Chắc hẳn các bạn còn nhớ vụ việc: một trưởng thôn ở Quảng Bình thu lại tiền cứu trợ để chia đều cho người dân trong đợt lũ năm 2016. Sau khi thông tin này lan truyền trên mạng thì rất nhiều người lao vào comment chửi bới vị trưởng thôn, và lượt like, lượt chia sẽ về thông tin đó lên đến chục ngàn. Những comment đều là chỉ trích nói rằng vị trưởng thôn đó cố tình ăn chặn của người nghèo.
Sẽ chẳng có chuyện gì để nói nếu như một người bạn của mình không có mặt trong tại thôn sau đó. Bạn mình là người thấy được sự việc từ đầu đến cuối, và hiểu rằng vị trưởng thôn đó hoàn toàn không ăn chặn 1 đồng của người dân. Ngược lại ông còn rất vất vả để có thể lo cho tất cả người dân của thôn đều được đồng đều không sót hộ nào.
Những hộ bị thu tiền là những hộ trước đó đã nhận cứu trợ của các đoàn khác, và đợt này lại tiếp tục được nhận cứu trợ, trong khi những hộ nghèo khác thì chưa nhận được cứu trợ nào và trước đó khi họp dân thì đa số người dân cũng ủng hộ việc thu lại chia cho đều, chỉ có vài hộ không chịu.
Đó là lý do mà ông đã thu lại tiền để giúp cho tất cả người dân được đồng đều. Sau đó thì trên tỉnh cử người về điều tra và xác nhận sự việc trên, lúc đó báo chí lại đăng lại những thông tin đính chính cho vị trưởng thôn kia. Nhưng khi đăng tin lên đính chính thì rất ít lượt like, lượt chia sẽ và cũng rất ít comment đồng cảm với ông.
Bản chất của việc bà tám là vậy, tiếng lành đồn xa, nhưng tiếng xấu đồn xa gấp bội, không chỉ riêng vụ việc vừa rồi, mà vô số vụ việc khác đều như thế. Và không khéo, thì chúng cũng sẽ góp phần lan tỏa những điều vu oan về người khác như thế. Vu oan cho người khác dù chỉ là 1 comment, 1 lượt share, 1 lượt like thì sau này cũng sẽ có lúc chúng ta bị oan ức một cách vô lý. Còn nếu chúng ta comment, like, share những điều tốt có thật về người nào đó thì nhiều điều tốt lành sẽ chờ đợi chúng ta.
Vì vậy, chúng ta cần phải xác định lại cái cách mà chúng ta tám, phải tám làm sao cho đúng cách và có nghệ thuật thì cuộc sống của chúng ta mới tốt lên được. Vậy thì phải bà tám như thế nào?
Bà tám đúng cách là:
+ Những điều tốt: kiểm chứng có thật là bắt đầu tám.
+ Những điều xấu: Kiểm chứng thật kĩ, kĩ hơn kiểm chứng điều tốt vì sai là sau này bản thân sẽ bị oan ức thậm chí đau khổ nếu nói xấu nhằm Bậc Thánh. Khi tám cũng chỉ vì mục đích ngăn chặn điều xấu chứ không vì muốn chứng tỏ mình giỏi hơn, tốt hơn. Ranh giới giữa 2 cái muốn này vô cùng mong manh.
Ví dụ: khi một người hàng xóm ngoại tình, chơi bờ̀̀ ii. Hư hỏng chúng ta thường hay chia sẽ bà tám với người khác. Nhưng lúc đó chúng ta hoàn toàn không có ý định ngăn cả̉̉ nn việc ngoại tình của người kia.mà thường là bàn tán kèm theo lời chê bai, chỉ̉ trích. Lời chê bai chỉ trích sau lưng người khác chính là. Bieu hien cua y muon chung to rang minh gioi hon, minh tot hon nguoi kia. Do la tam kieu man tu hao ngam ngam va la nhan xau de sau nay chung ta ngoai tinh y nhu nguoi kia.
Còn về việc kiểm chứng thì có ví dụ như sau:
Ví dụ: Khi ta nghe thấy một người làm nhiều việc từ thiện thì kèm theo cũng sẽ là những lời đánh giá về họ. Một số người cho rằng người này tốt bụng, biết thương người. Một số khác cho rằng từ thiện chỉ để đánh bóng tên tuổi hoặc đang có âm mưu gì đó.
Cả 2 quan quan điểm này đều có thể đúng hoặc sai, vội vàng kết luận theo hướng nào cũng là không chính xác. Vì vậy mỗi khi chúng ta muốn đánh một ai đó dựa trên những điều chúng ta nghe nói về một người nào đó, chúng ta đều phải cẩn thận xem xét lại dựa trên 2 điều sau:
1. Thứ nhất là: Mức độ tin cậy của tổ chức đưa ra thông tin đó.
Nếu tổ chức đó chỉ là 1 fanpage, 1 video, 1 trang web không có tổ chức rõ ràng xác thực thì chỉ nên tin 50%. Vì tất cả mọi người, người tốt lẫn xấu đều có thể tạo ra những thông tin như thế.
Người xấu có thể vì lợi ích cá nhân mà đầu tư vài triệu đồng để tung ra những tin đồn giật gân, tin xấu để thu lại hàng chục triệu đồng. Những tin tức giả phổ biến tới mức có cái nghề gọi là nghề làm tin giả. Vì vậy, tin vào bất kì tin tức nào mà không suy xét là 1 điều hết sức sai lầm, không những thế mà chúng ta còn dễ dàng bị trở thành con rối để những kẻ xấu lợi dụng.
2. Thứ hai là: Mức độ uy tín của người đưa ra thông tin đó.
Hai câu hỏi giúp xác định uy tín của một người:
Một là: Hãy nhìn cuộc sống thật sự của họ như thế nào để mà phán đoán. Nếu họ là người ngay thẳng, thường xuyên giúp đỡ mọi người không phân biệt người thân hay người ngoài, đẹp hay xấu, giàu hay nghèo, có quyền lực hay bình thường. Thường khuyên người khác làm những điều tốt, biết ngồi thiền, tin nhân quả thì người này cũng tạm gọi là đáng tin.
Ngược lại nếu người đó thiếu đạo đức, ham thích quyền lực, tiền tài, thích hơn thua đố kỵ, thích chia rẽ con người để tạo bè phái, đã từng hoặc thường hay nói dối thì người đó không đáng tin.
Hai là: Hãy xem mục tiêu thật sự của họ. Điều này sẽ khó thấy hơn điều thứ nhất vì phải cần phải có thời gian. Tùy người mà thời gian có thể lâu hay mau, nhưng thường thì những người có tâm không tốt sẽ nôn nóng muốn đạt được cái mục tiêu thật sự của họ sao cho nhanh. Đó là lúc mà họ bộc lộ mục tiêu thật sự của họ vì càng lâu thì họ càng cảm thấy mệt mỏi và rồi để lộ sơ hở. Chúng ta cần phải tinh tế để ý mới nhận ra họ.
Hai điều này chúng ta có thể nhìn ra qua những gì họ quan tâm, những gì họ chia sẽ trên facebook là biết. Tuy nhiên, cũng có 1 số trường hợp tinh vi là tạo ra vỏ bọc tốt đẹp trên facebook hoàn toàn trái người với cuộc sống thật. Vì vậy, cho dù thông qua 2 điều trên có thể xác định được người ra đưa quan điểm là tốt, đáng tin thì cũng chỉ nên tin 70%.
Tóm lại là “TÁM” là một nghệ thuật, vì vậy “Bà Tám, Ông Tám” cần phải trở thành nghệ sĩ thông qua việc cẩn thận đánh giá, kiểm chứng mọi thông tin trước khi “TÁM”. Khi gặp thông tin tiêu cực thì càng phải kiểm chứng cho kĩ vì chỉ cần 1 comment, 1 like, 1 share vu oan cho người tốt thì người đau khổ trong tương lai không ai khác ngoài chính mình.
Thông tin tích cực thì kiểm chứng rồi chia sẽ, nói cho càng nhiều người biết càng tốt. Đó là cách giúp cho cuộc đời đẹp hơn và bản thân cũng gặp nhiều điều tốt lành hơn trong tương lai.
Và nếu lần đầu xem kênh, đừng quên đăng kí, like share nếu bạn thấy hữu ích nhé. Cảm ơn các bạn.