Trầm cảm 1 | sự nguy hiểm và dấu hiệu

Link đăng ký miễn phí kênh Hạt Bụi Nhỏ: https://goo.gl/TAMb4N

Theo Tổ chức Y tế Thế giới WHO, bệnh trầm cảm cướp đi mỗi năm trung bình 850.000 mạng người, đến năm 2020 trầm cảm sẽ là căn bệnh xếp hạng 2 trong số những căn bệnh phổ biến toàn cầu với 121 triệu người mắc bệnh và là căn bệnh thứ nhất dẫn đến tàn tật ở những nước đang phát triển. Trong đó Nhật Bản có khoảng 3% dân số, Mỹ là 17%, Việt Nam là 4% dân số (số liệu 2015). Về số người phải tự sát do trầm cảm thì ở Việt Nam là 30.000 đến 40.000 người mỗi năm theo thống kê năm 2015 của BV Tâm Thần Trung Ương.
Trầm cảm không chỉ là 1 căn bệnh tâm lý phổ biến mà còn rất nguy hiểm vì:
  • Đa số người bị trầm cảm không biết bản thân họ bị trầm cảm. Họ cứ nghĩ đó chỉ là trạng thái buồn chán bình thường và nghĩ rằng có thể cố gắng vượt qua được. Thực tế thì đó là điều không thể giống như bị gãy tay thì phải có bác sĩ chữa trị mới lành chứ không thể nào cố gắng rồi tự lành vậy.
  • Khiến cho 1 người trở thành gần như tàn tật vì tâm lý trầm uất khiến họ không thể làm việc được. 
  • Không chừa một ai:
—Không phân biệt tuổi tác, giới tính, chủng tộc hay khả năng tài chính, một cô bé học sinh cấp 3, hàng ngày vẫn cắp sách đến trường cũng có thể bị trầm cảm giống như một người đàn ông thành đạt, với số dư trong tài khoản lên đến 10 con số. Cái chết do tự tử của ca sĩ Jonghyun nổi tiếng của Hàn Quốc và thủ lĩnh nhóm nhạc nổi tiếng Linkin Park – Chester Bennington là 1 trường hợp điển hình.
—Không phân biệt nghề nghiệp, trình độ văn hóa hay khả năng sáng tạo, một người phụ nữ làm công việc bán thời gian tại siêu thị cũng có thể bị trầm cảm giống như một ca sĩ nổi tiếng, được nhiều người mến mộ.
  • Khó nhận ra: Người nhà của những bệnh nhân trầm cảm thường rất bất ngờ trước cái chết của bệnh nhân trầm cảm vì lầm tưởng với trạng thái buồn chán thông thường.
  • Tái phát theo hướng tồi tệ hơn: Theo bác sỹ tâm lý Deborah Serani, một chuyên gia tâm lý tại Mỹ, người từng bị 2 đợt trầm cảm, thì nguy cơ tái phát sẽ tăng lên thành 80%, 3 đợt trầm cảm thì nguy cơ tái phát sẽ là 90%. Những lần tái phát thì càng ngày càng nặng, càng có xu hướng muốn tự tử.
  • Không có nguyên nhân rõ ràng, cứ tự nhiên buồn bã, chán nản mà không tìm ra nguyên nhân và càng lúc càng lúc càng tăng.
==> Người bị trầm cảm mà không biết bị trầm cảm thì sẽ không đi chữa trị khi đó tình trạng sẽ càng ngày càng nặng đến 1 lúc nào đó cảm thấy tự tử sẽ tốt hơn. Vì vậy chúng ta cần phải biết những dấu hiệu của bệnh trầm cảm để giúp chính mình và và người xung quanh khi mắc phải.
Bệnh trầm cảm có 9 dấu hiệu theo tiêu chuẩn DSM-IV như sau:
(1) khí sắc trầm: buồn bã, chán nản, tuyệt vọng liên tục nhiều ngày.
(2) mất quan tâm hay thích thú đối với những việc trước kia mình ham thích; 
(3) thay đổi đáng kể cân nặng hay sự ngon miệng; 
(4) mất ngủ hay ngủ nhiều; 
(5) chậm chạp hay kích động tâm thần vận động; 
(6) mệt mỏi hay mất năng lượng; 
(7) cảm giác vô giá trị; 
(8) giảm khả năng suy nghĩ, tập trung hay quyết định;
(9) ý tưởng tự tử.
Cần lưu ý ở đây là không phải cứ có những dấu hiệu này là bị trầm cảm. Nếu có những dấu hiệu này nhưng chỉ 1 vài ngày trong tháng rồi tự biến mất, vẫn có những ngày vui vẻ thì không phải bị trầm cảm, đó chỉ là tâm lý buồn chán bình thường của con người. Nhưng cũng chính vì những dấu hiệu này thì bình thường ai cũng có, ai cũng bị nên chúng ta lại rất dễ nhầm lẫn giữa 1 người bị trầm cảm và 1 người buồn chán bình thường.
Điểm khác biệt chủ yếu ở đây là thời gian, nếu 1 người có 5/10 dấu hiệu trên và kéo dài liên tục hơn 2 tuần và đã cố tìm cách vượt qua nhưng không thể thì rất có khả năng họ bị trầm cảm. Lúc đó thì phải có cách chữa trị phù hợp chứ bản thân họ sẽ không thể vượt qua được. Ở phần tiếp theo mình sẽ trình bày các nguyên nhân và cách chữa trầm cảm, mời mọi người đón xem ạ.
Và nếu lần đầu xem kênh, đừng quên đăng ký, like share nếu mọi người thấy hữu ích nhé. Cảm ơn ơn mọi người ạ.