Cách giảm stress trong cuộc sống | Phần1a

Khí công nguyên pháp: http://bit.ly/Khi-Cong-Nguyen-Phap
Địa chỉ học thiền miễn phí ạ: http://bit.ly/Chung_Thanh_Nien
Triết lý về sự trung dung ạ: http://bit.ly/Triet_Ly_Trung_Dung
Link đăng ký miễn phí kênh Hạt Bụi Nhỏ: https://goo.gl/TAMb4N
Có những người dù công việc không nhiều, áp lực không cao những vẫn bị stress. Và 1 trong những nguyên nhân gây ra stress với những người này là bệnh suy nghĩ nhiều. Tức là những vấn đề bình thường, không quan trọng nhưng suy nghĩ miên man về nó hoài. Vì vậy, trong video lần này, mình sẽ chia sẽ về cách để giảm stress trong cuộc sống khi nguyên nhân là suy nghĩ quá nhiều.
Đầu tiên là 1 số dấu hiệu bị suy nghĩ quá nhiều:
1. Trầm trọng hóa vấn đề kiểu như nghĩ rằng bất kỳ cơn đau nào của cơ thể cũng có thể là nguồn gốc của một căn bệnh nan y hết thuốc chữa nào đó.
2. Khó ngủ vì đầu óc lúc nào cũng chứa đầy những than vãn âm thầm cho số phận bản thân trước lúc đi ngủ.
3.Thường xuyên lo sợ về tương lai, lo sợ những điều xấu sẽ xảy ra trong tương lai dù khả năng xảy ra rất ít.
4.Thường xuyên tiếc nuối quá khứ. Suy nghĩ rằng “Giá như tôi …”, hoặc “Làm sao tôi đã có thể trở nên ngu ngốc như vậy?” mà chẳng có hành động gì trong hiện tại để khắc phục.
5.Thường xuyên đau đầu. Dù không bị áp lực công việc, không có việc gì quan trọng phải giải quyết nhưng vẫn suy nghĩ nhiều tới mức đau đầu.
 Nguyên nhân và cách chữa trị.
1.Khí lực dồn lên não.
Thầy mình dạy rằng khi khí lực chạy lên não nhiều thì tự nhiên đầu óc cũng suy nghĩ nhiều dù chẳng có việc gì quá quan trọng.
Nếu chúng ta thường xuyên làm việc bằng đầu óc trên máy tính, sau đó khi nghỉ ngơi thì cũng dùng điện thoại để lướt web thì khả năng cao của bệnh suy nghĩ nhiều là do khí lực bị chạy lên não.
Những ai làm việc chân tay nhiều thì khi nghĩ ngơi chúng ta có thể dùng điện thoại, máy tính để lướt web, facebook cũng được. Nhưng những ai làm việc đầu óc nhiều mà khi nghỉ ngơi mà vẫn dùng điện thoại, laptop thì đầu óc vẫn cứ phải hoạt động nhiều, khí lực vẫn tập trung trên não. Vì vậy, người làm việc đầu óc nhiều thì nghĩ ngơi phải chơi thể thao hoặc hoạt động gì đó bằng tay chân, như vậy thì khí lực chạy xuống lại và giúp trí não được thư giãn.
Theo mình biết thì các môn thể thao dùng chân nhiều và Khí công nguyên pháp ở Thiền Tôn Phật Quang BRVT là 1 trong những cách giúp lực trên não lắng xuống tốt nhất. Các bạn sẽ thấy điều này rõ nhất bằng cách tập khoảng 30-60 cái mỗi khi cảm thấy mình đang suy nghĩ nhiều hoặc bị căng thẳng đầu óc.
Bên cạnh đó thiền định gốc mà Đức Phật dạy cách đây 2500 năm cũng là 1 trong những cách giúp giảm khí lực trên não, từ đó giảm bớt suy nghĩ. Các bạn có thể học thiền miễn phí ở link trong mô tả hoặc comment ạ.
2.Thói quen suy luận 1 chiều.
Thói quen suy nghĩ 1 chiều, tức là chỉ nhìn vấn đề theo 1 hướng, thường là hướng tiêu cực cũng dễ dẫn đến bệnh suy nghĩ nhiều.
Chúng ta thường suy luận mọi thứ theo kinh nghiệm sống của chính chúng ta hay gọi là suy luận chủ quan. Trong thời đại ngày nay, kinh nghiệm sống chủ yếu của chúng ta được rút ra từ internet, báo chí. Xui cho chúng ta là báo chí lại thường viết về những điều tiêu cực, giật gân như lừa đảo, cướp, giết, hiếp vì kiểu tin tức này rất thu hút người xem. Trong khi những nội dung tử tế, người tốt việc tốt thì ít nhưng lại còn ít được đưa tin. Kết quả là trong đầu chúng ta chứa đầy những suy nghĩ tiêu cực và nhìn mọi thứ theo hướng tiêu cực, kể cả những chuyện hết sức bình thường.
Vd1: Khi bị đuổi việc, thất nghiệp, mặc tiêu cực của nó là mất việc, không có tiền xài. Nếu suy nghĩ theo 1 chiều thì sẽ nghĩ rằng: mình thật kém dỡ, vô dụng, bất tài…rồi chìm luôn trong mớ suy nghĩ tiêu cực đó. Nhưng nếu suy nghĩ theo chiều ngược lại, thì bị đuổi việc lại chính là cơ hội để thấy những khuyết điểm của mình để thay đổi, rèn luyện thêm hoặc đơn giản là cơ hội cho 1 công việc mới. Khi nghĩ theo chiều ngược lại như vậy thì tự nhiên chúng ta sẽ bớt suy nghĩ về chuyện thất nghiệp liền.
Vd: Đọc báo thấy người hay nói xấu sau lưng là kẻ tiểu nhân muốn gây chuyện thị phi ly gián, đó là người xấu, phải cẩn thận. Thế là khi mình thấy 1 người nói khuyết điểm của người khác, mình liền nghĩ 1 chiều là người này là tiểu nhân và lo lắng, dè chừng, suy nghĩ nhiều cách đề phòng với người này.
Nhưng nếu suy nghĩ theo chiều ngược lại, chúng ta sẽ thấy có thể người này chỉ là đang cố tìm cách để giúp người kia tốt hơn bằng cách bàn bạc với người khác cách để giúp người kia tốt lên. Mặc dù khả năng này ít nhưng không phải không có. Khi nghĩ theo chiều ngược lại như thế thì mình sẽ không suy nghĩ nhiều về người đó nữa.
Qua 2 ví dụ vừa rồi, chúng ta thấy rằng việc suy nghĩ theo 1 chiều, đặc biệt là chiều hướng tiêu cực sẽ làm cho các suy nghĩ phát sinh thêm chồng chất lên nhau, kết quả là rơi vào bệnh suy nghĩ nhiều.
Vì vậy, chúng ta phải loại bỏ thói quen suy luận theo 1 chiều. Hãy tập nhìn mọi vấn đề dưới cả 2 góc độ: tích cực và tiêu cực. Khi nhìn 1 vấn đề dưới 2 góc độ này thì tự nhiên các suy nghĩ  tích cực và tiêu cực sẽ trung hòa với nhau và tự nhiên bớt suy nghĩ lại. Và đó cũng là cách giúp chúng ta giữ được bình tĩnh, không tự cao khi đạt được thành tựu nào đó. Cụ thể là khi đạt được thành tựu nào đó, hãy nghĩ tới mặc tích cực lẫn tiêu cực của thành tựu của mình.
Vd: Khi mình làm gì đó mà được rất nhiều người khen, mặc tích cực là được khen, mình có thành tựu. Nhưng mặc tiêu cực của là việc được khen sẽ dễ làm chúng ta tự mãn, tự cao sau đó mắc sai lầm rồi thất bại. Nghĩ được như vậy thì sẽ không quá vui mà sẽ bình tĩnh hơn khi được khen, những người thành công lâu bền đều là những người bình tĩnh, khiêm hạ khi được khen.
Ngoài ra, còn có 1 cách sống giúp giảm bớt suy nghĩ nhiều nữa đó là sống theo triết lý về sự trung dung. Tuy nhiên ad không đủ khả năng chia sẽ nên mời các bạn dành thêm 90 phút để nghe  ở link trong mô tả hoặc comment ạ.
Video lần này mình xin dừng tại đây, các bạn hãy đón xem phần 2 về các nguyên nhân khác của bệnh suy nghĩ nhiều – overthinking nữa nhé.
Chúc các bạn đều sớm hết bệnh suy nghĩ nhiều để có thể giảm bớt stress. Đừng quên đăng ký, like, share nếu bạn thấy hữu ích nhé. Cảm ơn các bạn.
Khí công nguyên pháp: http://bit.ly/Khi-Cong-Nguyen-Phap
Địa chỉ học thiền miễn phí ạ: http://bit.ly/Chung_Thanh_Nien
Triết lý về sự trung dung ạ: http://bit.ly/Triet_Ly_Trung_Dung