Có nên phạt học sinh không ? HatBuiNho

 
Có 1 thực trạng là rất nhiều giáo viên ngày nay dù rất thương học trò, muốn dạy học trò nên người nhưng đành bất lực. Vì sao? Mời mọi người nghe 1 đoạn trích 
 
Với nhiều vụ tai tiếng trong ngành giáo dục những năm qua, tôi không chỉ thực sự buồn vì những hành vi sai của giáo viên, như im lặng không nói, bắt học sinh quỳ, hay bắt học sinh uống nước giẻ lau bảng… Nhưng tôi còn buồn vì những vụ việc giáo viên không sai, hoặc không dám sai. Điều mà chỉ những người hàng ngày đối mặt với cả trăm học trò mà mỗi em một tính mới biết, khó khăn và áp lực thế nào.
 
Đồng nghiệp của tôi, có nhiều người đã bỏ nghề vì sợ tai bay vạ gió với phụ huynh. Một đồng nghiệp là giáo viên chủ nhiệm đã tâm sự với tôi rằng anh ấy chọn biện pháp an toàn là không phạt bất cứ cách gì, chỉ yêu cầu học sinh viết bản kiểm điểm, và tổng hợp mỗi tháng báo về gia đình đúng trách nhiệm. Nhưng anh rất áy náy, bởi bản kiểm điểm chỉ là một tờ giấy, các em học sinh không mấy e sợ khi phải viết bản kiểm điểm. Phụ huynh sau khi đọc bản kiểm điểm nếu quan tâm thì nói “Nhờ thầy cô dạy bảo”, còn nhiều người thậm chí không phản hồi. Và như vậy học sinh cứ tiếp tục vi phạm, người chịu hậu quả lớn nhất cũng là học sinh.
Một cô giáo khác, phạt học sinh đứng 15 phút vì lời nói hỗn, thiếu lễ độ, nhưng cô không may vì phạt đúng cậu ấm. Về nhà em than mệt, ngày hôm sau phụ huynh dọa kiện giáo viên làm ảnh hưởng sức khỏe học trò.
Một đồng nghiệp khác, trong một lần phạt học sinh đứng ngoài cửa lớp do em này quá nhiều lần mất trật tự, đã bị phụ huynh kiện “tội” làm mất quyền được học tập của học sinh. Anh ấy đã lao đao cả một thời gian dài và cuối cùng phải xin lỗi phụ huynh.
Có những hình phạt tưởng chừng nhẹ nhàng nhưng giáo viên lãnh đủ, đã nhiều đồng nghiệp của tôi bị kiện cáo. Giáo viên chúng tôi hoang mang. Bản thân tôi đang áp dụng hình thức chép phạt cho học sinh không thuộc bài, nhưng tôi vẫn nơm nớp lo sợ không biết có phụ huynh nào sẽ kiện mình hay không. Tôi không thể nhắm mắt làm ngơ khi một tháng học sinh không học bài, làm bài đến bốn năm lần, nhưng cũng không thể nào làm gì quá hơn với các em. Tôi rất cần một công cụ gì đó mà bản thân tôi cũng chưa biết là cách gì. Không ai chỉ cho tôi ranh giới ở chỗ nào.
Học sinh là lứa tuổi hiếu động, khó mà tập trung ngồi yên một chỗ nghe giảng nếu không có cách uốn nắn thích hợp. Giáo viên thì băn khoăn sợ hãi. Nhiều khi chúng tôi trò chuyện với nhau mà cảm thấy ấm ức, tại sao con em của họ, họ không lo lắng mà chúng tôi lại lo lắng cho việc học của các em, mong các em lên lớp, lại thêm mất ngủ vì không biết khi nào phụ huynh sẽ kiện mình. 
Cô giáo Phạm Minh Phương Hằng
Từ đoạn trích vừa rồi, chúng ta có thể thấy rằng rất nhiều giáo viên tốt, rất có tâm huyết với học sinh, rất thương học sinh, muốn học sinh thành tài giỏi giang, nhưng không dám làm gì khi học sinh hư. Luật không cho đánh roi thì không làm gì được rồi, nhưng những hình phạt kiểu bắt đứng 15p, bắt tạm ra ngoài lớp đứng chỉ vì gây rối trong lớp cũng không dám làm vì sợ bị phụ huynh kiện với đủ loại lý do.
Thế thì chúng ta có thể làm gì?
Nếu là phụ huynh hoặc đã đi làm, chúng ta cần biết là: 
Theo số liệu 2016 thì vẫn có tới 19 tiểu bang của mỹ cho phép phạt roi học sinh. Tại Singapore, Pháp và cộng hòa Sec thì hình phạt bằng roi là hợp pháp ở hầu hết các trường học.  Luật của Nhật cũng cho phép phạt đứng trong lớp, quỳ gối, chép phạt. Các nước tiên tiến còn lại đều có hình phạt cho học sinh như lau dọn vệ sinh lớp học, dọn thùng rác, cạo các vết kẹo cao su dưới sàn, trồng cỏ trong sân trường… Ở nhiều nước tiên tiến, phụ huynh còn phải kí cam kết cho phép phạt con mình trước khi được nhận vào học.
Nếu là học sinh, thì chúng ta là người nắm bắt được tình hình chính xác nhất, nhanh nhất. Khi chúng ta phát hiện ra thầy cô của mình rất có tâm, thương học sinh, hết lòng lo cho học sinh nhưng bị phụ huynh của 1 bạn “cậu ấm hư hỏng” nào đó kiện cáo vô lý, hãy họp cả lớp lại, viết đơn, cùng nhau kí tên gửi lên ban giám hiệu của trường để bảo vệ giáo viên của mình. Trong đơn chúng ta nên trình bày rõ lý do vì sao hình phạt mà thầy cô làm là đúng. Chúng ta cũng có thể nhờ 1 giáo viên khác hướng dẫn thêm nếu sợ ngại vì trước giờ chưa ai làm.
Vì sao chúng ta phải cùng nhau bảo vệ thầy cô tốt trong những trường hợp bị phụ huynh ăn hiếp như vậy? Vì thầy cô không thể nào kêu cứu với chúng ta được, thường là thầy cô sẽ âm thầm chịu đựng hoặc chỉ tâm sự với đồng nghiệp. Vậy nên, chúng ta phải chủ động, thấy sai là cả lớp, nhất là lớp trưởng, lớp phó hãy bên vực những thầy cô tận tâm, nhiệt huyết yêu quý của mình.
Có thể xong rồi thì thầy cô vẫn bị phụ huynh ăn hiếp tiếp, nhưng chính hành động của chúng ta sẽ giúp cho thầy cô có tinh thần mà tiếp tục tận tâm cống hiến dạy học hết mình.
Riêng về thái độ với bạn học sinh “cậu ấm” và gia đình của “cậu ấm” kia, chúng ta không được ghét, không được cô lập bạn đó hay gia đình bạn đó.
Vì sao? 
Vì tương lai của bạn “cậu ấm” đó và phụ huynh của bạn sẽ tội nghiệp lắm. 
Thứ 1 là theo luật nhân quả, cha mẹ có tiền có quyền mà nuông chiều sự hư hỏng của con như vậy thì sau này sẽ hết phước, rơi vào nghèo khó túng quẩn đau khổ.
Thứ 2 là bạn đó quen được nuông chiều rồi, khi gia đình hết tiền thì phải đi làm kiếm tiền. Nhưng quá trình đi làm của “cậu ấm” sẽ đau khổ hơn người bình thường nhiều. Vì quen được nuông chiều từ nhỏ, các “cậu ấm” này khi vào môi trường công ty mà bị người khác nói nặng 1 xíu là buồn, 1 xíu là stress, rất dễ bị căng thẳng, rất đáng thương.
Thứ 3 là mình thương 1 bên, ghét 1 bên là gây ra sự chia rẽ giữa con người với con người là điều không nên chút nào, chưa kể sau này mình sẽ còn bị quả báo cô độc vì đã gây ra sự chia rẽ.
Vậy nên, các em hãy bảo vệ thầy cô của mình, nhưng cũng phải có thái độ thương xót với những “cậu ấm” và phụ huynh của họ.
Cuối cùng, nhân ngày 20/11, mình xin gửi lời tri ân đối với tất cả các thầy cô đã tận tâm vất vả lo cho bao thế hệ học sinh. Chúc cho các bạn học sinh đều sẽ học tốt và bảo vệ được thầy cô yêu quý của mình.
Cảm ơn mọi người đã xem video, hẹn gặp lại mọi người trong video tiếp theo.
 
 
Dạy con nhân quả công bằng
Là yêu đúng cách, là thương đúng điều.