Vì sao ngày càng nhiều người trẻ không hài lòng về công việc? | HatBuiNho

 
Địa chỉ học thiền: http://bit.ly/Chung_Thanh_Nien
Bài giảng Làm sao để bớt tham (90 phút): http://bit.ly/tham_lam
 
 
Hội chứng con chim xanh (blue bird syndrome) bắt nguồn từ vở kịch thiếu nhi Con chim xanh của nhà viết kịch, nhà thơ, nhà Triết học người Bỉ Maurice Maeterlinck (1862-1949). Câu chuyện kể về hành trình tìm kiếm con chim xanh tượng trưng cho hạnh phúc của hai anh em Tyltyl và Mytyl. Trong mơ, hai em bé đã đến thăm xứ sở Kí ức, vương quốc Tương lai… song cuối cùng đó lại không phải nơi có con chim xanh, chỉ đến khi trở về nhà, chúng mới ngỡ ngàng phát hiện ra con chim xanh sống ngay trong nhà mình.
 
Hội chứng con chim xanh ám chỉ những người luôn cảm thấy không hài lòng về cuộc sống hiện tại, luôn mơ ước về một tương lai lộng lẫy. Hầu hết chúng ta đều ít nhiều ảnh hưởng bởi hội chứng này, nhưng chỉ là ở mức độ nặng nhẹ khác nhau. Những người nào bị ảnh hưởng nặng bởi hội chứng có thể dẫn đến biểu hiện trầm cảm hoặc tuyệt vọng, còn người bị ảnh hưởng nhẹ là khi đang làm một công việc này thì luôn tìm kiếm công việc trong mơ khác, kết quả là họ thay đổi công việc liên tục, mãi không thể yên ổn làm việc ở bất cứ đâu.
 
Tác hại của hội chứng chú chim xanh:
 
Có 1 người làm ở phòng nhân sự của một công ty nọ chia sẽ rằng: Vì đặc thù công việc làm ở phòng nhân sự nên bạn có cơ hội tiếp xúc với rất nhiều nhân viên khác nhau. Không những vậy, bạn còn biết lương của họ rất khác nhau. Đặc biệt bạn hiểu vì sao có những người có mức thu nhập không cao. Đó là nếu như những bạn nào khi mới đi làm mà quá kỳ vọng vào một công việc tốt, mức lương cao thì khả năng thăng tiến không xa. Ngược lại, những bạn nào khi mới đi làm, chỉ chú trọng vào chuyện học hỏi kinh nghiệm, nỗ lực hết sức mình, sẵn sàng nhận trách nhiệm ở rất nhiều vị trí không có trong mô tả công việc (Job description), sẵn sàng làm cả những việc “không phải của mình” (tất nhiên là phải đảm bảo việc được giao cũng được hoàn thành tốt) thì bạn đó sẽ thăng tiến xa, dù ban đầu có thể không nhanh. Đây cũng là vì theo luật nhân quả thì bạn này tạo ra nhiều giá trị hơn mức lương người ta trả, nên có phước dư ra và phải được thăng tiến để phù hợp với cái phước.
 
Thật ra thì nhiều người cũng biết điều này, biết mà vẫn cứ không làm được hoặc lúc được lúc không, mình cũng bị hội chứng này chứ không phải không. Bởi vì bản chất của kì vọng công việc tốt, lương cao cho bản thân là lòng tham – 1 trong 10 kiết sử hay bản năng của con người nên người bình thường nào cũng có cả, nhiều hay ít thôi.
 
Thế thì giải pháp là gì?
 
  1. Biết rằng không có công việc nào đủ như kì vọng.

Mình biết 1 người lương khoảng 30 chục triệu/ tháng nhưng thường phải thường xuyên dùng rượu để giải sầu, người kia khoảng 50 triệu 1 tháng nhưng từng có ý định tự tử. Điều này nghĩa là lương vài chục triệu 1 tháng không hoàn toàn đảm bảo sự vui vẽ hạnh phúc.
 
Có bạn sẽ nghĩ rằng: Ờ, vài chục không đủ, hay là vài trăm triệu hay vài tỷ 1 tháng sẽ đủ nhỉ ?
Chậc… tầm đó thì bạn sẽ làm tổng giám đốc 1 công ty lớn hoặc là 1 nghệ sĩ nổi tiếng. Nghệ sĩ nổi tiếng thì có nhiều người vẫn tự tử vì trầm cảm nên vẫn không đảm bảo. Còn nếu là tổng giám đốc công ty lớn thì phải có cổ đông hùn vốn. Lúc đó, bạn sẽ phải lãnh đạo sao cho vừa thỏa mãn lòng tham của các cổ đông, vừa tạo ra sản phẩm tốt đủ sức cạnh tranh với các công ty hùng mạnh khác, vừa phải đảm bảo lương bổng của nhân viên… Riêng về lòng tham của các cổ đông, tỷ phú Jack Ma từng nói: Ông thường xuyên bị áp lực phải xem người xung quanh đang kỳ vọng gì ở mình và cố gắng đáp ứng họ… 
 
Ngày xưa mình cứ thích làm freelancer, kiểu như muốn làm lúc nào thì làm, muốn nghỉ lúc nào thì nghỉ. Nhưng khi làm rồi mình mới biết, vẫn gặp phải những khách hàng khó tính ờ…. hay là do mình dỡ hay sao đó. Nói chung là không biết do ai, nhưng mà mình phải sửa đi sửa lại rất nhiều lần và rất là chán. Hoặc có lúc thì việc chồng việc làm không nổi, có lúc thì đợi dài cổ chẳng ai kêu…
 
Tóm lại, cho dù sau này các bạn có 1 công việc được như ý muốn hiện tại của bạn, bạn hoàn toàn vẫn có thể không hài lòng.
Tại sao lại như vậy? Vì tâm lý tự nhiên của con người nó vậy, tâm lý này đã được Đức Phật nói cách đây hơn 2500 năm: Trừ Bậc Thánh ra, bất kì ai dù giàu hay nghèo, sang hay hèn, mạnh mẽ hay yếu đuối cũng phải chịu những điều như: muốn mà không được, ghét mà phải ở gần, yêu thích nhưng phải chia xa. 
 
Biểu hiện của quy luật tâm lý này trong công việc là: Không có một công việc nào luôn luôn mang lại niềm vui. Không có một công việc nào tránh khỏi những tranh cãi bất đồng quan điểm. Không có một công việc nào luôn tìm được những người giống mình, hợp mình, chìu theo ý mình cả.
 
Tóm lại là chúng ta phải biết rằng thực tế của cuộc đời là chẳng có công việc nào đủ để đáp ứng kì vọng của chúng ta cả, có chăng chỉ trong thời gian đầu, sau đó thì vẫn phải gặp những điều trái ngang như trên, và bất kì người bình thường nào cũng vậy, không riêng gì chúng ta. Nếu bạn thấy khó chấp nhận thực tế này quá thì ráng xem đến cuối video vì những phần sau sẽ giúp bạn dễ chấp nhận thực tế này hơn.
 
  1. Đừng cho rằng có việc làm là điều hiển nhiên.

Có một thành ngữ của người Hy Lạp cổ từng nói rằng:
 
“Làm thế nào để khiến một người đánh giá cao con lừa của anh ta?”
Câu trả lời là: “Hãy lấy đi con lừa của anh ấy”.
 
Nhiều khi chúng ta muốn chuyển việc khác, chỉ là vì chưa bị thất nghiệp, chứ thất nghiệp rồi thì có khi lại ao ước được làm công việc hiện tại. Với tỷ lệ thất nghiệp đáng báo động hiện nay và sẽ còn tiếp tục tăng do cách mạng 4.0, rất nhiều người muốn có 1 công việc ổn định nhưng không thể, vậy nên có việc làm ổn định đã là may mắn rồi.
 
  1. Tìm ý nghĩa công việc:

Khảo sát từ tạp chí Harvard Business Review trên 2000 nhân viên cho thấy những nhân viên tại Mỹ sẵn sàng dành ra 23% thu nhập trọn đời để có 1 công việc có ý nghĩa. Tức là thay vì làm lương 10 triệu, họ sẵn sàng làm 1 công việc chỉ 7,7 triệu mà có ý nghĩa. 
 
Tại sao họ lại họ lại sẵn sàng nhận lương thấp để được làm 1 công việc có ý nghĩa? Đơn giản là vì nó tạo ra niềm vui hạnh phúc. Có phải trước giờ bạn nghĩ rằng công việc tốt lương cao mới đem lại niềm vui hạnh phúc? Vậy thì bây giờ bạn hãy thay đổi quan điểm, hãy hướng tới ý nghĩa công việc chứ không chỉ là việc tốt lương cao nữa.
 
Tuy nhiên, thường thì khi vào công ty, ít ai nói với chúng ta về ý nghĩa công việc mặc dù đây là điều rất thực tế. Nếu công ty của bạn chưa chú trọng xây dựng ý nghĩa công việc cho nhân viên, hãy tự tạo ra nó. Vì mỗi công việc chân chính chúng ta làm đều sẽ giúp cho cuộc sống người khác tốt hơn theo 1 cách nào đó, nên chúng ta có thể trả lời 2 câu hỏi sau để tìm ra ý nghĩa công việc đang làm:
 
Một là những ảnh hưởng tích cực tới người khác do công việc chúng ta đang làm là gì?
 
Hai là những ảnh hưởng tiêu cực tới người khác nếu chúng ta làm việc không tốt là gì?
 
Ví dụ như công việc này mà mình làm tốt thì sẽ giúp sếp, đồng nghiệp bớt stress, công ty phát triển hơn, khách hàng hài lòng hơn, có nhiều tiền để làm những việc có ý nghĩa hơn. Còn mình làm không tốt thì sếp và đồng nghiệp sẽ mệt mỏi chạy phần việc của mình, công ty sẽ bị đình trệ, khách hàng sẽ bỏ đi, mình muốn làm gì ý nghĩa cũng không được…
 
Nếu chúng ta trả lời được 2 câu hỏi trên thì kể cả việc giữ xe cũng có ý nghĩa, vì nếu chúng ta giữ xe mà thân thiện, bảo quản xe tốt thì mình đã giúp khách hàng an tâm và có thiện cảm với công ty. Mình còn nhớ mình đã rất có thiện cảm với 1 công ty nọ chỉ vì khi họ giữ xe, họ đã che nắng yên xe mình, giúp mình không bị nóng rát khi ngồi lên giữa trời nóng 40 độ.
 
  1. Tập thiền.

Chuyện gì xảy ra nếu chúng ta hết sức cố gắng, cống hiến hết mình, công việc cũng là đang tạo phước từng ngày nhưng: Lương không tăng, đồng nghiệp không trân trọng, sếp chẳng để ý, khách hàng xem đó là chuyện hiển nhiên chứ không hề cảm kích? Đây là chuyện rất thực tế, vì không phải mọi sự cố gắng cống hiến đều được công nhận. Vậy bạn sẽ như thế nào trong tình huống này?
 
A. Mất hết động lực làm việc, nghĩ tới tìm việc khác.
 
B. Vẫn tiếp tục bình thản tích cực làm việc như thường, chuyện gì đến sẽ đến.
 
Nếu chúng ta vẫn bình thản làm việc như thường thì quá ổn. Nhưng nếu chúng ta mất hết động lực làm việc thì nghĩa là chúng ta đã mong muốn nhận lại điều gì đó ngay từ khi cố gắng cống hiến và chúng ta có động cơ là lòng tham và ích kỉ trong cố gắng cống hiến của mình. Đồng thời, chúng ta cũng hiểu lầm những điều như:
1 là chúng ta cho là cống hiến rồi nhưng thực tế không hiệu quả thì làm sao mà được công nhận.
2 là chúng ta nôn nóng mong chờ quả báo tốt trong khi quả báo cần có thời gian.
3 là quả báo trở lại theo hình thức khác mà chúng ta không biết.
4 là chúng ta tham muốn nhiều hơn quả báo mình đang có, giống như cống hiến 10 mà đòi nhận lại 100 mới chịu.
 
Thì để phòng trước trường hợp bạn mất hết động lực làm việc như trên, mình học được rằng cần phải ngồi thiền đúng theo lời Đức Phật dạy để hiểu rõ về sự vô thường của cơ thể, phát triển lòng thương người, phát triển tâm khiêm hạ. Các yếu tố này sẽ làm lòng tham và sự ích kỷ giảm đi dần dần. Khi đó chúng ta sẽ ít mong cầu hơn, dễ dàng kiên nhẫn cống hiến hơn và không bị mất động lực làm việc. Công dụng của Thiền do Đức Phật dạy thì cực kì hay, nhưng mà mình không hướng dẫn được vì học online rất dễ sai, sai thì còn có hại hơn là không học. Bạn nào muốn học thì xem link trong mô tả hoặc comment rồi đi học offline ạ.
 
  1. Tôn kính những Bậc không tham.

Why? Có liên quan gì chứ? Có chứ, vì theo luật nhân quả khi mình tôn kính, kính trọng ai vì đức tính gì, mình sẽ dần dần thành tựu được đức tính đó. Nếu chúng ta tôn kính được những Bậc không tham, cụ thể là Đức Phật và các vị Thánh vô nhiễm thì dần dần mình bớt tham, sẽ thành tựu 1 chút cái không tham của các Vị ấy. Không tham thì không kì vọng, không kì vọng ích kỷ thì tự nhiên sẽ hài lòng về công việc.
 
Cuối cùng, mình mong rằng chính mình và mọi người đều sẽ thực hành được những điều vừa rồi để cống hiến hết mình và luôn an vui. Cảm ơn mọi người đã xem video, hẹn gặp lại mọi người trong video tiếp theo ạ.
 
 
 
Địa chỉ học thiền: http://bit.ly/Chung_Thanh_Nien
Bài giảng Làm sao để bớt tham (90 phút): http://bit.ly/tham_lam