Tự ái và thành công P1

Nếu bạn thật sự muốn hết tính tự ái, hãy nghe thêm các câu chuyện thực tế
về tính tự ái và bài giảng trong link này ạ: http://bit.ly/Tam-Tu-Ai
Link đăng ký miễn phí kênh Hạt Bụi Nhỏ: https://goo.gl/TAMb4N
Khi bị người khác chê bai, phê bình, bạn có thường hay có ý nghĩ hoặc lời nói kiểu như: “đồ kiêu căng, đồ ngạo mạn”, “đồ chẳng coi ai ra gì”?.
Bạn có thường cảm thấy rất cần sự tôn trọng, đánh giá cao của người khác?
Bạn có thường cảm thấy khó chịu, bực bội, tức giận khi bị người khác chê trách hoặc xem thường?
Nếu vậy thì bạn phải xem video này, vì rất có thể bạn đang mắc phải bệnh tự ái, một loại bệnh tâm lý mãn tính rất phổ biến và là kẻ thù của thành công nhưng ít người để ý. Bản thân mình cũng chưa thoát khỏi căn bệnh này nhưng còn may là mình biết mình có bệnh. Để chúng ta có động lực chữa căn bệnh tự ái này, video phần 1 này mình sẽ nói chi tiết về các tác hại của bệnh tự ái.

-Thứ 1: Tự cô lập bản thân.

Vì sao tự ái lại gây ra tình trạng tự cô lập bản thân?
Nếu chúng ta có tính tự ái cao, chúng ta dễ bị “nhạy cảm quá” theo hướng tiêu cực. Tức là nhiều khi người khác nói 1 câu nói đùa vô tư nhưng chúng ta lại cứ nghĩ họ đang nói xiên nói xỏ về mình rồi có ác cảm với họ. Cái ác cảm với lời nói đùa này lặp đi lặp lại thì dần dần chúng ta sẽ nghĩ ai cũng đang nói xiên nói xỏ về mình.
Khi chúng ta sẽ có ác cảm với nhiều người 1 cách vô lý như thế thì tự nhiên sẽ tránh né gặp họ và tạo ra sự tự cô lập bản thân. Mà người sống cô lập với người xung quanh thì rất khó thành công.

-Thứ 2: Giảm trí thông minh cảm xúc:

Người tự ái thường hay bị các cảm xúc như: hờn dỗi, ganh ghét, đố kỵ, tị hiềm, mặc cảm với người khác, đặc biệt là người có phần nổi trội hơn mình. Các cảm xúc tiêu cực này đều là biểu hiện và nguyên nhân làm giảm trí thông minh cảm xúc vì chúng đều là cảm xúc tiêu cực, đi ngược với

-Thứ 3: Không giỏi lên được:

Lý do khiến tự ái làm chúng ta không giỏi lên được là vì:
a.Một là trừ thiên tài ra, hầu hết chúng ta đều phải học hỏi ai đó để giỏi hơn. Mà tính tự ái làm chúng ta không muốn tiếp xúc với người giỏi hơn, thành công hơn. Điều này dẫn đến cả đời chúng ta chẳng học hỏi được ai và chẳng giỏi lên được.
b.Hai là tự ái thường làm chúng ta không chịu thay đổi vì sợ thay đổi thì người khác sẽ nghĩ chúng ta đã tự nhận là mình kém dỡ. Đây là 1 tâm lý rất kì cục, vì việc chúng ta không chịu thay đổi để tiến bộ hơn thật ra lại làm họ càng tin chắc là họ đã chê đúng mà thôi.
Cũng người nói nhờ tự ái mà 1 người cố gắng rồi thành công để chứng tỏ người khác đã nói sai. Trường hợp này cũng không thật sự tốt vì sự cố gắng thành công này cũng chỉ là vì ích kỷ, kiêu ngạo cá nhân nên sẽ có ngày sụp đổ.

-Thứ 4: Rất yếu kĩ năng làm việc nhóm:

Kĩ năng làm việc nhóm là kĩ năng rất quan trọng để thành công. Màgười có tính tự ái cao thì sẽ rất khó làm việc nhóm được vì quá “nhạy cảm theo hướng tiêu cực” trước những va chạm, khen chê, góp ý của người khác… Mà người tự ái cao sẽ , cứ phải cần người khác tôn trọng mình đồng nghĩa với đừng chê mình, đừng góp ý cho mình, 1 điều không thể có ở bất kì đội nhóm nào.

-Thứ 5: Sống trong đau khổ bất an.

Người có tính hay tự ái sẽ dễ bị đau khổ bất an và khó có được những phút giây bình yên hạnh phúc. Lý do là trong cuộc đời thì chuyện bị chê trách, phê bình là không thể tránh. Mà người hay tự ái lại cứ giữ mãi lời chê bai đó trong lòng và tự giằn vặt đau khổ ngày này qua ngày khác mà không hóa giải được. Kết quả là cuộc sống cứ chìm trong đau khổ bất an.
Như vậy chúng ta có thể thấy tính hay tự ái hay bệnh tự ái gây ra rất nhiều phiền phức, khó khăn một cách vô lý trong cuộc sống của chúng ta. Nếu bạn cũng cảm nhận được như thế, hãy đón xem video phần 2 về cách chữa bệnh tự ái vào tuần sau nhé.
Và nếu lần đầu mọi người xem kênh, đừng quên đăng ký kênh, like share nếu thấy hữu ích ạ. Cảm ơn mọi người ạ.
Nếu bạn thật sự muốn hết tính tự ái, hãy nghe thêm các câu chuyện thực tế
về tính tự ái và bài giảng trong link này ạ: http://bit.ly/Tam-Tu-Ai