Bài giảng Người sống có lý tưởng: http://bit.ly/Nguoi-Song-Co-Ly-Tuong
Link đăng ký miễn phí kênh Hạt Bụi Nhỏ: https://goo.gl/TAMb4N
Hiệu ứng FoMo hay gọi là Fear of Missing Out là 1 hiệu ứng tâm lý lo sợ bản thân sẽ bỏ lỡ mất những điều tốt đẹp, hay ho trong khi người khác có được nó.
Tác hại của hội chứng FoMo này là làm cho chúng ta cảm thấy buồn bã, căng thẳng, lo lắng thậm chí là đau khổ dù là đang trong hoàn cảnh rất tốt đẹp mà nhiều người ao ước.
Vd: Bạn mới có 1 chuyến đi đi du lịch Đức 10 ngày rất hoành tráng. Và khi bạn trở về VN và bạn mở facebook lên xem, bạn chợt thấy 1 người bạn khác mới đi du lịch ở Thụy Sĩ về có những tấm hình rất đẹp. Bạn nghĩ rằng người bạn của bạn thật may mắn khi đi du lịch Thụy Sĩ và bạn cảm thấy thật là tiếc vì đã không chọn đi Thụy Sĩ.
Như vậy đáng lẽ kết quả của 1 người có đủ điều kiện để đi du lịch Đức dài ngày phải là rất hạnh phúc nhưng cuối cùng chỉ là cảm giác tiếc nuối chỉ vì hội chứng FoMo.
Thật ra thì là đa số chúng ta đều bị hiệu ứng FoMo, chỉ khác nhau là ít hay nhiều. Người bị hiệu ứng này càng nặng thì sẽ càng khổ, càng ít thì sẽ càng ít khổ.
Nguyên nhân chính của hiệu ứng FoMo là do tâm lý muốn hơn hoặc bằng người khác hay nói thẳng là tâm lý hơn thua đố kỵ với người khác. Người khác có được điều gì thì mình phải có được điều đó hoặc là hơn thế nữa.
Vì vậy, muốn loại bỏ tâm lý FoMo thì chúng ta phải loại bỏ tâm lý hơn thua, đố kỵ với người khác.
Mà vì đâu chúng ta lại có tâm lý hơn thua đố kỵ với người khác? Đó là vì chúng ta chỉ thương chính chúng ta hay gọi là ích kỷ chứ không thương người khác. Nếu chúng ta thương được người khác thì chúng ta sẽ vui khi người khác thành công hạnh phúc, dẫn tới tâm lý hơn thua, đố kỵ tự nhiên biến mất, và đương nhiên tâm lý FoMo cũng mất theo.
Vd: Bậc làm cha làm mẹ thương con nên luôn muốn con cái mình giỏi hơn mình. Cha mẹ không bao giờ bị tâm lý FoMo với con cái của mình, con cái mình càng giỏi hơn, thành công, càng có điều kiện tốt hơn mình thì cha mẹ sẽ càng vui.
Có 1 triết gia nói rằng: chỉ có tâm hồn lớn mới có hạnh phúc lớn. Tâm hồn lớn có thể hiểu là 1 tâm hồn không bị chi phối bởi sự hơn thua đố kỵ. Ngược lại, tâm hồn đó chỉ có 1 mong ước là xây dựng, đóng góp, đem lại thật nhiều niềm vui hạnh phúc cho người khác.
Đây cũng là lý do mà những người thường xuyên làm các hoạt động thiện nguyện thì luôn hạnh phúc hơn người khác. Vì tâm hồn của những người này có rất ít chỗ cho sự đố kỵ hơn thua, thay vào đó điều họ quan tâm nhất chính là làm sao giúp được nhiều người nhất có thể.
Như vậy, giải pháp về lâu dài để hết FoMo là làm cho tâm hồn lớn lên, không bó hẹp trong mấy chuyện hơn thua đố kỵ từng chút một mà sống vì 1 lý tưởng cao đẹp thì FoMo sẽ không có cơ hội xuất hiện.
Tuy nhiên, trong ngắn hạn tâm hồn chúng ta chưa thể lớn nhanh như thế được, vì vậy chúng ta cũng cần 1 vài suy nghĩ tạm thời như sau:
1.Không ai có tất cả.
Làm việc này sẽ không làm được việc kia, được cái này thì phải mất cái kia.
Vd: Trong câu chuyện du lịch vừa rồi, người bạn kia được đi du lịch Thụy Sĩ chứ không đi du lịch Đức được.
2.Không ai luôn hạnh phúc.
Những gì chúng ta thấy trên facebook không phải là toàn bộ sự thật. Mọi người thường chỉ đăng cái tốt nhất lên và giấu cái thua thiệt của họ lại.
Vd: Người ta đăng hình đi du lịch nhưng người ta không đăng hình họ đã phải làm việc rất cật lực để có đủ tiền đi du lịch hoặc những tấm hình lúc họ bị mất mát đau thương.
3.Vô thường.
Tất cả các loại hạnh phúc của cuộc đời này đều không thể kéo dài mãi, và hạnh phúc của người khác cũng vậy.
Vd: Một người bạn của chúng ta có 1 chiếc xe rất sang, rất xịn và rất tự hào. Nhưng sau 5 năm thì chiếc xe đó đã lỗi thời, người bạn kia cũng không còn cảm thấy tự hào mỗi khi đi chiếc xe đó nữa.
Như vậy người khác và chúng ta đều có những nỗi khổ giống nhau:
Đó là đều khổ vì được cái này sẽ phải mất cái kia, đều khổ vì có những lúc rất vả để rồi mới có hạnh phúc, đều khổ vì phải chấp nhận sự vô thường của mọi thứ.
Khi chúng ta hiểu được như thế thì chúng ta sẽ cảm nhận được rằng dù chúng ta có khác nhau 1 thời điểm nào đó, nhưng nhìn trên 1 khoảng thời gian rất dài thì chúng ta sẽ thấy chúng ta cũng như nhau, đều có những nỗi buồn khổ giống nhau.
Biết như thế rồi thì chúng ta sẽ có thể thông cảm với người khác, thương được người khác. Và đương nhiên, khi thương được người khác thì sự đố kỵ, hơn thua cũng mất, hội chứng FoMo cũng mất theo.
Cuối cùng, mình xin chúc cho tất cả chúng ta đều sẽ thoát khỏi hội chứng FoMo trong ngắn hạn bằng cách phát triển lòng thương yêu với người khác và trong dài hạn bằng cách xây dựng 1 lý tưởng sống thật tuyệt vời. Các bạn có thể nghe thêm bài giảng 90 phút về Người sống có lý tưởng trong mô tả và comment để biết thêm chi tiết.
Và nếu lần đầu mọi người xem kênh, đừng quên đăng ký kênh, like, share nếu thấy hữu ích nhé. Cảm ơn mọi người ạ.
Bài giảng Người sống có lý tưởng: http://bit.ly/Nguoi-Song-Co-Ly-Tuong