Làm sao để kiên trì

Chúng ta thường nghe lặp đi lặp lại rằng: hãy kiên trì, kiên trì và kiên trì học tập và làm việc thì sẽ trở nên tài giỏi, thành công. Ai cũng biết thế nhưng vấn đề khó nhất lại là tính kiên trì. 

Tất cả mọi người đều muốn trở nên kiên trì để trở nên tài giỏi, thành công nhưng tại sao có người có đủ sự kiên trì nhiều năm liền còn có người thì chỉ được vài tháng thậm chí tệ hơn là vài ngày?
Chúng ta hãy đi tìm nguồn gốc của đức tính kiên trì nắm được nó nghĩa là sẽ thành công.
Thứ 1: Ngưỡng mộ người giỏi.
Chúng ta thường thấy nhiều người ngưỡng mộ, thần tượng các ca sĩ, diễn viên và họ bắt chước giống như thần tượng của họ. Đây là một tâm lý tự nhiên, khi chúng ta quá yêu thích, ngưỡng mộ ai thì tự nhiên sẽ bắt chước cách sống của người đó. Mà sự bắt chước này không hề có gì mang tính ép buộc hay căng thẳng mà nó rất tự nhiên.
Cũng vậy, nếu chúng ta ngưỡng mộ được những người giỏi thì tự nhiên sẽ có cái động lực âm thầm, tuy nhẹ nhằng nhưng cứ thôi thúc chúng ta hành động, tiếp tục làm việc kiên trì hoài không ngừng. 
Nhưng làm sao để ngưỡng mộ được người giỏi? Điều này không dễ vì đó là 1 loại tình cảm tự nhiên, có người thấy người giỏi tự nhiên ngưỡng mộ, có người thấy người giỏi thì lơ lơ, khen lấy lệ vài câu rồi quên mất. 
Sự khác biệt này chính là do 2 điều: khả năng hiểu rõ bản thân và khả năng hiểu người được người giỏi hơn mình.
Người hiểu rõ bản thân tốt xấu thế nào sẽ tự nhiên dễ ngưỡng mộ được người giỏi. Người nào lúc nào cũng nghĩ mình giỏi, mình biết rồi thì rất khó ngưỡng mộ được người giỏi vì tự cho mình giỏi rồi thì còn thấy ai giỏi được nữa. Trong khi những người giỏi thật sự làm ở vị trí lãnh đạo thì ngay cả một người bình thường nhất họ cũng thấy được ưu điểm ở người đó. Từ đó mới phát huy được tài năng của từng cá nhân trong tổ chức giúp cho cả tổ chức mạnh lên.
Bên cạnh đó, cũng cần phải hiểu người giỏi đã giỏi như thế nào, chi tiết cặn kẻ thì mới ngưỡng mộ được. 
Ví dụ: khi nghe câu chuyện về những người thành công, chúng ta nên tìm hiểu chi tiết những cuộc đời họ, tìm hiểu những điều phi thường mà họ đã làm được, từ đó mới có sự ngưỡng mộ. 
Nếu chúng ta là Phật tử, chúng ta nên tìm hiểu chi tiết về Đức Phật vì Đức Phật giỏi về mọi mặt, ngưỡng mộ, tôn kính được Đức Phật thì sau này chúng ta sẽ dần dần hoàn thiện mọi mặt.
Thứ 2: Tôn trọng và giúp đỡ người kém hơn.
Chúng ta thường nghĩ rằng thời buổi cạnh tranh phải hơn thua nhau từng tí một mới thành công được nhưng điều đó không đúng. Vì nếu điều đó đúng thì tỷ phú Lý Gia Thành không thể trở thành nhà đầu tư có tầm ảnh hưởng lớn nhất Châu Á khi mà ông lại đi giúp đỡ nhiều người kinh doanh những mặt hàng cạnh tranh với chính ông. Năm 2016, tạp chí Forbes đã xếp ông vào vị trí thứ một trong danh sách những người giàu nhất Hongkong, thứ 15 thế giới, với tài sản khoảng 27,8 tỉ USD. 
Đức Phật dạy muốn thành công tài giỏi thì phải làm phước giúp người giúp đời. Mà người giỏi thì không cần mình giúp, chỉ còn người kém hơn mình là cơ hội để mình giúp. Mình giúp người kém hơn mình giỏi lên thì tự nhiên sẽ có người khác giúp mình giỏi lên. Và cũng chính cái phước khi mình giúp người khác sẽ tạo ra sự kiên tri một cách tự nhiên, bền bĩ.
Chúng ta cũng cần tôn trọng người kém hơn mình vì như bên trên mình đã nói, bất kì ai cũng có 1 ưu điểm nào đó. Người lãnh đạo giỏi là người thấy được ưu điểm của tất cả mọi người, kể cả người kém nhất trong tập thể. Thêm nữa là theo luật nhân quả, chỉ cần khinh thường người kém dỡ thì dù bây giờ có giỏi thì sau này tự nhiên bị tổn phước rồi trở nên kém dỡ trở lại.
Và nếu các bạn thấy chia sẽ của mình hữu ích, hãy đăng ký, like share để bạn bè và người thân cùng biết nhé. Cảm ơn các bạn.

Leave a Reply