Sự trì hoãn đang đầu độc bạn như thế nào | HatBuiNho

Địa chỉ học thiền: https://hatbuinho.com/hoat-dong-thien-nguyen/

“Mai làm vẫn kịp mà” “Không gấp, từ từ cũng xong thôi.” ” Từ từ cháo mới nhừ “

Bạn có thường xuyên tự nói những câu này với chính mình không?

Tin buồn cho bạn là những câu nói đó sẽ làm tăng nguy cơ bạn bị đau đầu, mất ngủ hoặc gặp các vấn đề về tiêu hóa, cũng như dễ mắc phải các chứng cảm cúm, cảm lạnh hơn, thậm chí, tăng huyết áp và nguy cơ mắc các bệnh tim mạch. Đó là những hậu quả của sự trì hoãn đã được Tiến sĩ Sirois đã nghiên cứu qua nhiều thập kỷ.

Trong thực tế, chúng ta dễ dàng nhận thấy, sự trì hoãn đang gây ra những rắc rối về chất lượng công việc và học tập bằng việc lãng phí thời gian, hút cạn kiệt nhựa sống trong bạn và khiến bạn mất dần động lực vào công việc, cuộc sống thông qua những kết quả tệ hại. 

Sự trì hoãn được định nghĩa là chủ động làm chậm trễ công việc một cách không cần thiết. Theo nghiên cứu, ước tính khoảng 20% người lớn (và hơn 50% sinh viên ) thường xuyên trì hoãn. Điều này cho thấy sự trì hoãn là một biểu hiện phổ biến ở rất nhiều người.
 
Nhiều người cho rằng việc trì hoãn là kết quả của sự lười biếng và kỹ năng quản lý thời gian kém. Nhưng các nhà khoa học đã khám phá sâu hơn thế. Trì hoãn là sản phẩm chính của cảm xúc thế nên sự trì hoãn phát sinh khi chúng ta không biết cách quản lý cảm xúc đúng.
Mình được học 1 quy luật của tâm lý đó là con người chúng ta luôn tránh sự khó chịu và tìm sự vui vẻ thoải mái. Và khi đối diện với 1 vấn đề nào đó bộ não của chúng ta luôn cố gắng chọn phương án để cơ thể trí óc được vui vẻ và thoải mái nhanh nhất. Điều này hình thành hai luồng tư tưởng:
Một là cố gắng hoàn thành nhiệm vụ nhanh chóng để có được niềm vui.
Hai là lảng tránh công việc, nhất là khi bạn có nhiều thời gian và công việc chưa quá quan trọng thì bạn lại càng ngụy biện cho bản thân với cho lý do: ”Thôi cứ nghỉ ngơi để dành sức cho ngày mai làm.” Điều đáng tiếc là thường chúng ta sẽ lựa chọn điều thứ hai này hơn vì nó có vẽ dễ dàng, thoải mái, vui vẻ hơn.

Cũng theo quy luật tâm lý tránh sự khó chịu và tìm sự vui vẻ, thì thay vì vất vả để lao động, hoàn thành nhiệm vụ được giao và có niềm vui, bộ não của chúng ta đã lươn lẹo tự tạo niềm vui ảo bằng cách nghĩ ra nhiều lý do để hạ thấp người khác, tâng bốc khả năng của mình, nghĩ rằng mình vậy là được rồi và vui vẻ với cảm giác đó. Chính điều này làm chúng ta không còn cố gắng nỗ lực nữa.

Kiểu tâm lý này thường xảy ra khi chúng ta đạt được 1 chút thành tựu nho nhỏ gì đó. Cụ thể là trước khi có thành tựu, chúng ta rất siêng, rất cố gắng, không trì hoãn. Nhưng sau khi được 1 thành tựu gì đó thì sự trì hoãn xuất hiện. Và sự trì hoãn ở đây chính là do chúng ta đã bị bộ não lươn lẹo đánh lừa bằng việc đánh giá cao khả năng của mình.

Thật ra thì ai cũng bị điều này cả, vì nó là 1 bản năng xấu luôn có sẵn. Điều này điều này đã được Đức Phật đã nói đến cách đây hơn 2500 năm với tên gọi kiết sử kiêu mạn. Chính kiết sử kiêu mạn làm cho con người không thể tiến lên mãi mà cứ tiến rồi lại lùi.

Ví dụ: Khi làm được 1 bài thuyết trình được nhiều người khen hay, thì bài thuyết trình tiếp theo tự nhiên chúng ta có xu hướng trì hoãn chuẩn bị. Hoặc khi thành công ở 1 dự án, thì trong dự án tiếp theo, chúng ta thường trì hoãn việc chuẩn bị kỹ càng cho dự án tiếp theo.

Vì vậy, để chữa căn bệnh trì hoãn, chúng ta cần dạy cho bộ não 2 điều:
Một là: Nhận ra khi nào chúng ta đang lẩn tránh cảm xúc khó chịu bằng cách trì hoãn.
Hai là: Nhận ra khi nào chúng ta đang bị cảm giác vui vẻ ảo từ suy nghĩ tự tâng bốc chính mình và hạ thấp người khác.

Vậy thì làm sao để dạy cho bộ não 2 điều này? Câu trả lời chính là thiền. Cụ thể thì một nghiên cứu của giáo sư Nicola S. Schutte và nhà tâm lý học Andrea del Pozo de Bolger công bố trên “International Journal of Applied Positive Psychology” cho thấy, chỉ với 3 phút mỗi ngày  thực hành thiền bạn sẽ có xu hướng giảm bớt sự trì hoãn trong tương lai.

Thiền giúp giảm sự trì hoãn vì không chỉ dừng lại ở việc giúp cơ thể và bộ não phục hồi sau căng thẳng thể chất và tinh thần, thiền còn giúp chúng ta kiểm soát cảm xúc. Kiểm soát cảm xúc tốt đồng nghĩa với việc bạn có thể biết khi nào bạn đang bị cảm giác khó chịu điều khiển dẫn đến sự trì hoãn.

Ngoài ra, kiểm soát được cảm xúc thì bạn sẽ nhận ra được khi nào mình đang có cảm giác vui vẻ từ việc tự tâng bốc chính mình hay hạ thấp người khác. Khi bạn nhận ra được cảm xúc đó rồi, thì bạn sẽ dễ dàng hơn trong việc loại bỏ nó và loại bỏ những suy nghĩ làm bạn tự mãn và trì hoãn kia đi. Các bạn muốn học thiền có thể xem link bên dưới.

Bên cạnh đó, có 1 mẹo nhỏ để bạn giảm bớt nỗi sợ cảm giác khó chịu đó là hãy bắt đầu trong 2 đến 10 phút. Khi bộ não thấy rằng chỉ cần làm 2 đến 10 phút thôi, thì tự nhiên nó sẽ thấy dễ dàng hơn, không thấy cần phải trì hoãn và thoải mái thực hiện.

Vd:  Nếu bạn muốn luyện kỹ năng nghe Tiếng Anh, hãy bắt đầu nghe trong vòng 2 phút. Bạn sẽ bất ngờ đấy vì khi nhìn lại mình đã nghe được hơn 30 phút.

Lợi ích của mẹo này là khi chúng ta hoàn thành được 1 việc gì đó dù nhỏ, tự nhiên niềm vui sẽ xuất hiện. Lâu dần não bộ sẽ tự ghi nhớ và học thuộc cảm xúc vui vẻ khi bạn hoàn thành chúng. Từ đó bộ não sẽ trở nên thích làm việc hơn vì nó hiểu sau khi xong việc, nó sẽ có cảm xúc vui vẻ.

Cuối cùng, mình xin chúc các bạn sẽ luôn nhận ra được cảm xúc của mình để loại bỏ sự trì hoãn trong học tập làm việc. Cảm ơn bạn đã lắng nghe, đừng quên like, subcribe và đăng kí để xem thêm những video mới hàng tuần nhé.


Nguồn:
Bài giảng Khổ đế: https://youtu.be/-EphRK7oe8M
Bài giảng Mười kiết sử: https://youtu.be/9dzbeaNBx84
Nghiên cứu khoa học: https://link.springer.com/article/10.1007/s41042-019-00025-4