Trí nhớ hoạt động như thế nào và cách tăng cường | HatBuiNho

Khí công nguyên pháp: https://www.youtube.com/watch?v=UCLjSF1LGIw 

Khí công nguyên pháp nâng cao: https://youtu.be/qFece9iw95E

 

Trở về thời phổ thông một chút xíu, bạn có nhận ra mình đã từng làm cách này để ghi nhớ bài học tốt hơn không nha. Bạn có nhớ câu này trong bộ môn Hóa học nói về điều gì không? “Khi nào cần may áo giáp sắt, nhìn sang phố Huế cửa hàng Á Phi Âu”, nếu bạn còn nhớ câu này có chút gì đó liên quan tới Kali, Natri, Magie,….chúc mừng bạn, bạn đã vận dụng rất tốt các phương pháp ghi nhớ có cơ sở khoa học để nhớ được thứ tự kim loại trong dãy điện hóa đấy.

Một ví dụ nữa cho bạn, chắc hẳn bạn nghĩ rằng bạn sẽ nhớ những đoạn văn bất hủ, các nhịp điệu, câu từ mãnh liệt của Hịch Tướng Sĩ hay Bản Tuyên ngôn Độc lập của Nước ta đúng không? Chính là bởi vì bạn đã học, đã đọc, đã phân tích nó nhiều lần rồi, hơn nữa  sau khi rời ghế phổ thông, mỗi sáng ngoi lên mạng còn thấy người ta còn chế lại mấy bài đó đủ kiểu nữa mà. Tuy nhiên, bây giờ bất chợt có một câu hỏi giống như bài thi văn bảo bạn trích dẫn 1 đoạn trong những tác phẩm kia sao cho đúng từng câu từng chữ mà không có gợi ý nào trước đó, thử xem bạn có viết được không nha. Nếu bạn viết đúng 100 % thì bạn có khả năng ghi nhớ rất tốt.

Hai ví dụ vừa rồi thể hiện 2 khả năng của bộ não, đó là khả năng lưu trữ dữ liệu và khả năng truy xuất dữ liệu. Nếu bạn muốn nhớ lâu thì bạn cần có những phương pháp rèn luyện 2 khả năng này. Bây giờ chúng ta sẽ xem xem, chúng ta cần luyện tập những gì nhé.

Đầu tiên là khả năng lưu trữ dữ liệu. Lưu trữ dữ liệu là khả năng giúp bạn có thể tiếp nhận, lưu giữ các dữ liệu từ bên ngoài và cả trong nội tâm của bạn. Dữ liệu này có thể là các con số, văn bản, thông tin, điệu nhạc, vần thơ, tình cảm,… Khi cần ghi nhớ một điều gì, trước hết là trong giai đoạn này, bạn cần chú ý tập trung hết sức để tiếp nhận các dữ liệu bên ngoài vào trong não bộ bằng cách vận dụng tất cả các giác quan để, phân tích, cắt nghĩa dữ liệu. Bạn có thể lấy bút ghi nhớ tô đậm, vẽ vời hay tạo các ký hiệu làm điểm nhấn để kích thích thị giác, lắng nghe thật chăm chú các diễn giải về dữ liệu đó để thông tin được thính giác tiếp nhận trọn vẹn. Các dữ liệu được xử lý lúc đầu vào càng chi tiết bao nhiêu thì não bộ sẽ dễ dàng ghi nhớ bấy nhiêu. Tiếp theo, bạn sẽ vận dụng các phương pháp khác như liên tưởng ý nghĩa/bản chất/tính chất của thông tin tới các sự vật sự việc tương đồng với thông tin đó. Ví dụ: khi bạn muốn nhớ từ “a lineage” nghĩa là dòng dõi lâu đời, hãy nhớ tới cụm từ tương đồng trong tiếng Việt là “nhà tôi 3 đời”, bạn sẽ nhớ từ đó đến tận đời thứ 3 luôn đấy. 1 cách khác giúp cho bạn ghi nhớ nhé, bạn hãy tưởng tượng lên tình huống trong đó dữ liệu cần ghi nhớ làm trung tâm. Bí quyết ở đây là, tình huống bạn tưởng tượng có nhiều cảm xúc hỉ nộ ái ố vui buồn lẫn lộn, thì dữ liệu sẽ dễ dàng được ghi nhớ hơn. Chưa hết đâu, bạn có 1 cách nữa để ghi nhớ đó là cá nhân hóa, đó là khi bạn sẽ sử dụng những điều đặc biệt của bản thân để ghi nhớ. 1 tip cho bạn khi sử dụng phương pháp này là bạn xây dựng tình huống gắn với những cột mốc, sự kiện đặc biệt quan trọng của cuộc đời bạn càng nhiều, dữ liệu đó càng được ghim lâu hơn vào trong bộ não. Cách cuối cùng cũng là cách chúng ta hay sử dụng nhất, đó là lặp lại dữ liệu đó rất nhiều lần. Có phải bạn từng cầm quyển giáo trình tụng nguyên 1 ngày trời trước khi đi thi và cầu nguyện ngày mai mình sẽ nhớ nội dung trong đó không. Thật tiếc là hôm sau bạn sẽ chỉ nhớ được rất ít nội dung đó mà thôi vì bạn chưa kết hợp tất cả các phương pháp trên trong thời gian đủ dài để não bộ có thể ghi nhớ được lâu đấy. Vì thế, hãy cố gắng sử dụng linh hoạt các phương pháp kể trên sao cho cho thật hợp lý để đạt được kết quả tốt nhất nhé.

Khả năng thứ 2 của bộ não trong việc ghi nhớ đó là truy xuất dữ liệu. Giả sử bạn đã ghi nhớ được hết các dữ liệu cần ghi nhớ rồi, vậy làm thế nào để lôi hết dữ liệu đó  khi cần sử dụng? Đây chính là lúc bạn cần có kỹ thuật truy xuất dữ liệu. Nghe có vẻ cao siêu nhưng cũng là những cách bạn hay sử dụng như vẽ mind map, lập sơ đồ cây, viết tự do thôi. Sau khi thực hiện các phương pháp để lưu trữ dữ liệu như phần trên chúng ta đã đề cập rồi, bạn cố gắng ghi hết tất cả những điều cần nhớ lên tờ giấy trắng mà không có công cụ gợi nhớ nào nhé. Và cũng đừng quên bạn phải tự làm các thao tác đó lên tờ giấy trắng để phương pháp phát huy tác dụng tốt nhất nha.

Bên cạnh những phương pháp kể trên, chúng ta cần bảo vệ bộ não của ta để có một trí nhớ tốt hơn. Luyện tập thể dục thể thao, khí công, đặc biệt là khí công nguyên pháp, làm lắng khí lực xuống dưới giúp cho não tập trung hơn cũng là phương pháp hữu hiệu giúp tăng cường trí nhớ. Một cách nữa là khi bạn ngồi Thiền đúng kỹ thuật, Thiền sẽ giúp chúng ta không bị xao lãng bởi những ý nghĩ lăng xăng chạy trong đầu, và ta có được sự chú ý tập trung hết sức tự nhiên, nhờ vậy, giúp quá trình tiếp nhận thông tin được thực hiện tốt hơn. Theo Tiến sĩ y khoa Thạc sĩ khoa học Helen Lavretsky đến từ Học viện Semel nghiên cứu Khoa học thần kinh và Hành vi của con người tại trường UCLA, Thiền Định cũng sẽ giúp chúng ta tránh sự suy giảm nhận thức, tránh các yếu tố gây viêm sưng các vùng của não và hệ thống thần kinh trung ương có liên quan đến bệnh Alzheimer – là một bệnh lý hay quên lúc tuổi già.

Còn theo Luật Nhân Quả, khi chúng ta gieo nhân có những ý nghĩ tốt thiện lành, biết nhớ ơn những người đã giúp ta trong suốt cuộc đời, chúng ta sẽ gặt được quả là có trí nhớ tốt hơn để tiếp tục thực hiện những điều tốt đẹp đó. 

Đó là luật nhân quả, và ngay cả y học hiện đại cũng đã thể hiện điều này. Cụ thể là theo 1 nghiên cứu của Khoa Y của Đại học California San Diego, lòng biết ơn giúp giảm stress và các hormones như cortisol gây ra stress – 1 trong những thủ phạm gây ảnh hưởng xấu đến cấu trúc não bộ, đặc biệt là những phần quan trọng cho trí nhớ và khả năng nhận thức, như vùng đồi hải mã. Nghiên cứu khác cho thấy, thực hành lòng biết ơn hàng ngày có thể làm giảm tác động của lão hóa tới bộ não, từ đó giúp bộ não khỏe mạnh và ghi nhớ tốt hơn. Ngoài ra, chúng ta cũng cần hết sức cẩn thận bảo vệ bộ não tránh các va đập mạnh để não không bị tổn thương.

Vậy là chúng ta đã đi qua hết các cách để ghi nhớ rồi. Hy vọng rằng các bạn có thể áp dụng được những phương pháp này để có thể học tập và làm việc hiệu quả hơn nha. Các bạn đừng quên bấm nút đăng ký, like, và share video này tới mọi người để nhiều người cùng biết với nhé. Cảm ơn các bạn rất nhiều. Hẹn gặp lại các bạn trong video tuần sau.


Khí công nguyên pháp: https://www.youtube.com/watch?v=UCLjSF1LGIw 

Khí công nguyên pháp nâng cao: https://youtu.be/qFece9iw95E

Nguồn:

https://courses.lumenlearning.com/boundless-psychology/chapter/introduction-to-memory/

https://thientonphatquang.com/tt-thich-chan-quang-thuyet-giang-ve-tri-nho-thien-ton-phat-quang/

https://thanhnien.vn/suc-khoe/van-dong-de-co-tri-nho-tot-505579.html

https://www.today.com/health/be-thankful-science-says-gratitude-good-your-health-t58256

https://ggsc.berkeley.edu/images/uploads/GGSC-JTF_White_Paper-Gratitude-FINAL.pdf

http://www.yogaplus.vn/blog/loi-ich-cua-yoga-doi-voi-benh-nhan-mat-tri-nho