Làm sao để bớt nhạy cảm | HatBuiNho

Bài giảng về lòng thương người: https://www.youtube.com/watch?v=dZh9atQTl

Một ngày nọ, Lâm thức dậy với 1 tâm trạng đầy phấn khởi, cảm giác như hôm nay mình sẽ làm được điều tuyệt vời gì đó. Lâm bước ra đường, gặp cô hàng xóm và Lâm cười tươi với cô ấy. Thế nhưng cô ấy không đáp lại gì cả, chỉ lạnh lùng bước đi. Khuôn mặt tươi tắn của Lâm bỗng dưng trở nên rầu rĩ. Lâm nghĩ buồn quá, cô ấy không thèm chào mình. 

 

Lâm tiếp tục đi đến công ty, gặp 1 người gặp 1 người đồng nghiệp rất thân,  Lâm lại mở miệng cười tươi với anh ấy. Thế nhưng anh ta dường bỏ lơ Lâm mà chỉ chăm chú nhìn vào điện thoại. Khuôn mặt tươi vui của Lâm lại 1 lần nữa trở nên rầu rĩ.

Bạn cố bỏ qua chuyện đó, vào văn phòng làm việc. Đang ngồi thì  Lâm chợt nhớ 1 người bạn lâu rồi không gặp, bạn nhắn tin hỏi thăm. Mesenger báo đã xem.  Lâm chờ tin trả lời, nhưng 10 phút trôi qua vẫn chưa thấy gì, bạn ráng đợi 30 phút. Vẫn không có gì,  Lâm nghĩ chắc người ta không thèm chơi với mình nữa nên không trả lời.  Lâm nghĩ trong đầu, dường như mình không có giá trị gì không cuộc đời này, không ai quan tâm đến mình.

 

Bạn có thấy hình ảnh của mình trong câu chuyện vừa rồi? Nếu có, bạn hãy tiếp tục theo dõi câu chuyện thứ hai.

 

Một ngày nọ, Mẫn cũng thức dậy với tâm trạng đầy phấn khỏi. Mẫn bước ra đường, cũng gặp cô hàng xóm, cũng tươi cười chào cô ấy. Và cô ấy cũng chẳng đáp lại gì, chỉ lạnh lùng bước đi. Mẫn suy nghĩ, chà, không biết hôm nay cô ấy gặp vấn đề gì mà có vẻ không vui nhỉ? Thôi để có dịp hỏi thăm sau.

Mẫn tiếp tục đến công ty, và cũng gặp anh chàng đồng nghiệp rất thân. Mẫn cũng tươi cười chào hỏi, và anh chàng đồng nghiệp cũng chẳng đáp lại gì mà chỉ chăm chú nhìn vào điện thoại. Mẫn nghĩ, chời, xem cái gì mà mê dữ chời, rồi tiếp tục vào văn phòng làm việc.

Đang ngồi làm việc, Mẫn cũng chợt nhớ đến 1 người bạn lâu rồi không gặp, cũng hỏi nhắn tin hỏi thăm, và cũng đợi 30 phút không thấy trả lời. Mẫn nghĩ, chắc đang bận gì, thôi tối rảnh mình gọi lại hỏi thử.

 

Qua 2 câu chuyện vừa rồi bạn thấy điều gì? Cuộc sống với bạn Lâm thật là khó khăn và đau khổ, còn đối với Mẫn, cuộc sống thật nhẹ nhàng và dễ dàng.

 

Nếu bạn thấy mình giống Lâm, nhất định bạn phải xem hết video này vì bạn là kiểu người được ngành tâm lý học liệt kê vào nhóm người nhạy cảm cao. 

 

Theo thống kê, có 20% dân số thế giới thuộc nhóm nhạy cảm cao, và theo nghiên cứu của tiến sĩ tâm lý học Elaine Aron thì 70% người hướng nội là thuộc nhóm nhạy cảm cao.

 

Điểm mạnh của người nhạy cảm là họ dễ cảm nhận được người khác, nhưng điểm yếu của họ lại là dễ bị tổn thương, đau khổ khi người khác chỉ cần thờ ơ, vô tình, hoặc 1 câu nói đùa không đúng chỗ.

 

Tất nhiên không phải người nhạy cảm nào cũng như vậy, có những người nhạy cảm, cảm nhận người khác rất nhanh, rất rõ, rất chính xác nhưng không hề bị đau khổ khi người khác thờ ơ, vô tình, thậm chí là chỉ trích, la mắng họ. 

 

Vậy nên chúng ta tạm chia thành 2 kiểu người nhạy cảm:

1 kiểu nhạy cảm tiêu cực là dễ bị tổn thương đau khổ.

2 kiểu nhạy cảm tích cực là cảm nhận người khác rất tốt nhưng khó hoặc bị tổn thương đau khổ. 

 

Vậy thì điều gì làm nên sự khác biệt giữa 1 người nhạy cảm tiêu cực và 1 người nhạy cảm tích cực?

 

Đó chính là mức độ mong muốn được trân trọng, yêu thích và quan tâm mỗi người. Người bình thường nào cũng có nhu cầu này và nó được thể hiện ở tầng 4 trong tháp nhu cầu Maslow. Tuy nhiên, người nào có nhu cầu này càng nhiều thì sẽ càng dễ bị tổn thương đau khổ, người nào có nhu cầu này càng ít thì sẽ càng khó bị tổn thương đau khổ. 

 

Như trong ví dụ 1 là Lâm lúc nào cũng lo nghĩ về việc người khác có quý mến mình không, mình có còn được người khác để ý quan tâm không.

Còn trong ví dụ 2, Mẫn thì không quan tâm tới chuyện người khác có quý mến, yêu thích mình hay không, điều Mẫn quan tâm là người khác đang như thế nào và tìm cách ứng xử phù hợp.

 

Vậy thì giải pháp ở đây là gì? Đó là nếu là người nhạy cảm, hãy vẫn cứ nhạy cảm, chẳng việc gì mà phải thay đổi điều đó cả, vì sự nhạy cảm mà sử dụng đúng cách thì nó là điểm mạnh chứ không phải điểm yếu.

Vấn đề ở đây chỉ là đừng dùng sự nhạy cảm để mong cầu sự yêu thích, quý trọng, quý mến từ người khác, mà hãy bắt chước Mẫn, dùng sự nhạy cảm để hiểu người khác và ứng xử sao cho phù hợp.

 

Thế thì làm sao để làm được điều đó?

 

  1. Bớt vui khi được khen, được quan tâm quý trọng.

Lý do chính khiến chúng ta mong muốn sự quan tâm yêu thích quý trọng của người khác là vì chúng ta thấy vui khi được như thế. 

 

Vậy nên ngay từ lúc được người khác khen, được quan tâm quý trọng, thì cũng phải biết rằng rồi cũng sẽ tới lúc mình bị chê, bị thờ ơ, khinh thường. Khi nghĩ như vậy thì chúng ta sẽ bớt vui hơn, từ đó sẽ bớt cái mong muốn được yêu thích quan tâm quý trọng kia đi. Tất nhiên ai quan tâm quý trọng thì mình cũng phải trân trọng, biết ơn họ, nhưng không vì thế mà vui, vì biết rằng điều đó cũng vô thường thay đổi.

 

Không những thế, chúng ta cũng cần biết rằng nghiện sự quan tâm, chú ý, quý trọng của người khác có thể gây ra trầm cảm. Một nghiên cứu đã chỉ ra rằng con người có thể bị trầm cảm sau 15 phút nổi tiếng. Đó là trường hợp của Robert O’Donnell, một nhân viên y tế, vào năm 1987, đã cứu Jessica McClure khi người này bị rơi xuống giếng. Anh thích thú với những lời khen ngợi và trở nên nghiện nó đến nỗi khi nó dừng lại, anh trở nên trầm cảm về mặt lâm sàng. Và gần tám năm sau sự kiện đó, anh đã tự tử bằng cách tự bắn mình .

 

Vậy nên, nếu bạn đang bị đau khổ vì quá nhạy cảm, hãy cẩn thận xem lại bạn có đang bị nghiện sự quan tâm quý trọng của người khác không, nếu có, hãy quyết tâm từ bỏ nó.

 

  1. Nhớ thân vô thường.

Mình được học rằng, hằng ngày ngồi thiền, nhớ thân vô thường, để từ cái nhớ thân vô thường đó hiểu ra mọi thứ thuộc về mình đều vô thường. Vì cả cái thân của mình, mình còn không kiểm soát được chuyện tai nạn, bệnh tật, chết mục rữa tan thành tro bụi thì sự yêu thích, quý trọng của người khác lại càng mong manh hơn nữa.

 

Chính nhờ hiểu được như vậy, chúng ta sẽ giảm bớt được cái mong muốn sự yêu thích, quý trọng của người khác, từ đó sự nhạy cảm tiêu cực cũng giảm theo.

 

  1. Tăng sự nhạy cảm tích cực.

Hãy tưởng tượng bộ não chúng ta như 1 cái ly nước, nó chứa sự nhạy cảm cả tích cực và tiêu cực. Nếu muốn giảm sự nhạy cảm tiêu cực, ngoài cách lấy bớt nhạy cảm tiêu cực ra, chúng còn 1 cách khác đó là đổ vào sự nhạy cảm tích cực để sự nhạy cảm tiêu cực tràn ra ngoài bớt.

 

Vậy thì làm cách nào để tăng sự nhạy cảm tích cực?

Một người nhạy cảm tích cực sẽ thấy được nhu cầu, vấn đề của người xung quanh rất nhanh và có mong muốn đáp ứng nhu cầu và xử lý giúp vấn đề của người xung quanh mà không mong nhận lại sự yêu thích, quý trọng nào. 

 

Vì vậy, khi chúng ta cảm nhận sự thờ ơ, không quý trọng của người khác, chúng ta hãy chuyển sang tìm hiểu xem người ta có đang gặp vấn đề gì không để giúp họ nếu cần. Cốt lõi ở đây vẫn là sự quan tâm, thương quý của mình với người xung quanh. Mình có lòng thương người càng nhiều thì mình sẽ càng ít mong muốn người khác phải chú ý, quý trọng mình. Và khi đó thì mọi chuyện sẽ nhẹ nhàng, dễ dàng, an vui. Để rèn luyện được lòng thương người, mọi người có thể nghe thêm bài giảng trong mô tả hoặc comment.

 

Cuối cùng, mình chúc mọi người và chính mình đều sẽ là những người nhạy cảm tích cực để an vui trong cuộc sống hơn. Nếu bạn thấy bạn video hữu ích, đừng quên like, share, đăng ký kênh nhé. Cảm ơn mọi người, hẹn gặp mọi người trong video tiếp theo.