Nguyên lý Liebig | Đừng xem thường điểm yếu

Bài giảng về Tâm lý đạo đức: http://bit.ly/TamLyDaoDuc

Sách Tâm lý đạo đức: http://bit.ly/Sach_TamLyDaoDuc

Link đăng ký miễn phí kênh Hạt Bụi Nhỏ: https://goo.gl/TAMb4N

Đầu tiên, chúng ta hãy cùng xem 2 hình minh họa sau đây:
“Độ bền của sợi dây xích không phụ thuộc bởi những mắt xích chắc khỏe mà ngược lại, độ bền của sợi dây xích lại phụ thuộc vào mắt xích yếu nhất.”
Hoặc: “Dung tích của một thùng gỗ được ghép bởi các thanh gỗ có độ dài khác nhau không ảnh hưởng bởi những thanh dài nhất mà ngược lại, bị giới hạn bởi thanh ghép ngắn nhất.”
2 hình ảnh này là ví dụ cho nguyên lý Liebig hay còn gọi là nguyên lý thùng gỗ được Justus Von Liebig, một nhà hóa học người Đức phát hiện và ứng dụng trong lĩnh vực nông nghiệp.
Tuy nhiên, nguyên lý này cũng có tính ứng dụng rất cao trong đời sống.
Vd: Một người khi đi làm ở một công ty nọ có cơ hội được đi công tác ở nước ngoài để nâng cao chuyên môn, thậm chí là cơ hội việc làm thăng tiến tốt hơn rất nhiều, nhưng với điều kiện là phải đáp ứng được tiêu chuẩn “6 chấm” Ielts. Người này rất năng động, có năng lực và nhiệt huyết nhưng vẫn không nắm lấy được cơ hội bởi vì chưa khắc phục được điểm yếu của mình – là yêu cầu tối thiểu Ielts 6 chấm.
Hoặc một người có rất giỏi, về năng lực có thể nói là toàn diện nhưng tính cách bị nhược điểm là nóng tính, hấp tấp thì chính cái nhược điểm nóng tính một ngày nào đó sẽ khiến người đó phạm sai lầm nghiêm trọng và thất bại. Ông bà ta nói “Kiếm củi 3 năm thiêu một giờ!” cũng bao gồm ý này.
Chúng ta thường nghe phát triển bản thân là phải tìm ra ưu điểm và phát triển nó, tuy nhiên nếu chỉ lo rèn luyện điểm mạnh mà bỏ quên điểm yếu thì chúng ta lại rơi vào vết xe đổ của nguyên lý thùng gỗ Liebig.  Vì vậy, chúng ta phải không ngừng hoàn thiện bản thân cả điểm mạnh lẫn điểm yếu.
Vd: Chúng ta có thể rất giỏi về khoa học, kỹ thuật nhưng cũng phải học giao tiếp ứng xử cho tốt. Vì mình đã thấy nhiều người giỏi về khoa học kỹ thuật nhưng chỉ vì dỡ giao tiếp ứng xử nên không thể lãnh đạo đội nhóm được và không thể thành công lớn được.
Hoặc chúng ta có thể rất siêng năng làm việc nhưng cũng phải siêng năng rèn luyện sức khỏe. Vì làm việc nhiều quá mà quên rèn luyện sức khỏe thì sớm muộn gì cũng xuống sức và hết làm việc được.
Hoặc tài năng của chúng ta có thể rất nhiều nhưng cũng phải nhớ rèn luyện đạo đức. Vì trong ngắn hạn thì người có tài mà không có đức là người vô giá trị với xã hội vì chỉ làm hại xã hội chứ không đem lại lợi ích gì cho xã hội. Đồng thời cũng không có xã hội nào tôn vinh những người có tài mà vô đạo đức cả, người có tài mà vô đạo đức chỉ nhận được sự khinh thường của xã hội mà thôi. Còn theo luật nhân quả, nếu thiếu đạo đức thì từ từ rồi tài năng cũng sẽ biến mất và rơi vào đau khổ bởi những điều thiếu đạo đức của chính mình.
Bây giờ chúng ta nói về việc hoàn thiện điểm yếu. Khi nói về hoàn thiện điểm yếu trong năng lực, tài năng thì có rất nhiều tài liệu hướng dẫn. Nhưng khi nói về điểm yếu trong tính cách, phẩm chất đạo đức thì hầu như rất ít tài liệu nào hướng dẫn. Chính vì điều này mà dù nhiều ngàn năm trôi qua khoa học kĩ thuật phát triển gấp nhiều lần nhưng đạo đức con người thì không cao hơn bao nhiêu. Và cũng vì đạo đức không cao hơn bao nhiêu nên con người không thể hạnh phúc hơn bao nhiêu dù vật chất đã và đang thừa mứa.
Đứng trước thực trạng như thế, đã có một Vị Thầy nhìn thấy vấn đề này và đưa ra bộ tài liệu rèn luyện đạo đức rất thực tế, dễ hiểu, gần gũi mà không kém phần sâu sắc. Mình có để link trong mô tả và comment để cho mọi người có thể tìm hiểu thêm ạ.
Cuối cùng, mình xin chúc cho tất cả chúng ta đều tránh đi vào vết xe đổ của nguyên lý Liebig, lúc nào cũng cố gắng hoàn thiện về mọi phương diện để có được thành công va hạnh phúc bền vững.
Và nếu lần đầu mọi người xem kênh, đừng quên đăng ký kênh, like và share nếu thấy hữu ích ạ. Cảm ơn mọi người ạ.

Bài giảng về Tâm lý đạo đức: http://bit.ly/TamLyDaoDuc

Sách Tâm lý đạo đức: http://bit.ly/Sach_TamLyDaoDuc

Link đăng ký miễn phí kênh Hạt Bụi Nhỏ: https://goo.gl/TAMb4N