Nghề truyền thông

 
 
Sách nói Luận về nhân quả: http://bit.ly/luan_ve_nhan_qua  (Khuyến khích mua sách để ủng hộ chùa các Phật sự và dễ tra cứu hơn ạ
 
 
 
Bạn có biết, 
Có những ngôi sao từng tự tử vì bị các tờ báo khai thác đời tư quá nhiều?
 
Bạn có biết 
Có những học sinh nghèo hiếu học tiếp tục ước mơ học tập nhờ các bài báo có tâm?
 
Bạn có biết 
Vụ bạo động khiến 30 người chết thành phố Wamena ở Indonesia là do tin tức giả gây ra?
 
Bạn có biết
Nhiều ngôi nhà tình thương được xây dựng nhờ vào sự kêu gọi của báo chí, truyền hình?
 
Bạn có biết
1 cái quote đẹp như thế này: “Đời này mạnh được yếu thua, ngu thì chết, khôn thì sống” có thể đẩy ai đó vào vực sâu tội lỗi?
 
Bạn có biết, 
1 quote đơn giản như thế này:  “Hãy tìm giúp tôi 3 người chưa bao giờ đau khổ, tôi sẽ chỉ bạn cách để hết đau khổ” có thể vực dậy tinh thần cho ai đó?
 
Những điều cả tốt cả xấu vừa rồi đều là do truyền thông tạo ra. Mà truyền thông có tầm ảnh hưởng xã hội nhiều như thế, nhưng nhiều người tốt, có tâm thiện muốn lan tỏa điều thiện cho cuộc đời nhưng lại chẳng biết có ngành học này, công việc này. Nhiều bạn tính thích vẽ, có khiếu thẩm mỹ, nhạy cảm với cái đẹp, thích viết văn thơ – nhật ký – truyện, thích xem quảng cáo rồi chế lại, thích nặn tượng, thích sáng tạo phim ảnh… đều là phù hợp với ngành này mà không biết. Vậy nên mình làm video giới thiệu về ngành này để nhiều người tốt đủ duyên thì học và có thêm công cụ để lan tỏa điều thiện.
 
Thì thật ra mình không có chuyên môn sâu về truyền thông, mình chỉ đang làm ở 1 mảng nhỏ của truyền thông, đó là truyền thông đa phương tiện thôi.
 
Rồi, giờ vào vấn đề, vậy ngành truyền thông là gì? Truyền là truyền đi, Thông là thông tin, là truyền đi, lan tỏa thông tin. Ở mức độ sâu hơn, truyền thông còn tác động đến nhận thức cũng như hành vi của rất nhiều người trong xã hội. Những sản phẩm của truyền thông thường thấy là: báo chí, quảng cáo như tờ rơi, poster, truyền hình, phim điện ảnh, phim hoạt hình…
 
Có 4 nhóm lĩnh vực chính của ngành truyền thông:
 
Nhóm 1: Báo Chí (Journalism)
 
Công việc nhóm này là nhà báo, phóng viên chuyên tìm kiếm, xác minh, đánh giá, biên tập, sản xuất nội dung báo đài…
 
Nhóm 2: Truyền thông thực hành (Communication practice)
 
Công việc của ngành này là làm các việc liên quan đến quan hệ công chúng – PR – Public relationship là giúp cho các công ty, tổ chức trong việc thay đổi thói quen người tiêu dùng, truyền thông về sản phẩm, dịch vụ… hoặc là giúp cho 2 bên: báo chí và công ty hiểu nhau thông qua các kế hoạch truyền thông của công ty.
 
Nhóm 3: Truyền thông đa phương tiện (Media)
 
Đây là nhóm ngành sử dụng các công cụ máy ảnh, máy quay phim, máy tính… để tạo nên các sản phẩm truyền thông. Cụ thể công việc là thiết kế thiết kế hình ảnh, xử lý âm thanh, sản xuất nội dung truyền hình, quay phim, dựng phim, kỹ xảo điện ảnh, hậu kỳ … 
 
Nhóm 4: Nghiên cứu (Communications Studies)
 
Dự trên kiến thức truyền thông đã học, nghiên cứu truyền thông của công ty để đưa ra chiến lược sao cho tối ưu, tiết kiệm hiệu quả nhất cho công ty. Thường làm các công việc tư vấn cho các agency về quảng cáo, thương hiệu.
 
 
 
Mặt trái của truyền thông:
Như những ví dụ lúc đầu mình nói, truyền thông ảnh hưởng tới nhiều người, cả theo hướng tích cực lẫn tiêu cực. Có khi là cứu với  cuộc đời ai đó, nhưng có khi là đẩy ai đó xuống vực sâu.
 
Và hướng nào chính là do người làm truyền thông quyết định. 
 
Vậy nên, người truyền thông giống như đang nắm trong tay 1 con dao, có thể gọt trái cây để mời mọi người ăn, mà cũng có thể làm hại ai đó.
 
Tất nhiên, trong thực tế, truyền thông thường không làm hại ai quá nhiều hay làm lợi cho ai quá nhiều. Nhưng vì nó ảnh hưởng rộng đến rất nhiều người, nên dù có hại ít mà nhân lên 1000, 10.000 lần thì tổng cái hại mà mình gây ra cho xã hội là rất lớn. Vì vậy, nếu làm truyền thông, chúng ta cần tránh những điều sau ra:
 
 
a. Đưa quá nhiều tin tức tiêu cực.(không đọc)
“Em ơi, sao chị thấy gần đây toàn những tin xấu, tin không hay. Cuộc sống càng ngày càng phức tạp thế này, con chị lại sắp thi lên thành phố. Chị thấy lo lắng quá em ơi! Xã hội đầy những tiêu cực ngoài kia sao khiến lòng chị bất an quá”.
 
Đó là cảm nhận của 1 độc giả nữ chia sẽ trên báo Thanh niên. Bản thân mình thấy rằng: Tin tức tiêu cực là cần thiết ở 1 mức độ nào đó để giúp con người tăng độ cảnh giác, giúp cả xã hội lên tiếng chống lại cái xấu. Nhưng nếu nhiều người làm truyền thông cứ nhắm vào kiểu tin tức này mà đưa do nắm được tâm lý thích xem tin tức giật gân của người đọc, thì sẽ khiến cho tỷ lệ của tin tức tích cực và tiêu cực không còn đúng với thực tế nữa. Và kéo theo đó là niềm tin của con người vào xã hội này mất dần đi.
 
Ngoài các thể loại cướp, giết hiếp, thì còn 1 thể loại là ông A bà C ngoại tình, cậu con trai D bất hiếu, ông E ấu dâm…
Những kiểu tin tức nói chuyện xấu của người khác cũng rất được quan tâm. Hậu quả của kiểu tin tức này thường làm người đọc sinh ra tâm lý khinh bỉ, xem thường, chế nhạo người làm những chuyện đồi bại kia. Mà nhân quả là chế nhạo, khinh thường ai điều gì thì rồi mình sẽ phạm đúng điều đó. Nên việc đưa quá nhiều những loại tin tức này sẽ khiến cho càng nhiều người đồi bại hơn về sau. Và thế là vòng lặp tin xấu, đồi bại lại lặp lại, cứ quay vòng vòng làm cho xã hội càng ngày càng tệ đi. Chưa kể, người đưa tin xấu, nếu lúc viết bài mà có ý khinh thường thì cũng sẽ trở thành xấu như thế luôn.
 
Ngược lại với tin tiêu cực, thì những tin tức về người tốt việc tốt, điều thiện được lan tỏa sẽ là cảm hứng cho nhiều người làm điều thiện hơn, góp phần đưa cả xã hội đi lên, mọi người có niềm tin sống hơn, hạnh phúc hơn… Chương trình Việc tử tế của VTV là 1 chương trình như vậy và cần được nhân rộng hơn. Các bạn học truyền thông mà muốn lan tỏa điều thiện thì có thể đầu quân cho chương trình này hoặc những chương trình tương tự.
 
b. Quên mất giá trị ấn phẩm. (không đọc)
Có nhiều sản phẩm của truyền thông như phim quảng cáo, phim điện ảnh…chứa nhiều cảnh nóng, hở hang, khiêu gợi, nội dung cố tình gây tranh cãi, thuyết âm mưu nhằm câu view mà không truyền tải 1 ý nghĩa nhân văn nào cả.
 
Mặt trái của kiểu truyền thông này là làm giảm giá trị thương hiệu của sản phẩm cũng như giảm giá trị của chính những người tạo ra nó.
 
Chưa kể theo luật nhân quả, người tạo ra các cảnh nóng, khiêu gợi này về sau sẽ bị nặng dâm dục, mất nhân phẩm. Còn các nội dung nói xấu cố tình gây tranh cãi, thuyết âm mưu thì làm tâm người khác xáo trộn nên về sau chính người tạo ra nội dung sẽ bị mất ngủ, lo lắng vô cớ, thậm chí là trầm cảm.
 
Còn xét về mặt ý nghĩa, nếu chúng ta làm ra những sản phẩm kiểu câu view vô nghĩa thì chúng ta cũng chẳng thể thấy cuộc sống ý nghĩa được. Chúng ta cứ phải tìm vui tạm bợ cho qua ngày và dễ thấy chán nản công việc. 
 
Còn nếu làm ra được những sản phẩm truyền thông có giá trị nhân văn, lan tỏa điều tốt đẹp thì tự nhiên chúng ta sẽ thấy cuộc sống có ý nghĩa hơn nhiều. 
 
Nghiên cứu của giáo sư Teresa Amabile từ trường Harvard cho thấy “dù mức độ quan trọng của mục tiêu là gì – để nhằm chữa bệnh ung thư hay giúp đỡ đồng nghiệp – thì cảm giác mình đang làm điều có ý nghĩa, cảm giác mọi việc diễn ra theo chiều hướng tiến bộ khiến người ta thấy vui ở nơi làm việc.” Điều này nghĩa là ý nghĩa của công việc quyết định chất lượng cuộc sống mỗi người.
 
Chưa kể người tạo ra được những sản phẩm có giá trị cũng sẽ được đánh giá cao, rồi cả sản phẩm của doanh nghiệp cũng được đánh giá cao nữa. Mình thấy vẫn có nhiều quảng cáo có sức lan tỏa rộng, để lại ấn tượng trong lòng người xem mà chẳng cần phải hở, phải nóng gì cả. Các bạn cứ lên mạng tìm từ khóa: quảng cáo lay động trái tim, quảng cáo rung động lòng người … sẽ ra nhiều lắm.
 
Chính vì 2 điều tiêu cực vừa rồi mà mình ước mong rằng thật nhiều người tốt, có tâm, hiểu biết nhân quả sâu xa làm về truyền thông. Vì những người này sẽ góp phần lan tỏa điều thiện chứ không chỉ chăm chăm vào việc kiếm view để làm xã hội rối loạn và chính họ cũng rồi đau khổ về sau. Để hiểu biết nhân quả được sâu xa, mọi người nên đọc 2 tựa sách mình có để trong mô tả và comment ạ.
 
 
Cuối cùng, mình mong rằng chính mình và tất cả những ai làm trong ngành truyền thông, sẽ luôn cân nhắc kĩ lưỡng trong từng tác phẩm truyền thông của mình, để vừa đạt được hiệu quả công việc, vừa giúp đều thiện được lan xa, để sự an vui sẽ đến với nhiều người và chính chúng ta cũng sẽ nhận được sự an vui từ chính những tác phẩm của mình.
 
Cảm ơn mọi người đã xem video, đừng quên like và đăng ký kênh để điều thiện được lan xa ạ.
 
 

 

 
 
Sách nói Luận về nhân quả: http://bit.ly/luan_ve_nhan_qua  (Khuyến khích mua sách để ủng hộ chùa các Phật sự và dễ tra cứu hơn ạ
 
 
Video có sử dụng ảnh của bộ Tranh Nhân Quả do TT. Thích Chân Quang chủ biên.