Cách vượt qua sự lười biếng phần 2

Bài giảng giải thích “phước” giúp vượt khó khăn như thế nào:
Link đăng ký miễn phí kênh Hạt Bụi Nhỏ: https://goo.gl/TAMb4N
Ở phần 1, mình đã nói về lòng thương yêu giúp vượt qua sự lười biếng nhưng không phải ai cũng làm được. Vì vậy phần 2 này, mình xin chia sẽ thêm 1 câu chuyện như sau:
Ngày xưa, ở 1 vùng nọ, do hạn hán kéo dài nên mọi người phải di cư đến vùng khác. Trước khi đi, họ được Chúa ban cho 1 cây thánh giá to dài và dặn rằng phải luôn kéo theo bên mình.
Trên đường đi, có 1 thanh niên cảm thấy cây thánh giá nặng quá bèn nghĩ ra cách đẽo bớt cây thánh giá ngắn lại cho nhẹ bớt.
Anh ta hì hục đẽo trong khi những người khác vẫn đang nổ lực kéo. Chẳng mấy chốc anh đã đẽo cây thánh giá ngắn lại và vác cây thánh giá lên 1 cách nhẹ nhàng rồi nhanh chóng vượt qua những người khác.
Tuy nhiên, đi được 1 chặn thì anh ta lại cảm thấy nặng và dừng lại để đẽo cho cây thánh giá ngắn hơn nữa. Lần này, anh lại cảm thấy thoải mái, nhẹ nhàng 1 lần nữa.
Anh ta hí hửng nghĩ rằng mình thật thông minh, những người xung quanh thật là khờ khi cứ phải khiêng cây thánh giá to nặng như thế.
Nhưng niềm vui hí hửng của anh ta không kéo dài được bao lâu khi đột nhiên anh thấy 1 hẻm núi sâu và rộng trước mắt.
Anh ta dừng lại suy nghĩ làm cách nào để vượt qua hẻm núi này.
Trong lúc anh ta suy nghĩ thì những người khác với cây thánh giá to nặng đã đặt cây thánh giá xuống làm cầu và đi qua dễ dàng.
Anh ta cũng thử làm theo nhưng không được vì nó quá ngắn. Không thể đi tiếp được, anh ta khụy xuống đất ăn năn hối hận vì tính lười biếng của mình.
….
Chắc hẳn nhiều bạn cũng đã từng đọc câu chuyện này và cảm thấy rất hay. Mình cũng thế, mình thấy câu chuyện này rất hay. Nhưng mình cũng chỉ thấy hay thôi mà chưa áp dụng vào cuộc sống.
Mãi tới hôm nay, khi cần viết thêm bài về cách vượt qua sự lười biếng thì mình chợt nhớ câu chuyện này và nhận ra rằng: 1 lý do của sự lười biếng là vì không nghĩ rằng chính sự lười biếng sẽ gây ra rất nhiều hậu quả xấu trong tương lai.
Vd:
Một bạn học sinh lười học tiếng Anh vì không nghĩ rằng khi lớn lên mình sẽ gặp rất nhiều khó khăn trong công việc chỉ vì thiếu tiếng Anh. Đặc biêt, trong thời đại cách mạng 4.0, việc biết tiếng Anh lại càng quan trọng hơn nữa. Vì chúng ta không thể nào làm mọi thứ từ đầu mà bắt buộc phải phát triển lên từ nền tảng công nghệ khoa học mới nhất của thế giới. Mà muốn nắm được những nền tảng này, cách tốt nhất là phải trực tiếp tìm hiểu nó chứ không thể nào đợi người ta dịch sang tiếng Việt vì tới lúc được dịch sang tiếng Việt thì công nghệ đó đã cũ rồi.
Hoặc là một người không chịu tập thể thao vì
-không nghĩ rằng mình sẽ bị bệnh tật tùm lum chỉ vì thiếu vận động,
-không nghĩ rằng 1 cơ thể bệnh tật thì dù muốn cũng không thể chăm sóc cho người thân và người xung quanh,
-không nghĩ rằng bệnh tật rồi thì sẽ trở thành gánh nặng cho người xung quanh mình.
Hoặc là người lười biếng làm việc, chỉ mong hết giờ chứ không mong hết việc vì không nghĩ rằng suy nghĩ này không những sẽ khiến mình rơi vào cảnh thất nghiệp một ngày nào đó mà còn tăng gánh nặng công việc cho đồng nghiệp xung quanh. Thực tế của cuộc đời là chẳng có giám đốc nào sẽ trả lương mãi cho 1 người tạo ra ít giá trị hơn lương của họ vì làm như thế sẽ ảnh hưởng xấu tới những người nhân viên khác cũng như chính công ty của họ.
“Lười nhưng chẳng xấu ác gì, từ từ hết phước cũng đi ăn mày.”
Hoặc một người không chịu học hỏi thêm các kỹ năng mới vì không nghĩ rằng chính sự an phận này sẽ khiến mình thất nghiệp trong cuộc cách mạng công nghiệp 4.0 sắp tới. Càng nhiều người thất nghiệp thì mức trợ cấp thất nghiệp càng giảm xuống. Đồng nghĩa với những người thân, người xung quanh mình nếu bị thất nghiệp cũng sẽ bị giảm mức trợ cấp luôn. Không lẽ mình cứ an phận và góp phần làm cho tình hình trở nên tồi tệ như thế?
Hoặc một người không chịu làm nhiều việc phước thiện, hạn chế hưởng thụ lại vì không biết rằng: chính vì thiếu phước nên mình dễ bị thất bại hoặc không đủ khả năng để giúp đỡ người khác khi cần. Nếu chúng ta vừa siêng năng làm việc, vừa siêng năng làm nhiều việc phước thiện, nhiệt tình giúp người giúp đời thì sẽ tạo ra cái phước để giúp đỡ người khác khi cần và giúp chúng ta vượt qua khó khăn trong tương lai tương tự như cây thánh giá trong câu chuyện vừa rồi vậy. Để rõ hơn, mời mọi người dành thêm 20 phút để lắng nghe bài giảng trong mô tả và comment ạ.
Tóm lại là chúng ta lười biếng không chịu làm gì phần nhiều là vì không nghĩ nhiều tới hậu quả của nó. Nếu chúng ta luôn nghĩ tới hậu quả của việc lười tới tương lai như thế nào thì chúng ta sẽ có động lực để siêng năng hơn. Ở mức độ cao hơn, nếu 1 người có tâm hồn lớn, sống vị tha muốn giúp được nhiều người đang khó khăn thì sẽ càng không dám lười. Vì đơn giản là họ nghĩ rằng, lười cũng đồng nghĩa với việc từ chối cơ hội để giúp thêm 1 người nào đó.
Chúc cho tất cả chúng ta luôn nhớ đến hậu quả của sự lười biếng để vượt qua sự lười biếng và có cuộc sống tốt đẹp hơn. Và nếu lần đầu xem kênh, đừng quên đăng ký kênh, like share nếu bạn thấy hữu ích nhé. Cảm ơn các bạn.
Bài giảng giải thích “phước” giúp vượt khó khăn như thế nào:
Video có sử dụng hình ảnh từ Sách Tranh Nhân Quả 5 – TT. Thích Chân Quang biên soạ: