Làm gì khi chán nản | phần 2

Bài giảng Hiểu về bản ngã: http://bit.ly/Hieu-Ve-Ban-Nga

Link đăng ký miễn phí kênh Hạt Bụi Nhỏ: https://goo.gl/TAMb4N

 

Liên tục gặp khó khăn nghèo khó cũng dễ khiến người ta chán nản, nhưng kì lạ là giàu có sung túc cũng có thể sinh ra chán nản. Hãy cùng xem những diễn biến tâm lý thú vị trong phần 2 này để biết phải làm gì khi chán nản ạ.

3.Quá sức.

Vừa rồi có 1 bạn do hoàn cảnh gia đình khó khăn, bạn ấy phải thường xuyên làm việc rất cực để phụ giúp gia đình, cảm giác như phải gánh cả gia đình trên đôi vai vậy. Những áp lực, khó khăn này khiến bạn ấy không còn thời gian để theo đuổi ước mơ là chuyên viên tư vấn tâm lý. Vì thế mà bạn ấy cảm thấy rất chán nản.
Hoàn cảnh của bạn này khiến mình nhận ra là khi con người rơi vào trạng thái quá sức cũng sẽ sinh ra sự chán nản, muốn buông xuôi tất cả.
Tuy nhiên trạng thái quá sức này lạ là do tâm lý nôn nóng, nóng vội, muốn dồn toàn bộ sức lực để làm cho nhanh trong khi hoàn cảnh không cho phép. Trường hợp này thì mình được dạy rằng: suy nghĩ lớn nhưng bắt đầu từng chút một. Tức là chia nhỏ mục tiêu, ước mơ ra và kéo dài thời gian ra.
Cụ thể trường hợp của bạn kia, bạn ấy có thể chia mục tiêu nhỏ ra bằng cách mua sách về tâm lý học về tự nghiên cứu, sau đó áp dụng vào cuộc sống. Khi thấy hiệu quả rồi thì vào cách diễn đàn, group facebook về tâm lý để tư vấn miễn phí cho mọi người. Cách này thì mình chỉ giúp được 1 vài người, nhưng đó là cách khả thi nhất và phù hợp với hoàn cảnh nhất. Sau đó nếu mình có uy tín rồi thì lập ra fanpage, kênh youtube, website để chia sẽ…Về kéo dài thời gian thì thay vì mong muốn đạt được ước mơ trong vòng 1, 2 năm, hãy kéo dài ra thành 4 năm, 6 năm. Khi nghĩ kéo dài thời gian như thế thì tự nhiên tâm lý sẽ thấy thoải mái hơn, chính cái tâm lý thoải mái này khiến chúng ta cân bằng, không chán nản.
Vì vậy, hãy luôn giữ ước mơ lớn bên mình, nhưng cũng phải cho nó thời gian phù hợp thì ước mơ đó vẫn là khả thi. Nghĩ được như thế tự nhiên chúng ta sẽ không chán nản dù hoàn cảnh rất khó khăn, mọi việc dường như đang quá sức với mình.

4.Quá dễ.

Về tâm lý học, con người có động lực làm việc là khi công việc không quá khó và không quá dễ. Khi con người ta làm những việc quá dễ thì tự nhiên động lực làm việc cũng mất.
Vì vậy, nếu đang làm 1 công việc mà quá dễ, quá nhàm chán thì chúng ta hãy làm cho nó khó lên. Làm sao cho nó khó lên được? Hãy tăng tốc độ làm việc, tăng độ hoàn thiện, hoàn hảo lên.
Vd: Ngày nào cũng nấu ăn, nấu hoài thấy chán vì nó đã quá dễ. Nhưng nếu như tự đặt ra 1 tiêu chuẩn cao hơn như nấu sao cho nhanh hơn, sao cho ngon hơn thì sẽ có động lực để làm liền.
Tuy nhiên, việc tăng tốc độ, tăng độ hoàn thiện hoàn hảo lên cũng chỉ là 1 thủ thuật. Chúng ta cần phải thêm ý nghĩa cho công việc nữa thì động lực mới lâu bền.
Vd: Nấu ăn ngon hơn để mọi người được ăn ngon hơn chẳng hạn.
Việc tăng tốc độ làm việc, tăng độ hoàn thiện cũng giúp chúng ta có cái phước để làm những công việc cao hơn, cuộc sống tốt hơn. Cứ để ý sẽ thấy những người giám đốc thường là những người cố gắng làm tốt hơn từng chút một dù việc dễ, việc nhỏ. Còn những người thấy việc dễ, việc nhỏ nên chán rồi làm rề rề uể oải thì cứ mãi làm cấp dưới hoài.

5.Cuộc sống sung túc, đầy đủ:

Theo nhà nhân chủng học Yasmine Musharabash, trên thế giới, bệnh buồn chán chỉ mới xuất hiện vào cuối thế kỉ 18. Thời gian trước đó, con người phải làm việc liên tục để sinh sống. Nhưng khi nhiều người có đời sống trở nên dư giả, ổn định thì con người mới bắt đầu bị bệnh buồn chán vì không biết làm gì.
Giải thích dưới góc độ khoa học thì mỗi khi đạt được điều gì đó hoặc hưởng thụ điều gì đó thì trong não sản sinh chất dopamine. Chất dopamine có vai trò như tạo ra động lực sống hằng ngày. Nếu một người hưởng thụ nhiều thì tự nhiên dopamine giảm đi, dopamine giảm thì tự nhiên động lực sống cũng giảm theo.
Đây cũng là lý do mà những người có cuộc sống quá dư giả, thoải mái hưởng thụ nhiều thì cũng dễ chán nản. Hưởng thụ có thể là ăn ngon, mặc đẹp, đi du lịch và kể cả tình dục. Khi hưởng thụ nhiều thì chất dopamine trong não giảm đi, dẫn đến chán nản. Khi chán nản lại tìm cách hưởng thụ, để chất dopamine tiết ra, nhưng lượng dopamine trong não cứ giảm dần dẫn đến lần hưởng thụ sau chất dopamine ít hơn lần trước, cảm thấy chán hơn lần trước. Cứ thế dành cả thanh xuân để giải quyết mỗi 1 việc là giải quyết việc chán mà không hết chán.
Với trường hợp giàu có sung túc rồi, mình được dạy là: giàu có, sung túc, đầy đủ rồi thì vẫn còn 1 thử thách vô cùng khó để đạt được, đó chính là chiến thắng cái bản ngã của mình. Giàu có, thành công coi vậy chứ vẫn dễ có được hơn là chiến thắng bản ngã của mình. Khi đã hoàn toàn chiến thắng nó rồi thì sẽ có hạnh phúc tối thượng cao hơn mọi hạnh phúc trên đời này. Các bạn muốn biết bản ngã là cái gì, xin hãy dành thêm 90 phút để nghe bài giảng trong mô tả và comment ạ.
Cuối cùng, mình xin chúc cho tất cả chúng ta đều vượt qua sự chán nản dù là lúc rất khó khăn hay lúc rất thuận lợi ạ.
Và nếu lần đầu xem kênh, đừng quên đăng kí kênh, like, share nếu các bạn thấy hữu ích nhé. Cảm ơn các bạn.
Bài giảng Hiểu về bản ngã: http://bit.ly/Hieu-Ve-Ban-Nga