Video cách chữa bệnh trầm cảm:
Người bị trầm cảm là buồn vô cớ, buồn kể cả khi mọi thứ đang tốt đẹp. Điều này thật khó hiểu với 1 người chưa từng bị trầm cảm. Vì vậy, tìm hiểu sâu hơn qua video này để biết cách giúp người trầm cảm khi cần thiết.
1.ĐỀ PHÒNG TỰ TỬ.
Thường thì người bị trầm cảm không nói thẳng về việc tự tử. Vì vậy cần phải quan sát họ có ý định đó không thông qua những dấu hiệu như:
-
Những câu nói: “Mình ước gì mình đã chết” “Mình không muốn ở đây nữa” “Mình không thuộc về nơi này” “Mình chết đi thì hơn” “Mình không muốn sống nữa” “Giá mà tớ chưa từng được sinh ra” “Mọi người sẽ tốt hơn nếu không có tớ” “Nếu tớ còn gặp lại cậu”
-
Tìm kiếm cách thức tự tử như: chuẩn bị dao, súng, thuốc ngủ, thuốc độc.
-
Lo lắng về cái chết. Thường xuyên nghĩ tới cái chết một cách vô thức. Viết thơ, viết truyện, viết trạng thái trên mạng xã hội liên quan đến cái chết.
-
Nói lời tạm biệt. Tới thăm bạn bè và gia đình, nói lời tạm biệt, từ biệt.
-
Cô lập bản thân, biến mất.
-
Cho đi những đồ vật quý giá.
-
Tự gây hại cho bản thân. Sử dụng chất kích thích, ma túy, chất cồn; tự cắt; quan hệ tình dục không an toàn; lái xe tốc độ cao;…
-
Đột nhiên cảm thấy thanh thản, hạnh phúc. Sau khi quyết định tự tử, nhiều người có cảm giác yên bình nhất thời, trong một vài ngày, do cơn khủng hoảng tạm được dỡ bỏ.
Nếu đã xác định được 1 người bị trầm cảm và kèm theo 8 dấu hiệu trên thì phải lập tức đưa người bệnh nhập viện để điều trị nội trú vì lúc này người bệnh đã rơi vào trầm cảm rất nặng, bắt buộc cần có sự can thiệp của thuốc chống trầm cảm nếu không rất có thể họ sẽ tự tử.
2.GIÚP NGƯỜI BỆNH HIỂU HỌ BỊ BỆNH.
Nếu họ chưa có dấu hiệu muốn tự tử, hãy để họ xem clip trầm cảm 1 và 2 để họ biết phải nên làm gì. Nếu họ vẫn chưa tự hành động được, hãy giúp họ bằng những bước tiếp theo.
3.CHUẨN BỊ TÂM LÝ
Đừng tự trách mình.
Khi 1 người bị trầm cảm, họ luôn luôn buồn kể cả khi hoàn cảnh xung quanh đang rất tốt. Vì vậy, nếu có người thân bị trầm cảm, đừng vội nghĩ rằng cách cư xử của mình làm họ bị trầm cảm vì sẽ làm chính mình bị stress rồi ảnh hưởng ngược lại họ. Đơn giản là hãy hiểu rằng họ có 1 triệu lý do để buồn.
Chấp nhận bị xa lánh.
Những người trầm cảm thường cảm thấy rất khó chịu với cảm giác rằng họ là gánh nặng cho những người khác. Bởi vậy, họ sẽ tự cô lập và xua đuổi những người họ cần nhất để không làm gánh nặng cho ai cả. Khi đó, chỉ cần cho họ biết rằng chúng ta vẫn ở đó, vui vẽ khỏe mạnh và vẫn luôn sẵn sàng đến với họ khi họ cần. Đừng cố ép họ phải gặp gỡ nếu họ chưa muốn.
Thông cảm cho sự mệt mỏi của người bị trầm cảm.
Thường xuyên kiệt sức là một tác hại phổ biến của trầm cảm. Chỉ riêng việc đi qua được hết một ngày đã có thể là một việc hết sức mệt mỏi và quá tải với người trầm cảm. Vì vậy nếu chúng ta rất cố gắng để giúp họ nhưng họ vẫn ì ạch trì trệ thì cũng hãy thông cảm cho họ. Chính trầm cảm đã gây ra điều đó với họ chứ không phải họ không trân trọng sự giúp đỡ của mình.
Nhớ thư giãn giữ sức khỏe.
Chúng ta cần hiểu là kể cả khi người bệnh trầm cảm thực hiện cách chữa trị tận gốc theo nhân quả như ở clip trầm cảm 2 thì cũng cần 1 khoảng thời gian dài mới có kết quả. Trong quá trình đó, bệnh nhân trầm cảm cũng có thể tác động ngược trở lại bạn, bạn có thể sẽ bị căng thẳng, áp lực, bất lực, giận dữ, sợ hãi, tội lỗi, buồn bã, chán nản trong quá trình hỗ trợ người bệnh. Vì vậy, không phải lúc nào cũng luôn luôn lo lắng cho họ mà cần phải biết thư giãn và giữ sức khỏe thì mới giúp họ lâu dài được. Hãy dành thêm thời gian ở bên cạnh những người có tâm trạng vui vẻ ổn định để trung hòa tâm trạng lại vì tâm trạng có tính chất lây lan.
4.KẾT NỐI.
A.Không nên làm người bệnh cảm thấy họ vô dụng, yếu đuối dù là vô tình.
Không nên nói những câu như:
“Tất cả chỉ là do bạn nghĩ vậy”. Câu nói này khiến bị trầm cảm càng cảm thấy họ là người thật tiêu cực, thật đáng trách.
“Tôi hiểu, tôi đã từng bị như vậy!” “Ai cũng đều phải trải qua những lúc như thế này” Đây là câu nói rất sáo rỗng với người bệnh vì sự thật là nếu chưa bị trầm cảm thì không thể hiểu được trầm cảm là gì.
“Bạn sẽ ổn thôi. Đừng lo lắng nữa.” Câu nói này làm họ thấy họ thật yếu đuối, kém cõi vì đã cố không lo lắn nhưng không thể được.
“Những người khác còn tệ hơn” “Tích cực lên nào” Nói vậy cũng chẳng khác gì chê họ tiêu cực, kém cỏi.
“Vui lên! Cuộc sống vẫn tiếp tục!” “Cuộc sống rất quý giá, sao bạn lại muốn chết?” 2 câu nói này khiến người bệnh cảm thấy họ là kẻ thất bại vì không thể vượt qua 1 nỗi buồn mà người khác vượt qua được.
“Cuộc sống vốn dĩ không công bằng….” “Bạn quá nhạy cảm” “Cố gắng chịu đựng đi bạn” Một lần nữa đây là những cụm từ tốt nhất để người bệnh nghĩ rằng họ thật yếu đuối vô dụng.
“Bạn có quá nhiều thứ để mà biết ơn!” 1 người bình thường biết ơn điều gì đó khi họ hạnh phúc vì điều đó. Còn 1 người trầm cảm không thể cảm thấy hạnh phúc vì bất kì điều gì vì thế đừng nói về lòng biết ơn với họ, chỉ khiến họ càng cảm thấy vô dụng khi phải chịu ơn mà chẳng làm được gì.
Có thể bạn thắc mắc tại sao tất cả những câu nói này là rất bình thường khi muốn động viên ai đó nhưng sao người bị trầm cảm toàn nghĩ theo hướng tiêu cực. Đó là vì bệnh trầm cảm gây ra, bị trầm cảm rồi thì dù muốn cũng không thể suy nghĩ tích cực được. Chỉ có thể nghĩ mọi thứ theo hướng tiêu cực mà không thể kiểm soát, không thể điều khiển được.
B.Nên loại bỏ sự xấu hổ của người bệnh và làm cho họ thấy họ có giá trị.
Người bị trầm cảm thường xấu hổ và nói dối về tình trạng của họ. Nếu hỏi “bạn ổn chứ?”, họ sẽ nói “vẫn ổn”, hãy nói khéo léo về bệnh trầm cảm, nói sao cho họ hiểu là trầm cảm cũng như các loại bệnh thông thường chứ hoàn toàn không phải là sự yếu đuối của tính cách, người mạnh mẽ vẫn bị trầm cảm như thường. Khi họ hiểu được vậy tự nhiên họ sẽ không xấu hổ và dễ mở lòng chia sẽ cảm xúc của họ hơn.
Sau đó hãy hỏi những câu hỏi như: bạn cảm thấy thế nào. Chỉ cần hỏi câu hỏi mở rồi để họ nói, vì điều tốt nhất lúc này là tạo cho họ cảm giác có người thật lòng quan tâm tới họ.
Khi họ đã mở lòng, rất có thể họ sẽ nói những điều mà mình cảm thấy rất vô lý, cảm thấy không bình thường nhưng hãy cứ im lặng lắng nghe, đừng tỏ vẻ sốc, ngạc nhiên vì đó chỉ là do căn bệnh gây ra chứ không phải tính cách con người của họ. Hãy thật lòng toàn tâm toàn ý vào cuộc trò chuyện, dẹp điện thoại sang 1 bên, những điều này sẽ làm người bệnh cảm thấy họ có giá trị, giảm bớt đi cảm giác vô dụng.
5.HÀNH ĐỘNG
Sau khi đã kết nối với họ đúng cách, hãy động viên họ đi chữa trị ở bệnh viện trong ngắn hạn. Sau khi họ khá hơn, hãy rủ họ tham gia các hoạt động thiện nguyện, công quả, làm phước thiện như ở đã giải thích clip trầm cảm 2.
Cuối cùng mình xin chúc cho tất cả chúng ta đều có thể giúp người bị trầm cảm 1 cách khéo léo và hiệu quả nhất. Giúp 1 người bị trầm cảm cũng chính là cơ hội để tăng sự tinh tế khéo léo và tình thương yêu trong ứng xử của mỗi người. Và nếu lần đầu xem kênh, các bạn nhớ đăng kí, like share nếu thấy hữu ích nhé. Cảm ơn các bạn.