Cách nhìn người

Bài giảng về Niềm tin (90 phút): http://bit.ly/Niem-Tin

Link đăng ký miễn phí kênh Hạt Bụi Nhỏ: https://goo.gl/TAMb4N

Trong cuộc sống, việc nhìn người thường rất coi trọng. Vì dù là kết bạn, tìm người yêu, hay chỉ là xã giao, hoặc tìm đối tác làm ăn thì việc nhìn người đúng hay sai sẽ ảnh hưởng khá nhiều đến cả cuộc đời và sự thành bại của sự nghiệp, công việc của chúng ta.
Vì vậy, chúng ta cũng cần biết 1 số mẹo nhìn người như sau:

1. Nhìn người qua thời gian

Muốn biết 1 người tốt hay không thì phải đợi thời gian mới biết được vì lần đầu gặp mặt thường lúc nào cũng thấy những điều tốt đẹp do tâm lý tốt khoe xấu che tự nhiên của con người.
Thời gian sẽ giúp nhận ra những người như:
– Người lời nói không đi đôi với hành động: Kiểu người này nói và làm là hai chuyện hoàn toàn khác nhau. Thời gian sẽ giúp nhận ra sự không đồng nhất trong lời nói và hành động.
– Người nói dối: Một lời nói dối sẽ cần trăm lời nói dối khác để che lấp, dần dà sẽ lộ ra kẽ hở qua thời gian. Tuy nhiên cũng còn kiểu nói thật 99 lần sau đó mới nói dối 1 lần thì thời gian cũng xác định không nổi. Kiểu như 99 lần mượn 1 triệu đều trả đúng đủ, đến lần 100 thì mượn 20 triệu rồi biến luôn.

2. Nhìn người bằng cách “nghe ngóng”

Dùng “thời gian” để nhìn người cũng có điểm tốt, nhưng cũng có lúc không đáp ứng được yêu cầu cấp bách: Chỉ qua một vài ngày phải quyết định có nên hợp tác với một người nào đó hay không.
Gặp phải tình huống này, có người hoàn toàn dựa vào trực giác của mình: cho rằng tốt là tốt, không tốt là không tốt. Liên quan đến trực giác, có người khá chính xác, nhưng tính nết của con người là vô cùng đa dạng, cái đúng với người này chưa chắc đúng với người khác; cái đúng trong quá khứ chưa chắc đúng trong tương lai.
Như vậy, nhìn người bằng “thời gian” không phải lúc nào cũng phù hợp, khi đó ta nên nghe ngóng về người đó từ mọi phía. Người ta dễ bộc lộ bản tính với người thứ ba không liên quan.
Nếu bạn nghe từ bạn thân của anh ta thì đương nhiên bạn chỉ nghe những lời nói tốt. Nếu nghe từ những đối thủ của anh ta, bạn sẽ nghe được những lời nói xấu. Tốt hơn, bạn nên hỏi những người không có quyền lợi hay lợi ích gì khi quan hệ với anh ta, không nhất định phải là đồng nghiệp, mà có thể là bạn cùng lớp, cùng xóm… ai ta cũng có thể hỏi.
Đáp án của mọi người sẽ có sự chênh lệch vì mỗi người đều có cách nhìn nhận tốt xấu không giống nhau. Chúng ta có thể tập hợp những điều nghe thấy lại, tìm ra những điểm tương đồng nhất, qua đó chúng ta sẽ có thể hiểu một cách khái quát về tính cách thật của anh ta. Điểm tương đồng giữa các nhận xét cũng có thể là điểm chủ yếu trong tính cách.

3. Nhìn người qua cách ứng xử với người kém.

Một người dễ bộc lộ tính tốt hoặc tính xấu của họ với 1 người hèn kém hơn. Vì vậy chúng ta hãy quan sát họ trong những tình huống mà họ không ngờ nhất, như khi tiếp xúc với một người phục vụ, một người ăn xin, một đứa trẻ con, một người xa lạ…
Nếu 1 người khi đối xử với chúng ta rất tốt và với người hèn kém hơn cũng rất tốt thì người này có thể tốt. Còn nếu 1 người khi đối xử với chúng ta rất tốt nhưng với người hèn kém hơn thì đối xử bạc đãi, hiếp đáp thì phải rất cẩn thận với người này.
Ngoài ra, chúng ta còn có thể nghe ngóng tình hình trong gia đình anh ta. Hãy xem anh ta cư xử với cha mẹ như thế nào, đối với anh chị em, vợ chồng, con cái ra sao, đối với hàng xóm như thế nào. Hãy nhớ rằng 1 người bất hiếu vô ơn với cha mẹ thì rất khó là người tốt được.

4.Đừng tin đánh giá của chính mình:

Sau tất cả, thì dù có kinh nghiệm bao nhiêu đi chăng nữa thì chúng ta vẫn có thể nhìn người sai. Vì chúng ta luôn bị tình cảm riêng tư, thương ghét cá nhân, thành kiến chi phối ngấm ngầm ở phía sau.
Nói theo nhân quả thì là bị nghiệp duyên chi phối trong từng suy nghĩ. Một người từng giúp mình trong quá khứ hoặc kiếp trước thì bây giờ dù họ là người xấu mình vẫn cho họ là tốt. Một người từng hại mình trong quá khứ hoặc kiếp trước thì bây giờ họ có giúp đỡ mình thật lòng mình vẫn nghĩ họ xấu xa.
Vậy nên cách nhìn người mình chia sẽ chỉ mang tính tương đối và tham khảo mà thôi.
Đó là chưa kể có những khi một hành động bên ngoài là tốt nhưng cái lõi lại là xấu. Ví dụ như 1 người cho tiền từ thiện nhưng mục đích thật sự chỉ là để khoe mẽ, còn bình thường thì keo kiệt không cho 1 ai xu.
Hoặc có khi một hành động nhìn bên ngoài tuy là xấu nhưng cái lõi của nó lại là tốt. Ví dụ như mình thấy 1 người đang la mắng 1 người ăn xin, mình nghĩ người là có tính khinh người, hách dịch. Nhưng biết đâu người ăn xin kia lại chính là 1 người ăn dạng lừa đảo, và người kia biết nên phải vạch trần vụ lừa đảo đó thì sao?
Vậy nên mọi đánh giá người khác tốt xấu cũng chỉ là để tham khảo. Hên thì đúng, xui thì sai. Nên tốt nhất là đánh giá người khác chỉ nên để đó và cẩn thận đừng vội tin vào đánh giá của mình. Niềm tin của bản thân chỉ có thể tạm gọi là ổn khi đã vượt qua tất cả những điểm yếu ở bài giảng “Niềm tin” trong mô tả và comment. Biết tin đúng cách như thế thì chúng sẽ tránh được nhiều sai lầm trong cuộc sống.
Chúc cho tất cả chúng ta sẽ nhìn người thật cẩn thận và đừng bao giờ vội tin vào đánh giá ban đầu của bản thân.
Và nếu lần đầu xem kênh, đừng quên đăng ký kênh, like share nếu mọi người thấy hữu ích, cảm ơn mọi người ạ.
Bài giảng về Niềm tin (90 phút): http://bit.ly/Niem-Tin