Cách trở nên cá tính

Cách trở nên cá tính

Bài giảng Thân xác vô thường: http://bit.ly/Than_Xac_Vo_Thuong

Chào các bạn, hôm nay chúng ta sẽ cùng nói về chủ đề cá tính.Mình còn nhớ thời mình còn đi học, mình cứ nghĩ những bạn có cá tính là những bạn nổi trội không giống ai. Kiểu như có khuôn mặt lạnh lùng, ngang tàng, bất cần hoặc là ăn mặc sành điệu, hút thuốc phì phèo, hoặc là thường nói ngược lại với đám đông hay là có những hành động trái quy định như trốn học, cúp tiết…
Mình đã nghĩ như thế trong 1 thời gian dài và dường như nhiều bạn cũng hiểu về 2 chữ cá tính giống như mình mà không biết rằng: cá tính có nghĩa là 1 tính cách nào đó đủ vững chắc để không bị ảnh hưởng bởi hoàn cảnh. Mà tính cách thì có tốt, có xấu dẫn đến cá tính cũng có tích cực lẫn tiêu cực. Cá tính tiêu cực là bất cần tốt xấu, cứ làm sao để được chú ý là được. Còn cá tính tích cực là sự mạnh mẽ để giữ lấy tính cách tốt trong mọi hoàn cảnh và tự nhiên được chú ý bởi phẩm chất đó.
Vd: 

  • Một CEO công ty kiên quyết từ chối hợp đồng béo bỡ khi nhận thấy hợp đồng này có khả năng gây hại cho công ty sau 2 năm nữa, dù lúc đó ông đã nghỉ hưu và không phải chịu trách nhiệm gì về thiệt hại đó.
  • Hoặc 1 một học sinh bình thường rất hiền lành, chẳng ai để ý, chẳng có gì nổi trội, nhưng khi thấy bạn bè của mình bị ăn hiếp liền ra tay ngăn chặn cũng được gọi là cá tính tích cực.

Như vậy chúng ta có thể thấy, cá tính tích cực thật sự chỉ được thể hiện vào những lúc khó khăn, nguy hiểm hoặc dễ sa ngã nhất. Còn nếu như lúc bình thường thì giữ được tính tốt nhưng khi đứng trước lợi ích to lớn hoặc nguy hiểm thì mất đi thì tính cách đó không có gì đặc biệt, và không được gọi là có cá tính tích cực.
Có 1 điều lạ là việc trở nên cá tính cũng không cần phải chuyển đổi giữa xu hướng hướng nội hay hướng ngoại như chúng ta thường nghĩ.
Vd:

  • Nếu chúng ta là người hướng ngoại, vui vẻ hoạt bát hay bị chê là nói nhiều, thì cứ sống vui vẻ hoạt bát, nhưng rèn luyện thêm sự tinh tế trong lời nói kể cả khi trong hoàn cảnh được quyền nói gì thì nói thì chúng ta sẽ không bị chê là nói nhiều. Vì lúc này những điều chúng ta nói ra đều được cân nhắc kĩ lưỡng để đem lại an vui cho người xung quanh.
  • Nếu chúng ta là người hướng nội, trầm tính ít nói và hay bị chê là ù lỳ, nhút nhát thì cứ giữ nguyên tính trầm tính ít nói đó và rèn luyện thêm tính hay giúp người kể cả khi đang trong hoàn cảnh khó khăn thì chúng ta sẽ không bị chê là ù lỳ nhút nhát. Vì lúc này chúng ta vẫn nói ít nhưng sẽ làm nhiều điều có ích cho người xung quanh.

Nói tóm lại 1 cá tính tích cực là: hướng nội hay hướng ngoại gì không quan trọng, ăn mặc có gu hay không có gu cũng không quan trọng, điều quan trọng là cứ bổ sung và giữ vững một hoặc nhiều tính cách tốt đẹp nào đó trong mọi hoành cảnh thì tự nhiên sẽ được chú ý và gọi là có cá tính.
Tuy nhiên, nếu chúng ta cứ mong muốn được chú ý để được gọi là cá tính thì lại là tự rước lấy buồn khổ vào mình. Vì sao? Vì tuy rằng khi giữ được tính tốt trong mọi hoàn cảnh thì sẽ được chú ý đó, nhưng vì tiếng tăm, danh tiếng đều là vô thường nên chẳng có ai được chú ý mãi. Kể cả ca sĩ, diễn viên nỗi tiếng thế giới cũng đều chỉ có 1 thời mà thôi. Nếu cứ muốn được chú ý thì sẽ có lúc MUỐN ĐƯỢC CHÚ Ý NHƯNG KHÔNG ĐƯỢC. Muốn mà không được thì sẽ buồn khổ.
Vì vậy, xây dựng 1 cá tính tính cực là điều tốt, nhưng phải loại bỏ cái mong muốn được chú ý đi thì chúng ta sẽ có được cá tính tích cực mà không buồn khổ về sau. Nói thì dễ, nhưng loại bỏ cái mong muốn được chú ý thì rất khó, bản thân admin cũng chỉ đang thực hành. Nếu mọi người cũng muốn loại bỏ nó, hãy nghe bài giảng Thân xác vô thường trong mô tả và comment ạ.
Cuối cùng, mình xin chúc các bạn đều rèn luyện được những cá tính tích cực, nhưng cũng sẽ loại bỏ được cái muốn được chú ý để được an vui về sau. Và nếu lần đầu mọi người xem kênh, đừng quên đăng ký kênh, like, share nếu thấy hữu ích ạ. Cảm ơn mọi người ạ.