Cách vượt qua mặc cảm bản thân

Mặc cảm tự ti là 1 cảm giác mà nhiều người phải trải qua trong đời, không giai đoạn này thì giai đoạn khác. Mặc cảm tự ti xuất hiện vào lúc chúng ta cảm thấy buồn bã khi người khác hơn mình về trình độ, tài năng, trí tuệ, sắc đẹp, thu nhập, địa vị, danh tiếng …
Xem trên Youtube: https://youtu.be/nKZSNtD_kBk

Những phản ứng thông thường của bệnh mặc cảm tự ti là:
– Buồn bã, an phận, không phấn đấu nữa, không cố gắng nữa mà cứ giữ nỗi buồn trong lòng, bế tắc và co cụm lại.
– Không muốn tiếp xúc với những người hơn mình, tự cô lập tránh né những người hơn mình, không muốn hợp tác, làm việc với người hơn mình.
– Dùng thái độ bất cần đời để che giấu sự mặc cảm như từ chối, bất cần sự giúp đỡ của người khác.
Về hậu quả của mặc cảm tự ti:
– Chúng ta sẽ tự đánh mất nhiều cơ hội để phát triển bản thân.
– Nếu trong tập thể, chúng ta sẽ dễ bị kích động chia rẽ từ những kẻ xấu vì chúng ta vẫn còn tâm lý muốn hơn người khác.
– Chúng ta dễ suy diễn sai lầm để rồi sinh ra ác cảm, ghét bỏ người khác. Đặc biệt là mỗi khi có người nhắc đến nhược điểm của bản thân dù họ không hề có ý nói về chúng ta.
– Tâm lý tiêu cực khiến sức khỏe giảm sút theo.
– Có khả năng vào con đường xấu nếu bị kẻ xấu rủ rê. Không ít trường hợp những thiếu niên xấu, muốn thoát khỏi mặc cảm tự ti đã tham gia vào những băng nhóm xã hội đen.
Vì vậy, nếu rơi vào trạng thái mặc cảm tự ti, chúng ta phải tìm cách khắc phục cho bằng được.
Cách vượt qua mặc cảm.
Thứ 1: Nghĩ đến những người kém may mắn hơn.
Khi chúng ta ở trong một tập thể toàn người giỏi hơn, xinh đẹp hơn, hạnh phúc hơn thì chúng ta cũng cần hiểu rằng ở đâu đó vẫn có RẤT NHIỀU những người kém hơn, xấu hơn, bất hạnh hơn chúng ta.
Chúng ta hay mặc cảm vì chúng ta ít khi thấy những người khốn khổ hơn chúng ta. Những người thường xuyên làm các công việc thiện nguyện hiếm khi nào có cảm giác mặc cảm vì đơn giản là: họ đã thấy họ quá may mắn so với nhiều người rồi.
Chúng ta không đẹp lắm nhưng vẫn may mắn hơn 1 tỷ người khuyết tật trên thế giới.
Chúng ta không giàu có nhưng có thời gian để ngồi xem Youtube, lướt Facebook nghĩa là đã may mắn hơn mấy trăm triệu người ở Châu Phi, hàng trăm ngàn người ở các vùng sâu vùng xa. Họ đến miếng ăn còn không đủ thì còn mơ ước chuyện gì nữa…
Chúng ta không có danh tiếng nhưng vẫn hơn những người hi sinh thầm lặng cả đời cho xã hội mà chẳng ai biết đến.
Thứ 2: Sống vị tha vì mục tiêu chung.
Vì sao nghĩ đến mục tiêu chung lại giúp chúng ta vượt qua sự tự ti?
Vd 1:
Trong một cuộc nói chuyện đông người, một người bạn của chúng ta rất khéo nói và đem lại niềm vui cho mọi người.
Nếu chúng ta nghĩ rằng: người bạn này khéo nói, nói hay quá, nổi trội quá còn mình thì ăn nói dỡ quá, vụng về quá nên chẳng ai để ý thì chúng ta sẽ buồn hoặc tệ hơn là thấy khó chịu, đố kỵ. Nhưng cũng trong hoàn cảnh đó, nếu chúng ta nghĩ tới mục tiêu chung của cuộc nói chuyện là niềm vui của mọi người, thì chúng ta sẽ hòa vui cùng mọi người được, không buồn, không đố kỵ với người bạn khéo nói kia.
Vd 2:
Khi chúng ta làm một dự án nào đó chung với nhiều người. Trong dự án đó, chúng ta chỉ được phân công làm những việc ít quan trọng vì khả năng không đủ để làm những việc quan trọng hơn.
Nếu chúng ta nghĩ rằng: toàn là người giỏi trong nhóm, chỉ có mình là kém nên làm việc này thì chúng ta sẽ buồn. Nhưng nếu hoàn cảnh đó mà chúng ta chỉ nghĩ tới mục tiêu chung của dự án thì chúng ta sẽ vui vẽ làm hết sức phần việc của mình
Qua 2 ví dụ, chúng ta rút ra một điều là:
Khi chúng ta quá lo nghĩ cho bản thân thì khi rơi vào hoàn cảnh xung quanh có người giỏi hơn, thông minh hơn thì chúng ta sẽ nghĩ rằng tại sao tôi lại kém dỡ thế này và cảm thấy buồn. Còn nếu chúng ta ít lo nghĩ cho bản thân, xem mục tiêu chung quan trọng hơn mục tiêu cá nhân thì khi người xung quanh càng giỏi thì chúng ta càng mừng. Vì nhiều người giỏi thì mục tiêu chung sẽ nhanh chóng đạt được.
Đến đây, sẽ có bạn hỏi rằng: người khác hơn mình mà vui mừng vậy thì động lực đâu phát triển bản thân?
Câu trả lời là cực kì phát triển là đằng khác. Vì tuy rằng sự ích kỷ hơn thua cũng có tạo ra động lực để chúng ta cố gắng, nhưng đó là loại động lực tiêu cực, sẽ gây hại về lâu dài. Vì nó chỉ đem lại sự khoái trá tạm bợ khi hơn người khác chứ không phải hạnh phúc thật sự.
Còn khi nghĩ tới mục tiêu chung vì lòng vị tha thì chúng ta sẽ tự thấy rằng: nếu chúng ta kém dỡ sẽ ảnh hưởng tới cả tập thể và không thể đóng góp nhiều vào thành tựu chung được. Từ đó, chúng ta sẽ có động lực buộc phải giỏi lên, phải tốt hơn. Thậm chí động lực này còn lớn gấp bội loại động lực do sự ích kỷ hơn thua mang lại vì hơn thua thì chỉ cần hơn 1 vài người sau đó chúng ta sẽ thỏa mãn không phấn đấu nữa. Còn nếu vì mục tiêu chung mà mục tiêu đó rất lớn thì dù chúng ta giỏi bao nhiêu cũng không đủ, từ đó chúng ta sẽ có động lực rèn luyện mãi không ngừng.
Loại động lực này còn đem lại sự an vui hạnh phúc thật sự khi thành công. Hơn nữa, theo luật nhân quả thì khi muốn đem lại lợi ích tốt đẹp cho nhiều người thì tự nhiên tài năng của chúng ta cũng phát triển. Có khi là tự nhiên siêng năng, thông minh hơn, có khi là gặp người giỏi đến giúp đỡ để mình giỏi lên…
Thứ 3: Phát triển lòng thương yêu vô điều kiện.
Tại sao lòng thương yêu vô điều kiện lại giúp vượt qua mặc cảm tự ti? Vì khi người mà chúng ta thương yêu, quý mến trở nên tài giỏi, thành công hơn chúng ta thì chúng ta không buồn.
Vd: Khi con cái giỏi hơn cha mẹ, cha mẹ rất vui mừng vì cha mẹ thương con vô điều kiện. Một người chồng nếu thương vợ vô điều kiện thì dù vợ được thăng chức cao hơn vẫn không tự ti mặc cảm ngược lại còn vui mừng. Cũng vậy nếu bản thân thương được, quý mến được người xung quanh, muốn tốt cho người xung quanh thì khi người xung quanh thành công hơn, giỏi hơn, đẹp hơn … tự nhiên chúng ta sẽ vui mừng chứ không hề tự ti.
Đến đây mới thấy trí tuệ cao siêu của Đức Phật khi Ngài dạy chúng ta về lòng từ bi, thương người không phân biệt. Vì chỉ cần điều đó, chúng ta sẽ không tự ti, không buồn mà vẫn an vui khi gặp người giỏi hơn, người thành công hơn. Không những thế, lòng từ bi thương người còn là nguồn gốc của phúc lộc, của giàu có thành công. Tuy nhiên, để có thể thương người không phân biệt, dù giàu nghèo, sang hèn, giỏi dỡ, xấu đẹp… thì cần có 1 quá trình rèn luyện đúng cách, nếu bạn thật sự muốn rèn luyện đức tính tuyệt vời đó, hãy xem bài giảng trong comment bên dưới.
Tóm lại là để vượt qua mặc cảm chúng ta cần làm 3 điều:
Thứ 1: Nghĩ đến những người kém may mắn hơn.
Thứ 2: Sống vị tha vì mục tiêu chung.
Thứ 3: Phát triển lòng thương yêu vô điều kiện.
Tự ti rất đáng ngại khi,
Lòng ta không nghĩ chút gì cho ai.
Tự ti không đáng là gì,
Khi lòng không nghĩ chút gì riêng tư.
                                (thơ con cóc)
Và nếu thấy chia sẽ này hữu ích, đừng quên đăng kí kênh, like share để bạn bè và người thân cùng biết nhé. Cảm ơn các bạn.