cuối cùng, thật ra 4 lý do này chỉ nằm ở bề mặt thôi, nguyên nhân sâu xa của sự mệt mỏi này vẫn là nằm bản ngã, ở cái tôi của mỗi người. Chính cái tôi – bản ngã làm cho chúng ta mệt mõi. Nếu mọi người muốn loại bỏ sự mệt mỏi từ gốc rể, hãy nghe thêm bài giảng trong mô tả và comment ạ.
Cuối cùng, mình xin chúc mọi người đều hóa giải được sự mệt mỏi trong tâm hồn. Cảm ơn mọi người đã theo dõi ạ.


Bài giảng về bản ngã: http://bit.ly/Tu-la-diet-tru-ban-nga