Cách mang lại may mắn để thành công

Sự may mắn là gì mà có người thì có, có người thì không? Hãy cùng xem câu chuyện sau, có thể bạn sẽ tìm ra câu trả lời.

Ở 1 chung cư nọ, có 2 bạn có năng lực và đều giỏi như nhau. 

 

Một bạn tên là Từ, lúc nào cũng vui vẽ, thân thiện, thích giúp người. Bạn kia tên là Hận, khuôn mặt lúc nào cũng cau có, vô tâm, chẳng bao giờ giúp đỡ ai.

Trong chung cư đó có 1 chú bảo vệ. Bạn Từ thì mỗi khi gửi xe thường để xe rất ngăn nắp, thường hay trò chuyện, hỏi thăm chú bảo vệ. Bạn Từ thường nghe chú bảo vệ nói về chuyện giữ xe, chuyện gia đình… Còn bạn Hận thì ngược lại, lúc nào cũng để xe lộn xộn, và chẳng bao giờ quan tâm hay nhìn mặt chú bảo vệ.

Một ngày nọ, bạn Từ và bạn Hận đi phỏng vấn xin việc. Nhưng xui thay cả hai bạn đều bị hỏng xe vào sáng hôm đó. Cả hai đã vô cùng lo lắng.

Nhưng cũng lúc đó, bạn Từ chợt nhớ chú bảo vệ đã từng kể có giữ 10 chiếc xe mà chủ xe đi du lịch dài ngày, mình có thể mượn đi tạm vài tiếng. Thế là Từ mượn được xe và đã đến kịp giờ phỏng vấn.

Còn bạn Hận, vì tính tình thường cau có, vô tâm nên chẳng biết ai khác trong chung cư, kể cả bạn Từ. Bạn Hận cũng chẳng quen thân chú bảo vệ nên không biết rằng vẫn còn 9 chiếc xe có thể mượn được. Bạn Hận phải gọi Grab Bike tới đón. Nhưng cuối cùng cũng bị muộn giờ phỏng vấn 10 phút, đúng bằng thời gian chờ Grab Bike.

Kết quả là bạn Từ đậu phỏng vấn và được nhận vào làm, còn bạn Hận bị rớt vì đến muộn.

The End.

Bạn có thấy hình ảnh của bạn trong câu chuyện trên không? Và mình mong bạn sẽ thấy giống như bạn Từ. Và nếu bạn giống bạn Từ, bạn không cần xem clip này nữa. Cứ tiếp tục sống tốt, thân thiện và thường xuyên giúp người, giúp đời, cố gắng làm việc, may mắn sẽ đi theo bạn.

Còn với những ai xui mà thấy bản thân giống bạn Hận thì cũng đừng buồn. Vì cũng nhiều người giống bạn. Mình cũng có lúc như thế. Nhưng câu chuyện trên đã làm mình phải thay đổi suy nghĩ. Mình nhận ra có vẻ như may mắn hay xui xẻo phần lớn là do cách sống của mình.

 

Nhận định này lại càng được củng cố bởi 1 nghiên cứu của giáo sư Adam Grant. Một giáo sư chuyên nghiên cứu về tâm lý học tại ĐH Wharton’s, tác giả của quyển sách Give and Take.

Ông đã chỉ ra trong nghiên cứu của ông rằng: về lâu dài những người có xu hướng thích cho đi là người thành công vượt trội so với người có xu hướng thích nhận lại.

Nghĩa là 1 người sống thường xuyên quan tâm, giúp đỡ người khác thì lúc đầu sẽ bị thiệt thòi so với người luôn tính toán để được phần hơn. Bởi vì lúc đầu họ phải chia sẽ bớt thời gian của họ để giúp đỡ, quan tâm những người khác. Nhưng về lâu dài, cụ thể là 5 năm trở lên thì họ lại thành công hơn nhóm người luôn tính toán để có lợi cho bản thân. Điều này được lý giải là vì sau 5 năm thì họ có những mối quan hệ tốt rộng khắp. Vì thế, họ đi đâu, làm gì cũng nhận được sự trợ giúp từ những người mà họ đã giúp đỡ trước đó.

 

Nghiên cứu này lại 1 lần nữa khẳng định sự may mắn, thành công phần lớn được tạo thành bởi cách sống của mỗi người. Nếu biết cho đi, biết quan tâm chia sẽ, giúp đỡ nhiều người thì may mắn thành công sẽ đến. 

 

Những điều như thế đã được Đức Phật dạy cách đây hơn 2500 năm thông qua luật nhân quả. Dù rằng thời đó thì chẳng có nghiên cứu khoa học cụ thể như bây giờ. 

 

Cho đi là nhân quả của sự thành công, may mắn. Nhưng nếu mình quá nghèo thì làm sao để cho đi? 

 

Mình cần phải biết rằng sự cho đi có thể được tính bằng sự cố gắng x lượng cho đi x thái độ khi cho. 

Nghĩa là 1 người khá giả dễ dàng cho đi 1 triệu đồng cho việc thiện với một thái độ hờ hững thì cũng bằng 1 người nghèo cố gắng cho đi 100 nghìn đồng với một thái độ thân thiện. 

Vì thế sự cố gắng và thái độ khi cho mới là quan trọng. 

 

Sự cho đi không nhất thiết phải là tiền bạc vật chất, đó có thể là nụ cười, là sự quan tâm, là sức lực như khuân vác, bưng bê…Không có tiền góp cho hội từ thiện thì tới phụ họ bưng bê, nấu ăn…Không có tiền cúng dường ở chùa thì tới chùa làm công quả…

Nói chung cho đi là thấy giúp được gì thì giúp. Khi muốn giúp thật lòng thì tự nhiên sẽ nghĩ ra cách giúp, không có tiền thì có sức lực, thời gian…

Tuy nhiên, sự cho đi cũng cần phải sáng suốt, tỉnh táo. Sáng suốt tỉnh táo là để nhận ra người nào cần giúp thật sự tránh để lòng tốt bị lợi dụng. Nếu sự cho đi của mình sai đối tượng thì sự cho đi đó không có ích, không có phước, thậm chí làm hại đối tượng được nhận.

Vd việc cho tiền những người ăn xin giả dạng là vô ích và làm hại họ. Vì như thế thì họ thấy kiếm tiền bằng cách lừa người khác dễ quá nên họ sẽ cứ thế lừa tiếp.

 

Tuy nhiên sự cho đi vẫn chưa đủ. Trong luật nhân quả của Đạo Phật đó mới chỉ là nhân. Còn cần phải có duyên nữa thì quả báo thành công, may mắn mới hình thành được. 

Duyên chính là sự nỗ lực, cố gắng làm việc. Sự may mắn thành công cần phải đủ cả 2 yếu tố là nhân và duyên thì mới thành tựu.

Nếu chỉ cố gắng làm việc, học tập thì mình có thể giỏi nhưng cơ hội sẽ không đến để thành công. Hoặc cơ hội đến mà không biết. Hoặc khi làm thì gặp khó khăn và không vượt qua được… Cần phải thiên thời, địa lợi nhân hòa thì thành công, may mắn mới đến.

Còn nếu chỉ cho đi, chỉ giúp người mà không cố gắng làm việc thì thành công trong sự nghiệp cũng không đến.

Ví dụ như được giao cho 1 công việc đúng sở trường nhưng mình không chịu cố gắng làm việc thì cũng không thành công được.

Đương nhiên là những gì cho đi sẽ là vẫn trở lại theo luật nhân quả. Nhưng nó sẽ đến theo kiểu vận may kiểu như trúng số mà kiểu này thường thì không bền.

 

Tóm lại là muốn may mắn, thành công thì cần phải:

Thứ nhất là tạo đủ nhân bằng việc quan tâm giúp đỡ chia sẽ với người khác. 

Lưu ý là khi giúp người không nên mong cầu sự trả ơn của họ. Vì như thế là giúp đỡ có mưu đồ, không phải là đạo đức. Mình cứ giúp đỡ 1 cách vô tư. Vì nhiều lúc mình giúp 1 người A, nhưng người B mới lại là người giúp trở lại mình. Điều này thuộc về luật nhân quả nghiệp báo tự nhiên của vũ trụ, luật nhân quả sẽ tự động sắp xếp sự giúp đỡ quay trở về với mình.

Thứ hai là tạo đủ duyên bằng việc cố gắng, nỗ lực làm việc.

Hai yếu tố này cần phải cân bằng với nhau thì thành công mới đến. Đó cũng là cách để có cuộc sống cân bằng. Người nào có cuộc sống cân bằng thì khi thành công rồi vẫn được hạnh phúc. Có 1 số người đặc biệt có phước sẵn từ đời trước, thì bây giờ họ chỉ cần nỗ lực làm việc là sẽ thành công. Nhưng dành cả cuộc đời để theo đuổi sự thành công, giàu có thì khi đạt được rồi sẽ thấy hụt hẫng, trống rỗng. Vì con người ai cũng cần tình cảm chân thành. Mình không chân thành quan tâm chia sẽ thì sau này chẳng ai chân thành chia sẽ niềm vui thành công với mình.

Cuối cùng, còn 1 vài yếu tố phụ nhưng cũng rất quan trọng là:

Hành động: Sẽ không có bất kì sự may mắn thành công nào xuất hiện nếu mình cứ trì hoãn hành động từ ngày này sang ngày khác. Đừng để có một ngày mình phải thốt lên: giá như ngày xưa….

Kiên trì: 2-5 năm là khoảng thời gian tối thiểu để những thành công bất kể lớn hay nhỏ xuất hiện. Nếu thời gian mình tạo ra nhân và duyên chưa tới mức đó thì đừng nghĩ tới 2 chữ thành công. Trừ khi mình thuộc top 1/1000 mà thôi. Mà khôn ngoan nhất là đừng nghĩ đó là mình.

 

Chúc các bạn đều tạo được may mắn và thành công cho chính mình.

 

Hãy đăng kí để theo dõi clip mới nhất. Đừng quên like & share nếu bạn thấy hữu ích.

 

Leave a Reply